Vì sao da bị đốm nâu

Bí kíp giải quyết dứt điểm đốm nâu trên da để duy trì vẻ trắng mịn tự nhiên

(VOH) – Đốm nâu trên da có thể xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân. Mặc dù không tác động đến sức khỏe nhưng chúng lại là vấn đề ảnh hưởng không hề nhỏ đến tính thẩm mỹ.

Khi xuất hiện đốm nâu trên da điều quan trọng là bạn phải xác định được những nguyên nhân gây ra vấn đề. Bởi từ đó chúng ta mới có thể tìm được phương hướng điều trị và phòng ngừa thực sự hiệu quả.

Nguyên nhân xuất hiện đốm nâu trên da

Các đốm nâu trên da hay tăng sắc tố thường xuất hiện với nhiều kích thước, tông màu khác nhau (từ nâu đậm đến nâu nhạt) nhưng về cơ bản chúng vẫn có kết cấu giống với các vùng da khác và không gây đau đớn. Đốm nâu trên da cũng có thể phát triển ở bất cứ đâu song phổ biến nhất sẽ là những bộ phận tiếp xúc nhiều với ánh nắng như: khuôn mặt, mu bàn tay, vai, cánh tay, lưng. Ngoài ra, chúng cũng có thể tập hợp lại với nhau để tạo thành những vùng da sẫm màu lớn.


Xuất hiện đốm nâu trên da mặt khiến chị em lo lắng và kém tự tin (Nguồn: Internet)

Khi bạn thấy xuất hiện đốm nâu trên da thì nó có thể là kết quả của:

  • Tiếp xúc với tia cực tím: bao gồm cả ánh nắng mặt trời lẫn các nguồn nhân tạo như giường tắm nắng. Các đốm nâu trên da có thể phát triển khi bạn không có biện pháp che chắn, bảo vệ và thường sẽ trở nên trầm trọng hơn theo độ tuổi.
  • Thay đổi nội tiết tố: chúng có thể gây ra các tình trạng như nám da, tàn nhang và làm xuất hiện đốm nâu trên da.
  • Viêm: các đốm nâu có thể phát triển sau viêm da, viêm da có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân như mụn trứng cá, bệnh chàm hay bệnh vảy nến.
  • Tổn thương da: trong một vài trường hợp, các tổn thương da cũng có thể dẫn đến đốm nâu trên da song đa số chúng đều sẽ mờ dần theo thời gian.
  • Kích ứng: khi da bị kích ứng mỹ phẩm, chúng có thể gây ra các đốm nâu.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc bệnh: các loại thuốc có thể góp phần vào sự hình thành của đốm nâu vì chúng khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng. Ngoài ra, bệnh gan, Addison, rối loạn cơ thể do hấp thu quá nhiều sắt hay u tuyến yên, tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các đốm hoặc vùng da sậm màu.

Cách trị đốm nâu trên da


Các sản phẩm làm sáng da có thể giúp bạn cải thiện đốm nâu trên da (Nguồn: Internet)

Điều trị tại chỗ là phương pháp sử dụng sản phẩm (bao gồm cả thuốc và mỹ phẩm) cần hoặc không cần kê đơn chứa các thành phần có khả năng cải thiện đốm nâu bằng cách làm sáng chúng, ví như:

  • Vitamin C: chất chống oxy hóa mạnh có thể giúp bạn làm giảm đốm nâu trên da bằng cách ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương da (gốc tự do sẽ khiến da xỉn màu) và ức chế quá trình sản xuất melanin. 
  • Hydroquinone: đây được coi là thành phần cực hiệu quả cho việc điều trị các đốm nâu. Chúng cũng hoạt động thông qua cơ chế ức chế melanin và thường có mặt trong các sản phẩm không kê đơn ở nồng độ 2% hay các sản phẩm kê đơn với mức 3 – 4%. Tuy nhiên, việc sử dụng thành phần này cũng gây khá nhiều tranh cãi vì tác dụng phụ như khô, đỏ, rát hay làm đổi màu (làm sáng) cả những vùng da bình thường nếu áp dụng không cẩn thận nên hãy chú ý.
  • Kojic acid: hoạt động bằng cách ngăn chặn sự hình thành của tyrosine – axit amin hỗ trợ sản xuất sắc tố melanin gây ra đốm nâu trên da. Chúng thường phát huy hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với hydroquinone.
  • Azelaic acid: ngoài khả năng cải thiện các đốm nâu, thành phần này còn có đặc tính kháng khuẩn nên rất có lợi cho việc loại bỏ mụn trứng cá hay sẹo mụn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm các sản phẩm có chứa retinoids, glycolic acid, arbutin…


