Vì sao gọi là hội chứng

Sợ độ cao là hội chứng rất thường gặp với những người di chuyển đến vùng cao để công tác hay du lịch. Nguy cơ sợ độ cao liên quan đến tuổi tác, nơi sinh sống, thể lực, bệnh lý hoặc tâm lý ám ảnh về độ cao.

Hội chứng sợ độ cao tiếng anh là Acrophobia, là tình trạng sợ hãi hoặc ám ảnh cực đoan về độ cao, nhất là đối với những người có chiều cao bình thường. Bệnh sợ độ cao được xem là một loại ám ảnh về không gian và cảm giác khó chịu khi chuyển động.

Hầu hết tất cả mọi người đều có cảm giác sợ hãi tự nhiên khi tiếp xúc với độ cao với một mức độ nào đó, được gọi là cảm giác sợ rơi. Tuy nhiên, những người bị chứng sợ độ cao có thể cảm thấy rất hoảng sợ khi đứng ở những nơi trên cao, trở nên quá kích động để có thể tự trấn tĩnh bản thân và tìm lại cảm giác an toàn. Có khoảng 2 - 5% dân số mắc hội chứng sợ độ cao, tỷ lệ xảy ra ở nữ giới cao gấp đôi nam giới. Những bệnh nhân sợ độ cao thường không thể leo thang cao, lên cầu thang không có tay vịn và thậm chí sợ cả đi máy bay.

Bệnh sợ độ cao có thể gây ra do một số nguyên nhân, ví dụ như người bệnh đã từng bị tai nạn, ngã từ trên cao. Những người này luôn bị ám ảnh bởi cảm giác đã từng trải qua khi ở trên cao và trở nên rất sợ độ cao. Một nguyên nhân khác là vì khả năng giữ thăng bằng cơ thể thông qua cơ chế mắt - tiền đình gặp vấn đề, dẫn đến không thể duy trì được thăng bằng khi lên cao, khiến cho bệnh nhân dễ bị chóng mặt, mất thăng bằng và có cảm giác rất dễ ngã xuống. Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp mắc chứng sợ độ cao không tìm được nguyên nhân rõ ràng.

Vì sao gọi là hội chứng

Đại đa số các trường hợp mắc chứng sợ độ cao không tìm được nguyên nhân rõ ràng

Triệu chứng của sợ độ cao bao gồm một số biểu hiện sau đây: nhức đầu, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, khó ngủ, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi. Những triệu chứng này thường kéo dài trong khoảng 6 - 48 giờ sau khi bệnh nhân lên cao.

Trong một số trường hợp hiếm gặp hơn, chứng sợ độ cao có thể gây ra sự tích tụ dịch lỏng ở nãophổi, dẫn đến phù não và phù phổi với nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:

  • Nghe thấy âm thanh lạ, tương tự như tiếng giấy bị vò lại khi hít thở
  • Khó thở nghiêm trọng
  • Ho hoặc khạc ra chất lỏng có màu hồng, sủi bọt
  • Đi đứng vụng về, khó khăn
  • Lú lẫn và suy giảm ý thức

Khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh cần được đưa trở về độ cao thấp và tiến hành cấp cứu ngay lập tức.

Cả nam và nữ đều có thể bị sợ độ cao, nhưng tỷ lệ xảy ra ở nữ cao hơn, đặc biệt nếu ở độ cao từ 2400m trở lên so với mực nước biển. Chứng sợ độ cao phổ biến hơn ở những bệnh nhân có vấn đề về phổi và ở những người thường xuyên sống tại vùng thấp nên cơ thể chậm thích nghi với điều kiện không khí và áp suất ở những nơi cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng sợ độ cao bao gồm:

  • Tuổi tác: Người trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi độ cao hơn so với người lớn tuổi
  • Nơi sinh sống: Cư dân sống ở nơi trũng thấp như vùng đồng bằng, gần biển hoặc chưa bao giờ đi lên vùng núi cao
  • Thể lực bẩm sinh không tốt, khó thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi
  • Đã từng hoặc đang mắc các bệnh về phổi

Vì sao gọi là hội chứng

Những người đã từng hoặc đang mắc bệnh về phổi có nguy cơ sợ độ cao hơn bình thường

Những việc người bệnh sợ độ cao có thể làm để hạn chế ảnh hưởng của độ cao, bao gồm:

  • Khi di chuyển lên những nơi cao, không nên tăng độ cao quá nhanh mà nên dành từ 2 - 4 ngày di chuyển từ từ từng đoạn một để cơ thể có những điều chỉnh thích nghi phù hợp
  • Trước khi đi đến những vùng cao, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn nên chuẩn bị thuốc gì để phòng ngừa bệnh sợ độ cao
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và hoạt động vừa sức
  • Uống nhiều nước và tăng cường bổ sung carbohydrate để giảm thiểu tác động của chứng sợ độ cao

Nếu nhận thấy sự xuất hiện của các triệu chứng về thần kinh hoặc hô hấp, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến nơi thấp hơn và cấp cứu kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hội chứng Kartagener là một bệnh hiếm gặp có tính chất gia đình, bao gồm giãn phế quản lan tỏa, viêm xoang sàng hoặc xoang hàm ở bệnh nhân có nội tạng đảo ngược.

