Vì sao nói vụ đông thành vụ sản xuất chính

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải Bài Tập Địa Lí 9 – Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, các em sẽ có được những kiến thức phổ thông cơ bản, cần thiết về các môi trường địa lí, về hoạt động của con người trên Trái Đất và ở các châu lục:

    Từ năm 1995 đến năm 2002 tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng trong cơ cấu GDP của vùng có xu hướng tăng tư 26,6% lê 36,0%.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng:

   – Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hưng Yên…

   – Sản xuất hàng tiêu dùng: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Nam Định.

   – Sản xuất vật liệu xây dựng: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình.

   – Công nghệp cơ khí: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Vĩnh Phúc, Thái Bình,…

   – Đồng bằng sông Hồng luôn có năng xuất cao hơn năng xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Năm 2002 năng xuất lúa của vùng đồng bằng sông Hồng là 56,4 tạ/ha trong khi đó năng xuất lúa của Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước lần lượt là 46,2 tạ/ha và 45,9 tạ/ha.

   – Năng xuất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước ngày càng tăng, nhưng Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh hơn.

Việc đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông hồng đem lại lợi ích rất lớn về kinh tế:

   – Tăng thêm giá trị kinh tế, có đống góp đáng kể vào nền nông nghiệp của vùng.

   – Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành trồng trọt, phá thế độc canh cây lúa.

   – Tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị

   – Tăng thêm thu nhập cho người dân.

    Cảng Hải Phòng và sân bay quốc tế Nội Bài có ý nghãi quan trọng trong vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước cũng như nước ngoài.

    Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam.

   – Từ năm 1995 đến năm 2002 tỉ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng ở Đồng bằng sông Hồng trong cơ cấu GDP của vùng có xu hướng tăng tư 26,6% lê 36,0%.

   – Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng (năm 2002), chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước.

   – Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí.

   – Sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội và Hải Phòng.

a) Tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:

   + Cung cấp lương thực cho vùng và các vùng khác trong cả nước.

   + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

   + Cung cấp nguyên liệu co ngành công nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm.

   + Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu: Lúa gạo.

b) Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển sản xuất lương thực:

– Thuận lợi:

   + Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ

   + Khí hậu nóng ẩm có thể tăng vụ 2-3 vụ/năm

   + Nguồn nước dồi dào

   + Dân cư đông nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm thâm canh lúa nước.

   + Thị trường tiêu thu rộng lớn

   + Cơ sỏ vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất …

– Khó khăn:

   + Các hiện tượng thời tiết cực đoan, diễn biến thất thường: bão, lũ lụt, hạn hán,…

   + Sâu bệnh hạn ngày càng phức tạp ảnh hưởng lớn đến năng xuất.

Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuân lợi để phát triển du lịch:

   – Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút khác du lịch: Tam Cốc Bích Động- Tràng An (Ninh Bình), Chùa Hương, Lăng Bác, Thiên Sơn Suối Ngà, Hồ Gươm (Hà Nội), Đảo Cát Bà, Đồ Sơn (Hà Phòng),…

   – Cơ sở vật chất phụ vụ cho ngành du lịch như các khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí ngày càng hoàn thiện đáp ướng nhu cầu của du khác.

   – Có Hà Nội và Hải Phòng đồng thơi là 2 trung tâm du lịch lớn của vùng cũng như miền Bắc.

Đáp án và lời giải chính xác cho câu hỏi: “ Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do ” cùng với kiến thức mở rộng chi tiết do HOCBAI247 biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. đất phù sa màu mỡ, bồi đắp thường xuyên.

B. hệ thống sông dày đặc, nguồn nước dồi dào.

C. sinh vật thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.

Lời giải :

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do vùng Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh (3 tháng lạnh). Một số rau củ tiêu biểu như: khoai tây, su hào, bắp cải,…

Đáp án: D.

Kiến thức tham khảo

Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ đồng bằng sông Hồng ? Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đồng bằng sông Hồng ?

1. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ đồng bằng sông Hồng

– Diện tích: 1,5 triệu ha (4,5% diện tích cả nước), là vùng đồng bằng có diện tích lớn thứ 2 nước ta.

– Dân số: 21,6 triệu người, chiếm 22,1% dân số cả nước (năm 2020).

– Tiếp giáp:

+ Phía bắc, đông bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Phía tây giáp Tây Bắc.

+ Phía nam giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

=> Ý nghĩa: thuận lợi cho lưu thông, trao đổi với các vùng khác và thế giới.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đồng bằng sông Hồng

* Đặc điểm:

– Do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp;

– Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh;

– Nguồn nước dồi dào;

– Chủ yếu là đất phù sa;

– Có Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

* Thuận lợi:

– Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

– Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

– Một số khoáng sản có giá trị đáng kể (sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên).

– Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

* Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội đồng bằng sông Hồng

* Đặc điểm: Dân số đông, mật độ dân số cao nhất nước, nhiều lao động có kĩ thuật.

* Thuận lợi:

– Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

– Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

– Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước.

– Có một số đô thị được hình thành từ lâu đời:

+ Hà Nội là thủ đô của cả nước.

+ Hải Phòng là cửa ngõ biển quan trọng của Đồng bằng sông Hồng hướng ra vịnh Bắc Bộ.

* Khó khăn:

– Sức ép dân số đông đối với phát triển kinh tế – xã hội.

– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng ? Vai trò của vụ đông đối với việc phát triển kinh tế ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng ?

1. Hãy phân tích sức ép về dân số đối với việc phát triển kinh tế – xã hội ở Đồng bằng sông Hồng ?
Chính sự phân bố dân cư như vậy đã tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế – xã hội, cụ thể như:

a) Về kinh tế
Kinh tế ở đồng bằng sông Hồng chưa phát triển toàn diện trong khi dân số tăng nhanh đã gây sức ép khá lớn. Điều này tác động trực tiếp đến thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Bên cạnh đó, thất nghiệp ở cả nông thôn và thành thị đang ở con số không hề nhỏ. Điều này kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội và lãng phí nguồn nhân lực.

b) Về xã hội Sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống nhân dân. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, các vùng thuần nông càng chịu ảnh hưởng nặng nề. 2. Vai trò của vụ đông đối với việc phát triển kinh tế ở Vùng Đồng bằng Sông Hồng

Vùng đồng bằng sông Hồng do nằm trong phạm vi ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có một mùa đông lạnh, từ đó làm cho cơ cấu cây trồng của vùng có sự đa dạng, bên cạnh các cây nhiệt đới còn có các cây có nguồn gốc ôn đới và cận nhiệt từ đó đa dạng hóa sản phẩm và tránh được mùa bão, lũ cung như các thiệt hại do nó gây ra. Như vậy, việc trồng các nông sản nhiệt đới đạt hiệu quả kinh tế cao không giải thích về vai trò của vụ đông đối với vùng.

Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do vùng Đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh (3 tháng lạnh). Một số rau củ tiêu biểu như: khoai tây, su hào, bắp cải,…

Đáp án: D.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ đề