Các biện pháp điều trị tại chỗ cần phải có thời gian để cải thiện vấn đề (Nguồn: Internet)

Cách điều trị tại chỗ này thường phù hợp với các tình trạng nhẹ hoặc ít đốm nâu tuy nhiên chúng cũng bao gồm cả những tác dụng phụ như đỏ, sưng, ngứa… nên bạn hãy cẩn thận. Ngoài ra, vì các thành phần này sẽ khiến da nhạy cảm hơn với tia UV nên việc dùng kem chống nắng đầy đủ trong suốt quá trình điều trị là điều rất quan trọng và là yêu cầu bắt buộc.

Các biện pháp thẩm mỹ có thể giúp bạn điều trị đốm nâu trên da ở bất kỳ bộ phận nào tuy nhiên chúng cần được thực hiện tại các cơ sở, viện thẩm mỹ uy tín với bác sĩ có chuyên môn. Để tăng cường hiệu quả, một số trường hợp sẽ được kết hợp cùng phương pháp điều trị tại chỗ.


Các phương pháp thẩm mỹ sẽ cho hiệu quả nhanh hơn nhưng thường khá tốn chi phí (Nguồn: Internet)

  • Laser: sử dụng năng lượng ánh sáng để đốt cháy, phá vỡ các đốm nâu (tác dụng phụ: bầm tím, sưng, đỏ, sẹo, nhiễm trùng, thay đổi kết cấu da)
  • Peel da: phương pháp loại bỏ lớp trên cùng của da bằng các hoạt chất như glycolic acid, salicylic acid để lớp da mới phát triển từ đó làm mờ đốm nâu.
  • Microdermabrasion: quá trình loại bỏ lớp ngoài của da bằng dụng cụ chuyên dụng với mục đích thay thế lớp da cũ bằng lớp da mới để làm mờ dần đốm nâu.
  • Phẫu thuật lạnh: sử dụng nitơ lỏng để làm cho vùng da sẫm màu bong ra (tác dụng phụ: làm trắng vĩnh viễn các vùng được điều trị).

Phòng ngừa sự xuất hiện đốm nâu trên da


Bảo vệ da đóng vai trò quan trọng trong cả việc ngăn ngừa và điều trị đốm nâu (Nguồn: Internet)

Mặc dù bạn không thể hoàn toàn tránh khỏi các đốm nâu trên da đặc biệt là khi bắt đầu có tuổi nhưng áp dụng những biện pháp ngăn ngừa vẫn là cách tốt nhất để hạn chế tối đa và tránh làm trầm trọng thêm vấn đề:

  • Dùng kem chống nắng: luôn luôn thoa kem chống nắng có SPF ít nhất là 30 mỗi khi phải ra ngoài, kể cả khi trời không có nắng.
  • Che chắn cẩn thận: đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài để tăng cường hiệu quả bảo vệ da khỏi tia UV.
  • Tránh khung giờ nắng cao điểm: 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều thường là khoảng thời gian tia cực tím hoạt động mạnh nhất do đó bạn nên hạn chế ra ngoài.
  • Điều trị kịp thời các vấn đề da: các vấn đề da như mụn trứng cá nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến viêm từ đó làm tăng nguy cơ phát triển đốm nâu trên da. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên giải quyết chúng nhanh chóng và đúng cách.

