Vì sao phạt thanh toán trước hạn

Do vậy, ngoài việc thu phí trả nợ trước hạn, các tổ chức tài chính còn nhiều khoản phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn.

Cần tiền để giải quyết công việc, chị Thanh Hường (quận Phú Nhuận, TP HCM) vay tại một tổ chức tài chính 30 triệu đồng. Do muốn được duyệt khoản vay sớm chị ký ngay hợp đồng mà không đọc kỹ quy định trong đó có các điều khoản phạt.

Với số tiền vay khoản trả góp cả gốc lẫn lãi mà chị phải trả mỗi tháng khoảng 1,7 triệu đồng. Tuy nhiên, sau 3 tháng, khi có đủ số tiền đã vay chị muốn tất toán, lúc đó chị mới biết mức phạt trả trước hạn lên đến 5% dư nợ. Tính ra, chị phải trả tổng cộng gần 34 triệu đồng cả gốc, lãi lẫn phí phạt.

Anh Đỗ Thành Hưng (quận Tân Bình, TP HCM) có nhu cầu vay 200 triệu đồng để mua ôtô. Qua tìm hiểu tại các công ty tài chính và ngân hàng thương mại anh được biết nếu vay theo thông thường (giải ngân một lần) và thế chấp bằng chính chiếc xe của mình, anh được áp dụng mức lãi suất 7,9% trong thời hạn 2 năm. Song, điều làm anh lấn cấn là trường hợp trả nợ trước hạn sẽ bị phạt lên tới 4%. Do phí phạt hơi cao, nên Hưng không dám quyết định vay luôn mà còn dành thời gian để cân nhắc.

Người tiêu dùng trước khi ký hợp đồng, cần phải nghiên cứu kỹ hợp đồng và đặc biệt lưu ý tới các điều khoản về mức phí tất toán trước hạn.

Hiện phần lớn các tổ chức tài chính đều thu phí trả nợ trước hạn, tuy nhiên, mỗi tổ chức có một cách tính khác nhau. Ngoài thu phí thanh lý hợp đồng trước hạn, các tổ chức tài chính còn áp dụng rất nhiều khoản phạt khác như trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, thu hồi các khoản lãi suất ưu đãi do trả nợ trước hạn… Song, khoản phí trả nợ trước hạn là điều đang khiến nhiều khách hàng bức xúc nhất.

Thực tế, trong quá trình vay tiêu dùng, khách hàng hoàn toàn có thể trả trước hạn để tất toán khoản vay không thế chấp của mình vào bất cứ lúc nào trong thời gian có hiệu lực hợp đồng. Số tiền khách hàng phải tất toán phụ thuộc vào số tiền gốc còn lại mà khách hàng chưa thanh toán.

Theo phân tích của giới chuyên gia, vấn đề thu phí trả nợ trước hạn là biện pháp cần thiết và phù hợp với thực tế kinh tế thị trường. Bởi lẽ, khi các tổ chức tín dụng nói chung và các công ty tài chính nói riêng thực hiện hợp đồng vay vốn, buộc họ phải cân đối nguồn vốn huy động của mình cả về lãi suất và kỳ hạn để đáp ứng yêu cầu của khoản vay.

Ngay trong thời hạn cho vay theo hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng, các tổ chức tín dụng vẫn phải trả lãi, chi phí cho các nguồn vốn mà họ đã huy động. Để bù đắp những khoản chi phí phát sinh, những rủi ro về lãi suất, cũng như cân đối nguồn vốn, các tổ chức tín dụng buộc phải thu phí khi khách hàng tất toán trước hạn.

Thông thường, khoản phạt được các ngân hàng áp dụng ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn, tuy nhiên cũng có một số ngân hàng áp dụng theo công thức khác khiến cho số tiền mà khách hàng phải nộp phạt khá lớn.

Do đó, để tránh những rắc rối có thể xảy, các chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng trước khi ký hợp đồng cần phải nghiên cứu các điều khoản trong đó đặc biệt lưu ý tới mức phí tất toán trước hạn, phí nợ quá hạn và phí thanh toán trễ.

Khách hàng nên cân nhắc có nên tất toán trước hạn hay lựa chọn giữa hai phương án là giữ lại hợp đồng vay, không tất toán nhằm tận dụng số tiền đó để chi tiêu cho mục đích khác của bản thân hoặc tất toán (tức trả hết một lần) khoản vay tín chấp của mình nhằm tiết kiệm số tiền lãi phát sinh trong những tháng sau của hợp đồng.

Cùng đó, các tổ chức tài chính cũng cần có trách nhiệm nâng cao kiến thức cho khách hàng, minh bạch hóa các điều khoản và hỗ trợ kiến thức về vay tài chính thông qua kênh nhân viên tư vấn tín dụng, chăm sóc khách hàng, website cung cấp kiến thức cơ bản và những câu hỏi thường gặp khi vay tiêu dùng.

Theo chuyên gia ngân hàng, có 6 vấn đề mấu chốt trong hợp đồng mà người vay cần đặc biệt lưu ý gồm số tiền vay - cách thức giải ngân, mức tiền trả góp hàng tháng, lãi suất tiền vay, phương thức tính toán thu lãi tiền vay, phí phạt chậm trả, phí phải trả khi tất toán hợp đồng vay trước thời hạn.

Thanh Thư

Khi vay vốn, khách hàng cần nắm rõ mức phí phạt trả nợ trước hạn tại các ngân hàng hiện nay là bao nhiêu? Việc nắm rõ những thông tin về phí phạt trả nợ trước hạn sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quản lý tài chính.

Phí phạt trả nợ trước hạn là một trong những khoản phí được ngân hàng nêu rõ trong hợp đồng ký kết với khách hàng. Với những người thường xuyên đi vay vốn thì khoản phí này có lẽ không còn quá xa lạ. Ở Việt Nam, mỗi ngân hàng sẽ có quy định khác nhau về phí trả nợ trước hạn. Do đó, khi vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào bạn cũng nên chú ý đến các loại phí phát để nắm bắt được nghĩa vụ mình cần phải thực hiện.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật những thông tin mới nhất về phí phạt trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng.

Phí phạt trả nợ trước hạn là gì?

Khi vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào, trong hợp đồng tín dụng sẽ có điều khoản về phí phạt trước hạn. Đây là khoản tiền phạt mà ngân hàng áp dụng với người đi vay khi muốn tất toán khoản vay gốc tại thời điểm sớm hơn so với thời hạn cam kết trong hợp đồng với ngân hàng. 

Phí phạt trả nợ trước hạn là gì?

Tùy vào thời gian tất toán và hình thức vay mà phí phạt trả nợ trước hạn sẽ được ngân hàng tính toán khác nhau. Số tiền phạt sẽ được tính dựa trên tổng số tiền mà khách hàng còn dư nợ. Do đó, khách hàng cần nắm rõ số tiền mà mình phải bỏ thêm ra khi thanh toán trước hạn vì đã không thực hiện theo đúng cam kết.

Theo điều số 478 Luật dân sự năm 2005 có quy định:

“Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, nếu không có thỏa thuận khác.

Bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên đi vay đồng ý.”

Vì sao trả nợ trước hạn lại bị phạt?

Đây là một trong những thắc mắc được rất nhiều khách hàng đặt ra. Việc thu phí trả nợ trước hạn là một điều vô cùng cần thiết và phù hợp với thực tế thị trường hiện nay. Cũng bởi, các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi thực hiện hợp đồng vay vốn, họ buộc phải cân đối nguồn huy động vốn về lãi suất, kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong khoảng thời gian ngân hàng cho khách hàng vay vốn, họ vẫn phải trả lãi, chi phí cho các nguồn huy động vốn. Do đó, vấn đề thu phí trả nợ trước hạn chính là để bù đắp lại khoản phí phát sinh, rủi ro về lãi suất nhằm cân đối nguồn vốn của mình.

Từ những lý do trên, các ngân hàng buộc phải thu phí khi khách hàng tất toán trước thời hạn được ghi trong hợp đồng. Ngoài phí trả nợ trước hạn, ngân hàng còn áp dụng một số loại phí phạt khác nữa như trả nợ quá hạn, lãi chậm trả, thu hồi khoản lãi suất ưu đãi trả nợ trước hạn…

Cách tính phí phạt nợ trước hạn

Tại thị trường Việt Nam có tất cả hơn 50 ngân hàng hoạt động ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi ngân hàng lại đưa ra những quy định riêng về điều khoản cũng như mức phí phạt nợ trước hạn. Tuy nhiên, thông thường các khoản phạt nợ trước hạn của các ngân hàng sẽ dao động ở mức 1-5% trên tổng số tiền trả nợ trước hạn.

Song, một số ngân hàng lại đưa ra những công thức tính phí phạt nợ trước hạn khác nên không ít khách hàng đang phải chịu phí phạt cao.  Để tính được phí phạt nợ trước hạn, các bạn có thể áp dụng theo công thức sau:

Phí trả nợ trước hạn = Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn x Số tiền trả trước.

Trong đó:

  • Tỷ lệ phí trả nợ trước hạn: Chính là % khách hàng bị phạt khi trả nợ trước hạn, % này được ghi trong hợp đồng trước đó.
  • Số tiền trả trước: Là số tiền khách hàng còn vay và giờ trả hết (số tiền còn nợ).

