Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước

Sứa biển là một loài sinh vật biển đã đặt dấu mốc xuất hiện từ rất sớm khoảng hơn 600 triệu năm về trước, trước khi loài khủng long hiện diện trên bề mặt của trái đất.

Sứa biển là con gì?

Sứa hay còn gọi là sưa sứa, thuộc loài động vật thân mềm nằm trong ngành Thích ty bào, thuộc lớp Scyphozoa, là một động vật không xương với thân hình trong suốt sống ở môi trường nước. Sự di chuyển của nó đi ngược về sau nhờ sự co bóp dù và đẩy nước qua lỗ miệng và chúng hấp thụ oxy từ nước qua màng để thở.

Là thành viên của bộ ba sinh vật như hải quỳ, roi biển và san hô thuộc phân ngành Cnidaria. Giống như tất cả các thành viên trong ngành, các bộ phận cơ thể của sứa tỏa ra từ một trục trung tâm hay còn gọi “Đối xứng xuyên tâm” cho phép sứa phát hiện và phản ứng với thức ăn hoặc nguy hiểm từ bất kỳ hướng nào.

Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước

Sứa có khả năng chích bằng xúc tu. Mặc dù mức độ nghiêm trọng của vết đốt khác nhau, nhưng ở người, hầu hết các vết đốt của sứa chỉ gây khó chịu nhẹ.

Cấu tạo của sứa

Sứa là một loài động vật không xương sống với một ngoại hình trong suốt hình vòm kết hợp với các xúc tu của sứa có thể dài lên tới 60m và trong mỗi xúc tu chứa hàng ngàn sợi lông dạng xoắn giống như những chiếc gai có chứa nọc độc.

Cơ thể của loài sứa một số có màu trong, nhưng những loài khác có màu sắc rực rỡ như hồng, vàng, xanh lam và tím, đôi khi còn tiết ra ánh sáng phát quang trông rất sặc sỡ.

Bên trong cơ thể của sứa chiếm tới 95% là nước và 5% còn lại là protein cấu trúc, tế bào thần kinh và cơ. Vì vậy nhiều người còn gọi sứa là loài thạch thật.

Kích thước của loài sứa có thể thay đổi, tuỳ vào mỗi con có con chỉ lớn hơn ngón tay cái nhưng có con lại dài lên tới 3 mét.

Một loài sinh vật khá đơn giản bởi vì bên trong cơ thể của chúng không có não, máu và cả trái tim. Chúng được cấu thành ba lớp: lớp bên ngoài được gọi là lớp biểu bì, lớp giữa là một chất giày như mực có độ đàn hồi, giống như thạch và trong suốt được gọi là mesoglea, lớp bên trong cùng là lớp ruột.

Một hệ thống thần kinh cơ bản, hay mạng lưới thần kinh, cho phép sứa ngửi, phát hiện ánh sáng và phản ứng với các kích thích khác. Khoang tiêu hóa đơn giản của sứa hoạt động như cả dạ dày và ruột của nó, với một lỗ mở cho cả miệng và hậu môn.

Sứa biển sống ở đâu?

Là một loài vật sống rất đa dạng và thích nghi được nhiều dạng môi trường biển và phân bố hầu khắp trên lục địa biển của trái đất từ các lục địa biển sâu hoặc nông cạn trên mặt nước đều có thể tìm thấy chúng hay trong khi đó hầu hết các loài sứa đều thích hợp với vùng nước ấm thì một số loài sứa xuất hiện các cùng có nhiệt độ cận Bắc cực.

Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước

Vì vậy không thể định nghĩa được chúng phân bố cụ thể ở vùng biển của nước nào hoặc đại dương nào trên trái đất mà chúng phân bố rộng khắp vùng biển của trái đất.

Sứa biển ăn gì?

Sứa là một loài vật ăn thịt, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật giáp xác như: tôm, tôm hùm hay cua hoặc các phiêu sinh vật. Nguồn thức ăn bổ dưỡng của chúng là trứng cá, các con các nhỏ hoặc thậm chí là những con sứa khác. Nhờ hệ cấu tạo vòm miệng nằm giữa cơ thể cho nên chubgs có thể ngấu nghiến thức ăn nhanh chóng.

Sứa có lợi hay có hại?

Thực chất loài sứa này vừa có lời vừa có hại

Xét về khía cạnh có hại thì bên cạnh những loài sứa có lợi thì nhiều loài sứa có chứa rất nhiều nọc độc nếu không may bị nó chích thì khá nguy hiểm nếu không sơ cứu kịp thời. Nọc độc của chúng có thể gây lên những biểu hiện sau:

  • Khi bị sứa cắn biểu hiện đầu là xuất hiện các lằn đỏ, nâu hoặc tím trên da. Kế tiếp sẽ có cảm giám ngứa, bỏng rát thậm chí là đau nhức và châm chích. Để lâu da sẽ sưng vù và cảm giác đau theo nhịp đập và lan toả khắp vùng bị sứa cắn.
  • Nếu bị nặng chưa kịp sơ cứu có thể dẫn đến các tình trạng như: đau bụng, buồn nôn và chóng mặt, nhức đầu kèm theo đó là những biểu hiện của chuột hoặc đau cơ, nếu để lâu thì dẫn tới tình trạng khó thở thậm chí là rối loạn tim mạch và dẫn tới tử vong.

Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước

Bên cạnh những mặt có hại thì sứa được biết đến là một nguyên liệu rất ngon và bổ dưỡng trong nấu ăn và rất tốt cho sức khoẻ nhờ công dụng nó mang lại vì bên trong sứa chưa nhiều protein và các khoáng chất như: B, Ca, và Fe ngoài ra còn có các sinh tố như B1,B2,Na rất tốt cho sức khoẻ.