Đốm nâu trên da thường vô hại và không cần phải điều trị nhưng nếu bạn cảm thấy chúng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của mình thì có thể thử áp dụng một trong những cách giải quyết trên. Mặc dù hiệu quả còn phụ thuộc vào nguyên nhân, mức độ hay tình trạng của từng trường hợp hoặc cần thời gian để đáp ứng song chắc chắn nó cũng sẽ đem lại sự thay đổi đáng kể cho làn da của bạn.

Bạn đã bao giờ thử tự mình điều trị những đốm nâu và không đạt được kết quả như mong muốn? Và những đốm nâu mới có xuất hiện khi những đốm khác mờ đi không? Nếu câu trả lời là có thì bạn không phải là trường hợp hiếm gặp đâu. Những đốm nâu và mảng sẫm màu là một trong những lí do phổ biến nhất khiến người da màu đến gặp bác sĩ da liễu.

Để điều trị hiệu quả tình trạng này đầu tiên phải tìm được nguyên nhân và tìm cách loại bỏ các nguyên nhân này. Sau đó các đốm nâu sẽ cải thiện từ từ đồng thời cũng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của những đốm mới.

Nguyên nhân xuất hiện những đốm nâu và mảng da sẫm màu.

Những người có màu da sậm từ trung bình đến đậm sẽ xuất hiện các đốm nâu và mảng da sẫm màu vì ở những người này có những yếu tố kích hoạt da tạo thêm nhiều hắc sắc tố - chất tạo nên những đốm nâu trên da. Một số tình trạng thường ngày có thể kích hoạt da tạo thêm hắc sắc tố ở những người có làn da sẫm màu. Những đốm nâu và mảng da sậm màu thường xuất hiện khi:

  • Vùng da sau khi hết mụn hoặc sau khi mảng vảy nến bong ra.
  • Vết thương do côn trùng cắn, vết cắt, phỏng hoặc các vết thương khác đang lành lại.
  • Uống hoặc bôi một số loại thuốc nhất định.
  • Bị kích ứng bởi sản phẩm chăm sóc da.
  • Có những thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như khi mang thai.

Cách điều trị những đốm nâu nguyên nhân bởi tình trạng da hiện có

Việc điều trị mụn trứng cá hoặc ngăn chặn sự bùng phát bệnh vảy nến, cũng là đang hạn chế những nguyên nhân gây ra các đốm nâu và những mảng da sẫm màu. Hầu hết các vết thâm sẽ tự mờ đi theo thời gian.

Cách điều trị những đốm nâu do sản phẩm chăm sóc da gây ra

Khi sản phẩm chăm sóc da hoặc tóc gây kích ứng da sẽ là nguyên nhân khiến các đốm nâu xuất hiện. Lúc này hãy thay đổi và sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ hơn ít gây kích ứng cho da. Những sản phẩm này thường được dán nhãn “dành cho da nhạy cảm” hoặc “không mùi”.

Khi da không còn bị kích ứng, các đốm nâu có xu hướng ngừng xuất hiện và mờ đi theo thời gian.

Việc sử dụng thuốc có gây ra những vết đốm nâu hay không?

Không tự ý ngưng sử dụng thuốc, việc này có thể khiến bạn bị bệnh nặng hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ đã kê thuốc cho bạn nếu việc xuất hiện những đốm nâu là một tác dụng phụ của thuốc và hỏi xem liệu bạn có thể đổi sang một loại thuốc khác hay không.

Chờ đợi các đốm nâu mờ đi có thể sẽ mất nhiều thời gian

Sau khi ngăn chặn được các nguyên nhân gây ra đốm nâu hoặc mảng da sẫm màu, thì việc chúng mờ đi sẽ thường sẽ mất 6 đến 12 tháng.

Nếu các đốm nâu nằm ở lớp sâu của da, có thể sẽ cần thời gian dài hơn, thậm chí cần phải can thiệp điều trị mới có thể cải thiện. Những đốm nâu nằm ở lớp sâu của da thường có màu xanh đến xám, chúng cũng có thể là màu nâu, nhưng đậm hơn rất nhiều so với màu da tự nhiên của bạn.