Hội chứng Kartagener là một căn bệnh di truyền hiếm gặp, do một đột biến có thể xảy ra trên nhiều gen khác nhau. Tình trạng này gây ra những bất thường trong đường hô hấp được gọi là rối loạn vận động lông mao nguyên phát. Ngoài ra, hội chứng Kartagener cũng khiến vị trí của một số hoặc tất cả các cơ quan quan trọng bị đảo ngược so với vị trí bình thường, hay còn gọi là hội chứng đảo ngược phủ tạng.

Hội chứng Kartagener được mô tả vào năm 1933 bao gồm giãn phế quản lan tỏa, viêm xoang sàng hoặc xoang hàm ở bệnh nhân phủ tạng đảo ngược. Các phế quản bị giãn có hình trụ, hình túi hoặc hình hạt tràng. Khi phế quản bị giãn, các mao mạch sẽ giãn theo và bị tổn thương, gây ra tình trạng ho ra máu.

Vì sao gọi là hội chứng

Hội chứng Kartagener là một căn bệnh di truyền hiếm gặp, do một đột biến có thể xảy ra trên nhiều gen khác nhau

Nguyên nhân gây ra hội chứng Kartagener có thể là do những thay đổi đột biến ở nhiều gen khác nhau. Những gen này mã hóa các protein quan trọng cho cấu trúc và chức năng của lông mao. Lông mao rất nhỏ, có cấu trúc như tóc được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào ở các bộ phận khác nhau trong cơ thể ví dụ như trên lớp niêm mạc đường hô hấp, hệ thống sinh sản và các cơ quan khác,...

Các lông mao phối hợp chuyển động giúp cơ quan hoạt động bình thường, đảm bảo vị trí phù hợp của những cơ quan trong thời kỳ phát triển phôi thai. Khi các gen này bị đột biến làm cho các lông mao không thể di chuyển hoặc di chuyển không đúng cách, dẫn đến nhiều dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Kartagener.

Ngoài ra, các nhà khoa học đã phát hiện ra một vài gen khác nhau có liên quan đến hội chứng Kartagener, tuy nhiên nguyên nhân di truyền lại chưa được xác định rõ trong một số trường hợp.

Hiện tại, hội chứng Kartagener liên quan đến 2 đặc điểm chính là rối loạn vận động lông mao nguyên phát và đảo ngược phủ tạng. Với những trường hợp bị đảo ngược phủ tạng hoàn toàn, thì các cơ quan nội tạng bao gồm: Tim, gan, lá lách và ruột sẽ nằm ở phía đối diện của cơ thể. Mặc dù các cơ quan nội tạng nằm ở vị trí bất thường, nhưng tình trạng này thường không ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe của bệnh nhân.

Các triệu chứng của rối loạn vận động lông mao nguyên phát khác nhau, có thể bao gồm:

Vì sao gọi là hội chứng

Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là 1 trong nhiều biểu hiện của rối loạn vận động lông mao nguyên phát

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể nào có thể trị dứt điểm hội chứng Kartagener. Thông thường, các phương pháp điều trị đều dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng ở từng bệnh nhân. Tuy nhiên, đa số người mắc hội chứng Kartagener khi chưa phát hiện đầy đủ các triệu chứng thường được điều trị theo hướng bị viêm xoang, viêm họng. Nếu có ho ra máu thì có thể sẽ chẩn đoán nhầm là lao phổi và được điều trị bằng thuốc chống lao. Do đó, để có hướng điều trị đúng, bệnh nhân cần được chụp, chiếu, siêu âm,... nhằm chẩn đoán bệnh chính xác.

Một số phương pháp điều trị hội chứng kartagener bao gồm:

  • Liệu pháp làm thông thoáng đường thở: Tương tự như sử dụng trong xơ nang, có thể làm tan chất nhầy đặc dính.
  • Sử dụng thuốc: Kháng sinh có thể được kê toa giúp điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp, xoang và viêm tai giữa, có thể được sử dụng lâu dài ở những trường hợp bị nhiễm trùng mãn tính.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật đặt các ống vào trong tai có thể được khuyến cáo ở trẻ bị viêm tai mạn tính đề phòng kháng kháng sinh. Hay đối với những trường hợp bị bệnh phổi nặng, thì cấy ghép phổi có thể là lựa chọn tốt nhất.

Tóm lại, hội chứng Kartagener là một căn bệnh di truyền hiếm gặp có tình gia đình. Nguyên nhân gây ra hội chứng Kartagener do một đột biến có thể xảy ra trên nhiều gen khác nhau. Hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể trị dứt điểm hội chứng Kartagener. Thông thường các phương pháp điều trị đều dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng ở từng bệnh nhân.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị hội chứng Kartagener tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn