Vì sao, nhà nước vô sản là nhà nước đặc biệt

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
    • 1.1 Sự ra đời của nhà nước
    • 1.2 Nguyên nhân trực tiếp
    • 1.3 Hình thức xuất hiện
  • 2 Bản chất giai cấp
  • 3 Đặc trưng
    • 3.1 Quản lý dân cư theo lãnh thổ
    • 3.2 Thiết lập quyền lực công cộng
    • 3.3 Hệ thống thuế khóa
  • 4 Chức năng
    • 4.1 Thống trị và xã hội
    • 4.2 Đối nội và đối ngoại
  • 5 Kiểu nhà nước
    • 5.1 Nhà nước Chiếm hữu nô lệ
    • 5.2 Nhà nước Phong kiến
    • 5.3 Nhà nước Tư sản
    • 5.4 Chuyên chính vô sản
    • 5.5 Nhà nước vô sản
  • 6 Nhà nước xã hội chủ nghĩa
    • 6.1 Bản chất, chức năng
    • 6.2 Nhiệm vụ
  • 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • 7.1 Nhà nước nhân dân
    • 7.2 Nhà nước Pháp quyền
    • 7.3 Đội ngũ công bộc
  • 8 Tham khảo
  • 9 Chú thích

Mục lục

  • 1 Nguồn gốc
  • 2 Đặc điểm
  • 3 Quan điểm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Chú thích

Nguồn gốcSửa đổi

Khái niệm Chuyên chính vô sản lần đầu xuất hiện trong loạt bài Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848 - 1850 của Marx xuất bản lần đầu năm 1850[1]. Trong loạt bài này Marx viết:

1. Nguồn gốc của nhà nước

Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.

Về nguồn gốc của nhà nước, V. I. Lênin đã khẳng định:

“Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: Sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được.”

Trong nhiều tác phẩm của mình, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chứng minh rằng không phải cứ có xã hội là có nhà nước.

– Trong xã hội cộng sản nguyên thủy không có nhà nước.

Phù hợp với tình trạng kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, tổ chức đầu tiên của xã hội trong xã hội cộng sản nguyên thủy là thị tộc, bộ lạc.

Đứng đầu các thị tộc, bộ lạc là những tộc trưởng do người dân bầu ra. Quyền lực của người đứng đầu những cơ quan quản lý xã hội thị tộc, bộ lạc dựa vào đạo đức, uy tín. Quyền hành và chức năng của cơ quan lãnh đạo trong thời kỳ đó chưa mang tính chính trị.

Như vậy, thể chế xã hội trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy là thể chế tự quản của nhân dân. Mặc dù nhà nước chưa ra đời, xã hội vẫn tồn tại trong vòng trật tự.

– Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự ra đời của chế độ tư hữu và phân chia xã hội thành giai cấp, chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã.

Sự tan rã đó dẫn tới sự ra đời của nhà nước là do:

Một là:

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động, đã cho phép có thể tiến hành sản xuất tương đối độc lập theo nhóm nhỏ hay đơn vị gia đình. Sở hữu chung trở thành vật cản đối với sự phát triển sản xuất.

Hơn nữa, với công cụ sản xuất đó, người ta có thể sản xuất ra một lượng sản phẩm tiêu dùng nhiều hơn nhu cầu tối thiểu để tồn tại. Đó là cơ sở khách quan để những người có chức, có quyền trong công xã nảy sinh ham muốn chiếm đoạt sản phẩm lao động dư thừa của người khác.

Hai là:

Sự dư thừa tương đối sản phẩm tiêu dùng và ham muốn chiếm đoạt nó đã làm nảy sinh ở giới có chức, có quyền thói hám của. Họ sử dụng mọi quyền lực có trong tay để thực hiện khát vọng này.

Đó là nguyên nhân thúc đẩy phân hóa xã hội, làm cho xã hội xuất hiện giai cấp. Sự đối kháng giữa giai cấp thống trị và bị trị ngày càng sâu sắc.

Ba là:

Chiến tranh ăn cướp giữa các bộ lạc, thị tộc làm cho quyền lực của thủ lĩnh quân sự được củng cố và tăng cường. Cùng với sự ra đời của chế độ phụ quyền, người trong một gia đình được quyền thừa kế chức thủ lĩnh quân sự, làm cho họ ngày càng giàu có về của cải.

Với địa vị thống trị ngày càng mở rộng, họ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Họ trở thành lực lượng đối lập với nhân dân.

Bốn là:

Cơ quan tổ chức của thị tộc, bộ lạc dần dần thoát khỏi gốc rễ của nó trong nhân dân. Từ chỗ là công cụ của nhân dân, các tổ chức đó trở thành cơ quan đối lập, thống trị và áp bức nhân dân.

Cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp đối kháng lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử xã hội (giữa chủ nô và nô lệ) dẫn tới nguy cơ chẳng những các giai cấp đó tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội.

Để thảm họa đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt ra đời. Đó là nhà nước.

– Như vậy, sự ra đời của nhà nước chứng tỏ rằng nhà nước không phải là cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp.

Ngược lại, nó xuất hiện là do mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc, không thể điều hòa.

Giai cấp bóc lột không thể duy trì địa vị bóc lột nếu không dựa vào bộ máy bạo lực làm bộ phận chủ yếu của nó là những đội vũ trang đặc biệt dùng để trấn áp giai cấp bị bóc lột.

Trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã trở nên gay gắt, chế độ nhân dân tự tổ chức thành lực lượng vũ trang không còn thích hợp. Nó phải được thay thế bằng thiết chế nhà nước.

Bản chất của Nhà nước vô sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.5 KB, 4 trang )

Câu 4. Bản chất của Nhà nước vô sản? Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây
dựng và hoàn thiện nhà nước ở nước ta hiện nay?
Trả lời:
- Theo quan điểm Mác xít, cho rằng: (nguồn gốc) nhà nước là một hiện tượng lịch
sử, chỉ xuất hiện trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội, giai đoạn
xã hội có sự phân chia thành giai cấp. Như vậy, nguồn gốc sâu xa của nhà nước chính là
do sự phát triển của lực lượng sản xuất và trực tiếp do mâu thuẫn giai cấp không thể
điều hòa được.
- Xuất phát từ nguồn gốc trên (bản chất của nhà nước), nhà nước xuất hiện từ sự
cần thiết phải kiềm chế sự đối lập giữa các giai cấp, là sản phẩm của đấu tranh giai cấp,
cho nên theo quy luật chung, nó là nhà nước của giai cấp có thế lực nhất, của giai cấp
thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà giai cấp này trở thành giai cấp thống trị
về mặt chính trị. Do đó, nhà nước về bản chất là quyền lực chính trị của giai cấp thống
trị về mặt kinh tế nhằm duy trì trật tự xã hội hiện hành, bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, trấn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác.
+ Nhà nước nào về bản chất cũng là quyền lực chính trị của một giai cấp. Hay nói
cách khác, nhà nước mang tính giai cấp. Điều đó không chỉ bắt nguồn từ mong muốn
chủ quan, mà chủ yếu là do cơ sở kinh tế trên đó nhà nước tồn tại quy định.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào cũng muốn giành, nắm, sử dụng chính
quyền nhà nước để bảo vệ và thực hiện lợi ích cơ bản của giai cấp mình. Do đó, một
giai cấp mỗi khi đã nắm được chính quyền nhà nước thì không bao giờ tự nguyện chia
sẻ quyền lực cho bất kỳ một giai cấp nào khác, nhất là cho giai cấp đối lập. Ngay nhà
nước tư sản - thành quả của cuộc cách mạng dân chủ, những quyền dân chủ này khác
mà người dân lao động được hưởng không phải là do nhà nước đó, giai cấp tư sản tự
nguyện trao cho, ban phát cho mà là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của
quần chúng lao động.
+ Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, của cách mạng xã hội, nhưng
không phải giai cấp nào cũng có thể nắm được chính quyền nhà nước. Theo quy luật
1



lịch sử, giai cấp nắm chính quyền nhà nước phải là giai cấp thống trị về mặt kinh tế, do
đó cũng là giai cấp được xã hội thấy và “được thừa nhận là đại biểu chung của xã hội”.
Trong thời cổ đại đó là giai cấp chủ nô; ở thời trung cổ là giai cấp quý tộc phong kiến;
trong chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp tư sản; và ngày nay là giai cấp vô sản.
+ Cơ sở kinh tế không chỉ quy định giai cấp nào là giai cấp cầm quyền mà còn
quy định đường lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước. Đường
lối, chủ trương, chính sách, Hiến pháp, pháp luật của nhà nước chỉ có tính khả thi và có
tác dụng tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội khi nó phản ánh được cơ sở kinh
tế. Mà phản ánh cơ sở kinh tế suy cho cùng là phản ánh ý chí, nguyện vọng và lợi ích cơ
bản của giai cấp thống trị về kinh tế.
Như vậy, nhà nước mang tính giai cấp không chỉ bắt nguồn từ mong muốn chủ
quan của giai cấp cầm quyền, mà còn là và chủ yếu là do cơ sở kinh tế quy định. Chính
vì vậy, dù có chủ trương hay không có chủ trương xây dựng nhà nước theo đường lối
giai cấp thì nhà nước vẫn mang tính giai cấp.
- Về bản chất nhà nước vô sản:
Về bản chất: Đó là chính quyền của nhân dân, là quyền lực của nhân dân.
Theo Lênin: “Nhà nước vô sản là nhà nước kiểu mới”.
Từ quan niệm này của Lênin cần: So sánh với nhà nước kiểu mới (NNVS) với nhà nước kiểu cũ (NNTS)
giống và khác nhau điểm nào)
->NNTS: thực chất mang bản chất là bóc lột.
+ Nhà nước vô sản là nhà nước duy nhất có cơ sở khách quan cho sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính nhân
dân.
(Vì sao cần phải khẳng định điều này. Bởi, các nhà nước dân chủ trong lịch sử cũng tuyên bố Nhà nước
của nhân dân. Cụ thể là nhà nước chủ nô dân chủ, nhà nước tư sản)
Từ đó nhấn mạnh, chỉ có nhà nước vô sản mới có cơ sở khách quan:



Cơ sở kinh tế: thực hiện chế độ công hữu về TLSX cơ bản.




Cơ sở giai cấp: GCVS có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của đa số nhân dân lao động.
2


+ Để thể hiện và thực hiện đầy đủ bản chất quyền lực của mình, nhà nước vô sản phải tồn tại dưới hình thức
dân chủ.
- Ý nghĩa của vấn đề này trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước ở nước ta hiện nay:
+ Nắm vững bản chất NNVS, để trong quá trình xây dựng hoàn thiện nhà nước để tránh chệch hướng,
mất bản chất.
+ Thực tiễn nước ta hiện nay, tại sao cần phải đổi mới nhà nước? Đổi mới nhà nước là đổi mới ở điểm
nào?
+ Phương hướng xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, cụ thể (4 phương
hướng):
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
- Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thực
sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo.
- Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung các thể chế và cơ chế, vận hành cụ thể để đảm bảo nguyên tắc tất cả
quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân và nguyên tắc quyền lực Nhà nhước là thống nhất.
- Nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển KTTT định
hướng XHCN.
- Tiếp tục xây dựng, từng bước hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hộp hiến, hộp pháp trong
hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.
Thứ hai, tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
- Nghiên cứu xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước để thực hiện đầy đủ chức
năng nguyên thủ quốc gia, thay mặt nhà nước về đối nội, đối ngoại và thống nhất các lực lượng vũ trang.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính thống


nhất.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; giảm mạnh và bãi bỏ các thủ tục hành
chính gây phiền hà cho tổ chức và công dân.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xây dựng hệ thống tư pháp
trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người.
- Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực đáp ứng yêu cầu trong tình hình
mới.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy chế quản lý cán bộ, công chức.
- Nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức cả về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức năng lực lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước.
- Tổng kết thực hiện “nhất thể hóa” một số chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước để có chủ trương phù
hợp.
3


Thứ tư, tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
- Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài.
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng
phí.
- Coi trọng và nâng cao vai trò của các cơ quan dân cử, của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân,
các phương tiện thông tin đại chúng và của nhân dân trong việc giám sát CB, CC, đấu tranh chống tham nhũng,
lãng phí; cổ vũ, động viên phong trào tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.

4