Vì sao cần hóa đơn điện tử

Bởi EasyInvoice.vn - 26/05/2022 1910 lượt xem

Việc tích hợp hoá đơn điện tử với phần mềm kế toán sẽ tạo nên một hệ sinh thái làm việc khép kín, chuyên nghiệp. Không chỉ giúp kế toán tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý công việc dễ dàng. 

Tuy nhiên, không phải anh/chị kế toán nào cũng biết được lợi ích của việc tích hợp hai phần mềm này như thế nào? Cũng như những lưu ý về việc tích hợp hai phần mềm. Vậy để hiểu rõ hơn, anh/chị cùng Easyinvoice tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây.

1. Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử được định nghĩa trong Thông tư 32/2011/TT-BTC như sau:

“Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý thông qua phương tiện là các thiết bị điện tử”.

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập và xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp MST khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại sau: hóa đơn xuất khẩu; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng; hóa đơn khác như tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng,…; hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật liên quan.

>>>> Tìm hiểu ngay: Những điều cần biết về hóa đơn điện tử

2. Phần mềm kế toán là gì?

Phần mềm kế toán là ứng dụng tích hợp các nghiệp vụ của nhân viên kế toán, giúp giải quyết các vấn đề về sổ sách kế toán, nhật ký của công ty, khai thuế, thu nợ, xử lý các khoản tiền mặt, thanh toán nợ và trả lương cho nhân viên. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán còn giúp các doanh nghiệp trong việc làm báo cáo tài chính và đưa ra dự báo tiền mặt khi cần thiết.

Phần mềm kế toán đáp ứng được đầy đủ mọi nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, phù hợp với mọi lĩnh vực, ngành nghề từ quy mô doanh nghiệp nhỏ đến vừa.

Tích hợp hóa đơn điện tử với phần mềm kế toán đem đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

3. Lợi ích của việc tích hợp hóa đơn điện tử với phần mềm kế toán

HĐĐT và PM kế toán là trợ thủ đắc lực không thể thiếu đối với dân kế toán. Việc tích hợp hai phần mềm này sẽ mang đến những lợi ích vô cùng to lớn với cả dân kế toán và doanh nghiệp như:

  • Tiết kiệm 90% quá trình nhập liệu: dữ liệu của HĐĐT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào PM kế toán tại thời điểm lập hoá đơn. Nhằm giúp tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình thực hiện. 
  • Công việc hạch toán doanh thu dễ dàng hơn: hạn chế khó khăn khi đối chiếu với sổ sách, giấy tờ truyền thống.
  • Lập, xuất và gửi hoá đơn ngay trên phần mềm kế toán một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
  • Giảm rủi ro nhầm lẫn và sai sót, trong những mùa quyết toán cao điểm của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp dễ dàng quản lý hệ thống bán hàng xuyên suốt, tập trung hơn, rõ ràng hơn.

Thực tế, việc sử dụng và tích hợp 02 phần mềm hóa đơn điện tử – phần mềm kế toán của cùng một đơn vị cung cấp sẽ đem đến rất nhiều thuận lợi cho người dùng như: dễ dàng nhận hỗ trợ khi gặp khó khăn từ một đầu mối, hệ thống dữ liệu kế toán được lưu trữ an toàn trên cùng một server hoặc được miễn phí tích hợp giữa hai phần mềm này từ nhà cung cấp…

Do đó, trước khi lựa chọn sử dụng HĐĐT và PM kế toán doanh nghiệp cần cân nhắc, tìm hiểu kỹ bản thân đơn vị cung cấp và phần mềm nhằm tránh những rắc rối trong quá trình hợp tác và sử dụng. Hiện tại, Softdreams đã và đang triển khai hiệu quả hai giải pháp HĐĐT EasyInvoice và PM kế toán EasyBooks cho hơn 100.000 nghìn khách hàng trên cả nước, đồng thời thực hiện tích hợp miễn phí giữa 02 phần mềm.

>> Giải đáp: 91 câu hỏi về HĐĐT theo Tổng cục Thuế

>> Hướng dẫn: 05 bước đăng ký chuyển đổi HĐ ĐT sang Thông tư 78/2021/TT-BTC

HĐĐT tích hợp miễn phí với phần mềm kế toán EasyBooks

4. Hóa đơn điện tử EasyInvoice tích hợp với mọi phần mềm kế toán, quản trị khác

EasyInvoice là phần mềm HĐĐT không chỉ có thể kết nối được với phần mềm kế toán EasyBooks mà còn sẵn sàng tích hợp với PM kế toán, quản trị khác như Misa, Fast, Bravo, Asea Soft, ACC Soft… nhằm mang lại tiện ích tối đa cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp dễ dàng tích hợp và thống nhất mọi dữ liệu quản lý, giảm thiểu thời gian, chi phí trong quá trình làm nghiệp vụ. Bên cạnh đó, HĐĐT EasyInvoice đáp ứng đầy đủ tính năng trong quy trình tạo lập và xác thực hóa đơn theo yêu cầu của Tổng cục Thuế. 