Các phương pháp điều trị có thể giảm thời gian bạn phải chờ đợi để các đốm nâu và mảng tối màu mờ đi.

Để điều trị được hiệu quả cần bắt đầu với kem chống nắng

Cho dù tự điều trị các đốm nâu tại nhà hoặc đến khám và điều trị với bác sĩ da liễu thì việc thoa kem chống nắng là cần thiết khi ra ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng mỗi ngày, có thể giúp ngăn ngừa xuất hiện các đốm nâu và mảng sậm màu mới đồng thời cũng có thể giúp làm mờ những  đốm nâu sẵn có.

Nên thoa kem chống nắng ở mọi vùng da mà quần áo không thể che chắn được. Để có được kết quả tốt nhất, các bác sĩ da liễu cũng khuyên đội nón vành rộng khi ra ngoài. Để có thể bảo vệ cho làn da giúp ngăn ngừa cũng như làm mờ những đốm nâu, kem chống nắng cần có các yếu tố sau:

  • Chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn.
  • Có phổ chống nắng rộng.
  • Bao gồm 1 hoặc cả 2 thành phần hoạt tính: titanium dioxide, kẽm oxit.
  • Công thức không gây mụn (không làm tắc nghẽn lỗ chân lông) nếu bạn có làn da dầu.

Cách sử dụng sản phẩm có thể làm đều màu da của bạn

Sau khi loại bỏ những nguyên nhân gây ra những đốm nâu và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, thì những sản phẩm giúp làm mờ các đốm nâu (hoặc làm đều màu da) sẽ cho hiệu quả tốt hơn.

Bạn có thể tự điều trị với những sản phẩm không cần kê đơn. Nếu lựa chọn phương pháp này, hãy sử dụng sản phẩm có chứa một trong các thành phần sau:

  • Axit azelaic.
  • Axit glycolic.
  • Axit kojic.
  • Retinoid (retinol, tretinoin, gel adapalene hoặc tazarotene).
  • Vitamin C.

Các thành phần kể trên có thể làm mờ những đốm nâu. Trong một số trường hợp, chúng có thể làm chậm quá trình sản xuất melanin – nguyên nhân làm xuất hiện các đốm nâu và mảng da sẫm màu.

Một số sản phẩm làm mờ đốm nâu có hại nhiều hơn có lợi

Khi mua sản phẩm làm mờ đốm nâu, cần phải chọn lựa cẩn thận. Một số sản phẩm chứa thành phần gây hại cho da và sức khoẻ của bạn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy steroid hoặc thuỷ ngân - không được liệt kê trên nhãn sản phẩm -  có trong các sản phẩm chăm sóc da nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Steroid trong những sản phẩm này có thể gây mụn và phát ban. Nếu sử dụng những sản phẩm có chứa steroid trong thời gian dài, có thể làm da mỏng và yếu hơn hoặc da bị thay đổi màu vĩnh viễn.

Để bảo vệ sức khoẻ, nên mua sản phẩm từ Mỹ hoặc được khuyến nghị bởi bác sĩ da liễu.

Dung dịch tẩy trắng da là một phương pháp điều trị có hại để loại bỏ những đốm nâu. Tuyệt đối không bao giờ nên thoa dung dịch này lên da bạn.

Bác sĩ da liễu có thể giúp gì

Nếu phương pháp điều trị của bạn đang thực hiện không mang lại kết quả như mong muốn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Những đốm nâu và mảng da tối màu là một thử thách khi điều trị. Để làm mờ vết thâm có thể sẽ cần điều trị theo phác đồ tích cực bên cạnh những sản phẩm thoa tại chỗ không được kê đơn.

Bác sĩ da liễu có kiến thức và chuyên môn để kết hợp các phương pháp trị liệu một cách an toàn cho kết quả điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cá thể.

--  Bs Phan Vũ Lam Phương  --

Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.

Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Thông tin liên hệ

  • Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. 

  • Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.

  • Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709

  • Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương

Video liên quan

Chủ đề