Nhờ vậy mà sứa có thể chữa được nhiều bệnh như là

  • Giảm huyết áp
  • Ngăn ngừa bệnh hen suyễn
  • Duy trì sức khoẻ cho làn da
  • Giảm cân hiệu quả
  • Cải thiện trí nhớ

Qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ hơn về loài sứa biển rồi phải không nào. Nếu có bất kì thắc mắc nào về các loài động vật khác, vui lòng liên hệ với IAS Links qua địa chỉ hòm thư

Sứa bơi lội trong nước nhờ

A. Tua miệng phát triển và cử động linh hoạt

B. Dù có khả năng co bóp

C. Cơ thể có tỉ trọng xấp xỉ nước

D. Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn

Lời giải

Sứa bơi lội trong nước nhờ dù có khả năng co bóp

Khi di chuyển, sứa co bóp dù → đẩy nước ra qua lỗ miệng → tiến về phía trước và ngược lại.

Đáp án B

Sứa (lớp Scyphozoa) hay sưa sứa (phương ngữ Nam bộ) là những sinh vật biển không xương sống độc nhất của ngành Thích ty bào (Cnidaria). Chúng là những loài tên là Thúy. Lớp này có thể bao gồm nhóm hóa thạch tuyệt chủng Conulariida, có liên hệ không chắc chắn và đang được tranh luận rộng rãi.

Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước
SứaThời điểm hóa thạch: 505–0 triệu năm trước đây

TiềnЄ

Є

O

S

D

C

P

T

J

K

Pg

N

Đầu kỷ Cambri – Gần đây

Cephea cephea

Phân loại khoa họcGiới (regnum)AnimaliaNgành (phylum)CnidariaPhân ngành (subphylum)MedusozoaLớp (class)Scyphozoa
Götte, 1887Các bộ

  • Byroniida
  • Conulariida
  • Coronatae
  • Semaeostomeae

Vì sao sứa có khả năng di chuyển trong nước

Sứa bị mắc cạn trên một bãi triều Cambri tại Đồi Blackberry, Wisconsin.

Tên lớp Scyphozoa xuất phát từ tiếng Hy Lạp skyphos (ς), chỉ về một loại cốc uống và ám chỉ hình dạng cốc của loài sứa.

Chúng đã tồn tại từ đầu kỷ Cambri cho đến bây giờ. Sứa và thủy tức có cấu tạo chung giống nhau, nhưng sứa thích nghi với đời sống di chuyển ở biển. Khi di chuyển, sứa co bóp dù, đẩy nước qua lỗ miệng và tiến về phía ngược lại. Tua miệng một số loài sứa gây ngứa, có khi gây bỏng da. Sứa là một loài không có não, tim và xương.

Mặc dù Scyphozoa trước đây được coi là bao gồm các động vật bây giờ được gọi là các lớp Cubozoa và Staurozoa, bây giờ chúng chỉ bao gồm ba bộ còn sinh tồn (hai trong số đó là trong Discomedusae, một phân lớp của Scyphozoa). Hiện tại có khoảng 200 loài còn tồn tại đã được công nhận, nhưng sự đa dạng thực sự có khả năng là ít nhất 400 loài.

Lớp Scyphozoa

  • Phân lớp Coronamedusae
  • Bộ Coronatae
  • Họ Atollidae
  • Họ Atorellidae
  • Họ Linuchidae
  • Họ Nausithoidae
  • Họ Paraphyllinidae
  • Họ Periphyllidae
  • Phân lớp Discomedusae
  • Bộ Rhizostomeae
  • Phân bộ Daktyliophorae
  • Họ Catostylidae
  • Họ Lobonematidae
  • Họ Lychnorhizidae
  • Họ Rhizostomatidae
  • Họ Stomolophidae
  • Phân bộ Kolpophorae
  • Họ Cassiopeidae
  • Họ Cepheidae
  • Họ Mastigiidae
  • Họ Thysanostomatidae
  • Họ Versurigidae
  • Bộ Semaeostomeae
  • Họ Cyaneidae
  • Họ Drymonematidae
  • Họ Pelagiidae
  • Họ Phacellophoridae
  • Họ Ulmaridae

Một số loại sứa có thể được sử dụng làm các món ăn. Thông thường phần thân sứa được sơ chế bằng cách cắt, ngâm trong bể nước muối[1] để giữ nước. Khi chế biến sứa được ngâm nước lạnh vài giờ cho nhạt bớt, và có thể sử dụng các món như bún sứa[2], nộm sứa. Tại Hà Nội, Việt Nam có những cửa hàng bán món sứa xắt miếng ăn với đậu phụ chiên vàng, dừa nạo, rau sống và chấm mắm tôm vắt chanh ớt.

  1. ^ Bồng bềnh nghề sứa Cô Tô
  2. ^ Bún sứa Phan Rang

  • Sinh học 7, tái bản lần thứ 7, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • Sứa tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • Explore Jellyfish – Smithsonian Ocean Portal Lưu trữ 2012-04-19 tại Wayback Machine
  • Jellyfish and Other Gelatinous Zooplankton Lưu trữ 2010-08-13 tại Wayback Machine
  • Jellyfish Facts – Information on Jellyfish and Jellyfish Safety
  • Cotylorhiza tuberculata Lưu trữ 2010-09-04 tại Wayback Machine
  • "There's no such thing as a jellyfish" from The MBARI YouTube channel

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Sứa&oldid=68271277”