Khi sử dụng HĐĐT EasyInvoice ngoài những tính năng cơ bản, anh/chị còn được trải nghiệm các tính năng nâng cao để phục vụ cho nhu cầu của công việc như:

  • Ký và xuất hóa đơn hàng loạt cho khách hàng
  • Phát hành – Điều chỉnh – Quản lý hóa đơn trên Mobile
  • Tích hợp sẵn phần mềm kế toán EasyBooks
  • Lập biên bản, hợp đồng trên phần mềm và ký điện tử
  • Sẵn sàng tích hợp với mọi phần mềm kế toán, quản trị khác
  • Phân quyền theo mô hình mẹ – con, không giới hạn điểm truy cập

Như vậy, việc tích hợp hóa đơn điện tử và phần mềm kế toán sẽ đem đến nhiều hiệu quả cho người dùng, từ hiệu suất làm việc đến việc dễ dàng theo dõi quá trình và kết quả làm việc. Hơn nữa, thời gian sử dụng được lâu dài cho cả quá trình phát triển của doanh nghiệp. 

Trên đây là lý do và lợi ích của việc tích hợp hoá đơn điện tử với phần mềm kế toán. Nếu như anh/chị có thắc mắc gì thì có thể liên hệ với chúng tôi theo Hotline 1900 33 69 – 1900 56 56 53 để được hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời hoặc liên hệ trực tiếp với Fanpage EasyInvoice.

Video hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử theo TT78

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ: PHẦN MỀM HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ EASYINVOICE

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 1900 33 69 – 1900 56 56 53

Website: //easyinvoice.vn/

Email: 

Facebook: //www.facebook.com/easyinvoice.vn

Tags:

Điều kiện và đối tượng áp dụng Hóa đơn điện tử từ 01/11/202020/03/2019Giảm thuế để doanh nghiệp “lên đời”29/03/2019

6. Hóa đơn điện tử có cần in ra File cứng để Doanh nghiệp lưu trữ không? Khi Quyết toán, Cơ quan Thuế có yêu cầu Doanh nghiệp in ra File cứng không?

16. Trường hợp Doanh nghiệp được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn tự in, đặt tin, có được miễn chỉ tiêu đóng dấu trên hóa đơn chuyển đổi sang Hóa đơn giấy của Hóa đơn điện tử?

Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang Hóa đơn giấy phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2,3,4 Điều 12 thông tư 32/2011/TT-BTC và phải có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.

(Công văn 820/TCT-DNL ngày 13/03/2017 của Tổng Cục Thuế, Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của BTC).

17. Nếu Hóa đơn đã xuất (đã lập và ký số) nếu có sai sót thì điều chỉnh như thế nào?

1. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua.

Việc huỷ hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thoả thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điên tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm.

2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.

Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

18. Doanh nghiệp đã sử dụng hình thức hóa đơn đặt in/tự in, muốn sử dụng thêm hình thức hóa đơn điện tử có được không?

19. Doanh nghiệp có thể sử dụng chung chữ ký số với Khai Thuế qua mạng, Nộp Thuế điện tử khi sử dụng phần mềm Hóa đơn điện tử do tổ chức trung gian cung cấp?

Có thể sử dụng chữ ký số của nhà cung cấp khác khi sử dụng phần mềm Hóa đơn điện tử do tổ chức trung gian cung cấp. Tuy nhiên, chữ ký số này phải được đăng ký sử dụng với cơ quan Thuế.

20. Trường hợp người mua không phải đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán không ký số Hóa đơn điện tử, hóa đơn có hợp lệ hay không?

Theo quy định tại Điều 6 thông tư 32/2011/TT-BTC thì trên Hóa đơn điện tử phải có  Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị kế toán.

Công văn 2402/BTC-TCT ngày 23/02/2016 của Bộ Tài Chính:

Nếu có hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa giữa người bán với người mua như: Hợp đồng kinh tế, PXK, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,… thì người bán lập Hóa đơn điện tử cho người mua, trên Hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của Người mua.

Trường hợp người bán muốn đề nghị được miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên Hóa đơn điện tử thì gửi văn bản đề nghị đến Cơ quan Thuế quản lý trực tiếp để được xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể.

21. Hóa đơn điện tử có mấy liên? Làm thế nào để biết hóa đơn điện tử của bên bán đã thông báo phát hành đến Cơ quan Thuế?

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng Phương tiện điện tử. Do đó, Hóa đơn điện tử không phải có tên liên hóa đơn, trong ký hiệu mẫu số hóa đơn sử dụng ký tự “0” để thể hiện số liên Hóa đơn. (Công văn 1721/TCT-DNL ngày 14/05/2014).

Để biết Hóa đơn điện tử của bên bán đã thông báo phát hành đến cơ quan Thuế, Doanh nghiệp vào website: tracuuhoadon.gdt.gov.vn của Ngành Thuế.

Video liên quan

Chủ đề