Vì sao nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng ở nước ta

Thủy điện ở Việt Nam thuận lợi nhờ có có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 - 2.000mm và hệ thống sông ngòi dày đặc với hơn 3.450 hệ thống. Ngoài mục tiêu cung cấp điện, các nhà máy thủy điện còn có nhiệm vụ cắt và chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, đồng thời cung cấp nước phục vụ sản xuất và nhu cầu dân sinh trong mùa khô.[1]

Khi thủy điện chặn dòng không trả lại nước cho sông.

Tác động môi trường và xã hộiSửa đổi

Bài chi tiết: Tác động môi trường của hồ chứa nước

Đập và hồ chứa thủy điện có tác dụng tích cực là cung cấp nước uống, tạo ra năng lượng thủy điện, tăng nguồn dự trữ nước tưới tiêu, cung cấp nơi nuôi trồng thủy sản, và kiểm soát lũ lụt. Ví dụ như Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã góp phần quan trọng vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. Sau khi nhà máy hoàn thành, trong vòng 30 năm, đồng bằng sông Hồng không còn gặp trận lụt lớn nào, trong khi trước kia cứ vài năm lại có 1 trận lụt lớn.

Tuy nhiên, tác động xấu đến môi trường cũng xảy ra nếu công trình thủy điện không được tính toán cẩn thận khi xây dựng. Cuối tháng 9 năm 2009, thuỷ điện A Vương ở Quảng Nam xả lũ sau bão số 9 gây ngập úng trên diện rộng.[3] Tháng 9 năm 2016, vụ vỡ ống thủy điện Sông Bung 2 làm nhiều người mất tích.[4] Tháng 10 năm 2016 Thủy điện Hố Hô xả lũ gây ra ngập úng diện rộng trên các xã thuộc huyện Hương Khê - Hà Tĩnh và phía Bắc tỉnh Quảng Bình[5] cộng thêm tình hình mưa kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng tương đương trận lũ lịch sử năm 1999. Tháng 12 cùng năm, 12 hồ thủy điện ở Nam Trung Bộ đồng loạt xả lũ, cùng với mưa lớn gây ngập nặng, ít nhất 3 người chết.[6]

Trách nhiệmSửa đổi

Qua bàn cãi về các vụ xả lũ và hạn hán tại các khu vực hạ lưu Thủy điện An Khê - Kanak, ông Nguyễn Thanh Cao-Chủ tịch Liên hiệp hội Khoa học-Kỹ thuật Kon Tum nêu quan điểm: “Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương nơi xây dựng nhà máy thủy điện rất quan trọng. Địa phương cần phải bắt buộc chủ đầu tư cam kết duy trì dòng chảy hạ lưu con sông nơi xây dựng công trình thủy điện để tránh việc trốn trách nhiệm.” [7]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ a b c d Thủy điện Việt Nam: Tiềm năng và thách thức nangluongvietnam, 14/09/2015
  2. ^ Làm gì để tránh thảm họa thủy điện ở VN? BBC, 19.10.2013
  3. ^ “Xả lũ đúng nhưng quy trình... sai!”. Người Lao động.
  4. ^ “Vỡ ống thủy điện Sông Bung 2: Nhiều người mất tích chưa được tìm thấy”. Phụ nữ Today. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ “Thủy điện Hố Hô xả lũ trong mưa lớn, Hà Tĩnh chìm trong lũ”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “12 hồ thủy điện đồng loạt xả lũ, miền Trung chìm trong nước”. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ Đối mặt khô hạn kỷ lục 60 năm qua: Sông Ba ngắc ngoải, tienphong

Xem thêmSửa đổi

  • Tổ chức Sông ngòi Quốc tế
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thủy điện ở Việt Nam.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Các nhà máy thuỷ điện lớn (>100MW) của Việt Nam
  • Website của Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam.
  • Website của Tổ chức Sông ngòi Quốc tế

Video liên quan

Chủ đề