Vì sao nhóm máu o chuyên cho

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Sinh học 8

Đề bài

I. TRẮC NGHIỆM: (5 đim)

Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời  đúng nhất:

1. Loại tế bào máu làm nhiệm vụ vận chuyến O2 và CO2 là:

A. Bạch cầu              B. Hồng cầu.                          

C. Tiểu cầu.              D. Câu B và C

2. Ở khoang miệng, thức ăn dược biến đổi về mặt cơ học:

A. Làm nhuyễn và nhào trộn với pepsin

B. Cắn xé, làm nhuyễn và nhào trộn với amilaza

C. Cắn xé, vo viên và nhào trộn với amilaza

D. Cắn xé, vo viên và tấm dịch vị.

3. Câu nào sau dây là không đúng ?

A. Ở khoang miệng, thức ăn được biến đổi về mặt lí học và hoá học

B. Thức ăn lipit được biến đổi ở dạ dày

C. Biến đổi hóa, học ở dạ dày là hoạt động của enzim pepsin

D. Ở ruột non, sự biến đổi thức ăn chủ yếu là biến đổi hóa học

4. Sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào xảy ra do:

A. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp hơn

B. Sự khuếch tán từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao hơn

C. Áp suất CO2 trong phế nang cao hơn trong máu nên CO2 ngấm từ máu vào phế nang

D. Áp suất O2 trong phế nang thấp hơn trong máu nên O2 ngấm từ phế nang vào máu

5. Chất được hấp thụ và vận chuyển theo các con đường máu và bạch huyết là:

A. Sản phẩm của lipit.     

B. Sản phẩm của axit nuclêic

C. Sản phẩm của protein       

D. Sản phấm của gluxit

6. Vai trò của ruột già là:

A.Hấp thụ lại nước và thải phân     

B. Thải phân

C. Là nơi chứa phân         

D. Cả A và C đúng

Câu 2. Điền từ thích hợp: phản ứng, co rút, hệ tlìần kinh vào chỗ trống (…..) trong câu sau đây:

Phản xạ là………..của cơ thể, thông qua…………..để trả lời các kích thích của môi trường.

Câu 3. Điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:

Mồi chu kì co dãn của tim gồm………….pha. đó là pha nhĩ co, pha………………..pha dãn chung.

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1. Vẽ sơ đồ để phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu? Giải thích vì sao nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhỏm máu chuyên nhận?

Câu 2. Nêu các biện pháp vệ sinh tim mạch?

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Câu 1.

Câu 2. ( 1 ) - phản ứng;      (2) - hệ thần kinh

Câu 3. (1)- 3;                    (2)-thất co

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa cho và nhận của các nhóm máu

- Giải thích:

+ Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho vì hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A và B cho nên nó có thể truyền cho bất kì nhóm máu nào cũng không bị huyết tương của nhóm máu đó gây kết dính.

+ Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận là vì trong huyết tương của nhóm máu AB không có kháng thể anpha và bêta, cho nên nó không gây kêt dính được bất kì một loại hồng cầu nào. Vậy nó có thể nhận được máu của tất ca các nhóm máu mà không làm kết dính.

Câu 2. Các biện pháp vệ sinh tim mạch:

- Cần khác phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.

- Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại như: các chất kích thích (rượu, thuốc lá. Heroin..), các món ăn chứa nhiều mỡ động vật. một sổ virut. vi khuẩn gây bệnh...

- Cần rèn luyện hệ tim mạch thường xuyên, đều đặn. vừa sức bằng các hình thức thể dục, thể thao, xoa bóp.

 Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 8 - Xem ngay

Máu người lần đầu tiên được phân loại thành 4 loại trong thập kỷ đầu tiên của những năm 1900 bởi bác sĩ người Áo Karl Landsteiner. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đặc điểm về nhóm máu cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính cách của con người. Bài viết sau đây sẽ nói chi tiết hơn về nhóm máu O: Nhóm máu chuyên cho.

1. Phân loại nhóm máu

Hiện nay, có hai hệ thống nhóm máu chính là hệ thống nhóm máu ABO và hệ thống nhóm máu Rhesus. Hệ thống nhóm máu ABO được phân làm 4 nhóm là O, A; B và AB dựa vào sự có mặt hay không của kháng nguyên A; B trên bề mặt hồng cầu và kháng thể chống A, chống B trong huyết tương.

Hệ nhóm máu Rhesus được chia làm 2 nhóm là nhóm Rh+ và nhóm Rh- , được phân biệt dựa vào sự có mặt của kháng nguyên Rh trên bề mặt hồng cầu. Kháng thể hệ Rh là kháng thể miễn dịch; chỉ xuất hiện sau khi truyền máu khác nhóm và tăng dần trong những lần truyền sau.

2. Nhóm máu được xác định như thế nào

Nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt hoặc thiếu hụt của những kháng nguyên trên bề mặt các tế bào hồng cầu trong máu. Cụ thể, nhóm A chỉ có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, tương tự với nhóm máu B. Nhóm AB có cả 2 loại kháng nguyên và nhóm O không có cả 2. Những kháng nguyên này sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận ra những kháng nguyên khác lạ khi bệnh nhân được truyền máu không tương thích. Đó là lý do vì sao cần biết được nhóm máu của bản thân để quá trình truyền máu diễn ra an toàn.

3. Nhóm máu O có hiếm không?

Bốn nhóm máu chính là A, B, O hoặc AB và mỗi loại có thể dương tính hoặc âm tính. Ở Việt Nam có tỷ lệ nhóm máu như sau:

    • Nhóm O khoảng 42,1%
    • Nhóm B khoảng 30,1%
    • Nhóm A khoảng 21,2%
    • Nhóm AB khoảng 6,6%.

Có tới 99,96% số người thuộc nhóm máu Rh+ (hoặc O+ hoặc B+ hoặc A+ hoặc AB+, xếp theo tỷ lệ giảm dần) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (hoặc O- hoặc B- hoặc A- hoặc AB-).

4. Nhóm máu chuyên cho

Những người có nhóm máu O+ có thể nhường máu cho tất cả 4 nhóm máu , A+, O+, B+, AB+. Đặc biệt hơn, nhóm máu O- có thể nhường máu cho tất cả 8 nhóm máu do không có kháng nguyên A, B và Rh nên không bị hệ miễn dịch của người nhận nhận dạng và tấn công. Điều này đã khiến nhóm O- trở thành nhóm máu toàn cầu và luôn cần thiết trong những trường hợp cần truyền máu gấp, đặc biệt là khi chưa xác định được nhóm máu người bệnh. Đây cũng là nhóm máu an toàn nhất để truyền cho trẻ sơ sinh vốn có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện.

5. Người mang nhóm máu O chỉ có thể nhận từ người cùng nhóm máu

Người nhóm máu O+ có thể nhận máu từ người có nhóm máu O+ và O-. Người có nhóm máu O- chỉ có thể nhận máu từ người cũng có nhóm máu O-.

6. Nhóm máu O: Nhóm máu chuyên cho nên ăn gì?

Những người có nhóm máu O nên tập trung vào việc ăn nhiều protein, như chế độ ăn nhạt hoặc ít carbohydrate.

    • Thịt (đặc biệt là thịt nạc và hải sản để giảm cân)
    • Rau quả ( bông cải xanh, rau bina và tảo bẹ rất tốt cho việc giảm cân)
    • Trái cây
    • Dầu ô liu

Chế độ ăn uống theo nhóm máu O cũng nên được kết hợp với tập thể dục nhịp điệu.

Những thực phẩm cần tránh với nhóm máu O:

Chế độ ăn kiêng theo hướng nhạt hoặc ít carbohydrate được khuyên dùng cho những người có nhóm máu O, như cần tránh: Lúa mì, ngô, cây họ đậu, đậu thận hay đậu tây, sữa, cafein và rượu.

7. Ảnh hưởng của nhóm máu đến tính cách

Ảnh hưởng của nhóm máu đối với con người đang được các nhà khoa học tranh cãi và tiếp tục nghiên cứu, nhưng điều này rất phổ biến ở một số quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản. Các chương trình truyền hình, báo và tạp chí thường xuất bản theo nhóm máu và hình vẽ biểu tượng cho nhóm máu được sử dụng manga, anime và trò chơi video của Nhật Bản đề cập đến đặc điểm nhóm máu của các nhân vật. Người Nhật tin rằng những người có nhóm máu O là những người hào phóng, đam mê; hòa đồng và thành công về tài chính và người yêu lý tưởng phù hợp với những người thuộc nhóm O và A.

8. Nguy cơ sức khỏe đối với người nhóm máu O

Một số nghiên cứu cho thấy, những người mang nhóm máu O dễ bị tấn công bởi một số loại vi khuẩn và virus hơn những nhóm máu khác như dịch hạch, tả, lao, quai bị. Những người mang nhóm máu O cũng có nguy cơ bị loét dạ dày tá tràng cao hơn 35% so với các nhóm máu A, B và AB.

Để xác định nhóm máu của bạn, bạn có thể truy cập website: DK.SAN43NGUYENKHANG.VN hoặc liên hệ Zalo: 0342.318.318 để được hướng dẫn.

Video liên quan

Chủ đề