Ví dụ: Khách hàng vay ngân hàng TechcomBank 100 triệu đồng, thời gian vay 5 năm. Phí phạt trả nợ trước hạn 3%. Khách hàng trả trước hạn 20 triệu đồng. Như vậy, số tiền phí phạt trả nợ trước hạn sẽ được tính như sau: 3%x20 triệu= 600.000 VND.

Cập nhật phí trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng

Tùy vào mỗi ngân hàng mà mức phí phạt trả nợ trước hạn sẽ khác nhau. Dưới đây là phí trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng tiêu biểu mà bạn có thể tham khảo. Việc nắm rõ mức phí phạt trả nợ trước hạn sẽ giúp bạn chủ động hơn khi tất toán khoản vay.

Ngân hàng VPBank

Tương ứng với từng trường hợp cụ thể mà mức phí phạt trả nợ trước hạn được ngân hàng VPBank áp dụng khác nhau:

  • 1 năm trở lại: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ trên 1 năm đến 2 năm: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ trên 2 năm đến 3 năm: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ trên 3 năm đến 4 năm: 0,5 % x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ 4 năm trở đi hoặc thời gian vay thực tế đạt 70% thời gian vay theo hợp đồng tín dụng: Miễn phí, số tiền phí cho mỗi lần tối thiểu 500.000 đồng.

Ngân hàng Vietcombank

VietcomBank triển khai khá nhiều chương trình cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Với gói vay mua đất, mua nhà lãi suất chỉ từ 7,5%/năm, lãi suất sau ưu đãi là 10,5%/năm. Ngoài ra, phí trả nợ trước hạn cũng khá thấp so với thị trường. Cụ thể:

Ngân hàng Vietcombank
  • Năm đầu tiên: 1,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Năm thứ 2-3 3: 1% x số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Năm thứ 4-5: 0,5% x số tiền nợ gốc trả trước hạn.
  • Từ năm thứ 6 khách hàng sẽ được miễn phí khi trả nợ trước hạn. 

Ngân hàng Agribank

Tính đến thời điểm hiện tại, AgriBank là ngân hàng duy nhất áp dụng mức phí phạt trả nợ tước hạn 0%/năm. Với những khoản vay theo chương trình ưu đãi về lãi suất thì khoản phí phạt trả nợ trước hạn sẽ được áp dụng ở mức 1-2%. Trước khi ký kết hợp đồng, khách hàng cần tìm hiểu kỹ các loại phí phạt.

Ví dụ: Khách hàng vay vốn ngân hàng 100 triệu, thời gian vay 12 tháng, phí trả nợ trước hạn 1%. Nếu đến kỳ thứ 3 bạn trả nợ trước hạn 30 triệu đồng thì phí sẽ được tính như sau: 30.000.000 x 1% = 300.000 đồng.

Ngân hàng Sacombank

Tính đến thời điểm hiện tại, ngân hàng SacomBank đang cho vay với lãi suất 10,5%/năm trong năm đầu. Từ năm thứ 2, lãi suất vay 11,5% và ngân hàng sẽ áp dụng mức phí trả nợ trước hạn bình quân 3% trên số tiền trả trước hạn.

Ngân hàng Techcombank

Phí trả nợ trước hạn của ngân hàng TechcomBank đối với khoản vay giải ngân trước ngày 23/06/2014 (trừ các khoản vay cho vay hỗ trợ kinh doanh – hạn mức tín dụng quay vòng, vay cầm cố sổ tiết kiệm) và các ngoải giải ngân từ 23/06/2014 (trừ các khoản vay hộ kinh doanh (vay món), vay cầm cầm cố sổ tiết kiệm) sẽ được áp dụng như sau:

  • Trong năm đầu 3% x số tiền trả trước hạn.
  • Từ năm thứ hai 3% x số tiền trả trước hạn.
  • Từ năm thứ ba 2% x số tiền trả trước hạn.

Các khoản vay hỗ trợ kinh doanh (vay món)

  • Năm đầu 3% x số tiền trả trước hạn.
  • Năm thứ hai 2% x số tiền trả trước hạn.
  • Từ năm thứ ba 1% x số tiền trả trước hạn.

Ngân hàng OCB

Những khách hàng đang có nhu cầu trả nợ trước hạn tại ngân hàng OCB có thể tham khảo mức phí sau đây:

  • Dưới 12 tháng: 3% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng: 2,5% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ 24 tháng đến dưới 36 tháng: 2% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Từ 36 tháng đến dưới 48 tháng: 1% x Số tiền trả nợ trước hạn.
  • Trên 48 tháng: Không tính phí phạt.

Trên đây là những thông tin về phí trả nợ trước hạn tại một số ngân hàng mới nhất 2022. Ngoài phí trả nợ trước hạn, khi vay vốn khách hàng cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng để đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.

Video liên quan

Chủ đề