Vì sao cỏ canada được phép sử dụng

Cần sa hiện đã được hợp pháp hóa tại Canada, tuy nhiên những người có tiền án về cần sa có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng du lịch Canada sau này.

Vào năm 2018, Canada đã hợp pháp hóa việc mua bán và trồng cần sa. Kể cả khi “cỏ” được luật pháp thừa nhận, nó cũng được kiểm soát một cách khắt khe. Các tội danh liên quan đến cần sa có khả năng sẽ làm mất đi khả năng của người ngoại quốc đang muốn nhập cư hoặc du lịch Canada.

Dưới đây là một số điều luật cần sa ở Canada, cũng như một vài phương án để vượt qua lệnh từ chối đối với những người từng phạm pháp liên quan đến cần sa và du lịch Canada bình thường.

Cần sa tại biên giới

Việc vận chuyển cần sa từ Canada ra nước ngoài, hoặc đến Canada từ nước khác vẫn là bất hợp pháp. Điều luật cần sa ở Canada này vẫn được áp dụng kể cả khi cần sa được hợp pháp hóa ở cả hai nước. Trường hợp ngoại lệ là những nhà cung cấp đã được chính phủ Canada cấp giấy phép và các giấy phép này chỉ phục vụ mục đích y tế và khoa học.

Với tất cả các trường hợp khác, người du lịch Canada cần khai báo và nộp lại toàn bộ cần sa ở biên giới Canada. Một người bất kỳ không thể lách luật cần sa ở Canada bằng cách gửi hoặc nhận cần sa thông qua thư. Việc cố tình phạm những điều luật này sẽ dẫn đến những hình phạt tương ứng, bao gồm việc ngồi tù, phạt hành chính hoặc chịu lệnh cấm nhập cảnh Canada trong tương lai.

Cần sa và lái xe khi không tỉnh táo

Các mối nguy hiểm từ việc lái xe khi say xỉn hoặc phê thuốc chẳng hạn như thuốc được kê đơn là rất rõ ràng và phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được mối nguy từ việc lái xe khi đang phê cần.

Canada cũng có các điều luật về việc lái xe khi không tỉnh táo, bao gồm việc lái xe khi đang chịu ảnh hưởng của cần sa là một tội danh nghiêm trọng. Các điều sau đều quy kết thành tội hình sự, người phạm pháp sẽ phải chịu các hình phạt hành chính hoặc bị giam tù:

  • Lái xe hoặc vừa lái xe trong vòng 2 tiếng khi sử dụng cần sa nhiều hơn 2 nano-gram/ml máu.
  • Lái xe lạng lách, gây nguy hiểm ; và
  • Từ chối thực hiện yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn và thuốc được xem là tội hình sự.

Sở hữu và sử dụng cần sa tại Canada

Ở Canada, mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ đều giới hạn độ tuổi tối thiểu cho việc sử dụng cần sa. Hiện nay, độ tuổi tối thiểu là 18 tuổi ở tỉnh Alberta, 21 tuổi ở tỉnh Quebec, và 19 tuổi ở các tỉnh bang và vùng lãnh thổ khác. Pháp luật cần sa ở Canada cũng cấm việc người dưới độ tuổi quy định sở hữu cần sa, hoặc việc người lớn mua hộ những đối tượng trên.

Người trưởng thành muốn sử dụng cần sa phải mua từ nguồn gốc hợp pháp. Điều này có nghĩa là họ phải mua cần sa từ cửa hàng hoặc nhà cung cấp được chính quyền cấp phép. Lượng tối đa mà một cá nhân có thể sở hữu theo luật cần sa ở Canada là 30 gram cần sa khô. Vì cần sa cũng xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, Canada đã đưa ra một hệ thống quy đổi.

Ví dụ, 1 gram cần sa khô bằng với 5 gram cần sa tươi. Chính phủ nước này cũng cung cấp công cụ đo lường online. Công cụ này giúp người dùng nhập và quy đổi các chủng loại và lượng cần sa khác nhau để chắc chắn rằng họ có vẫn sở hữu trong giới hạn cho phép.

Lịch sử hình sự của cần sa

Luật cần sa ở Canada đã hợp pháp hóa một số hoạt động liên quan đến cần sa được xem là phạm pháp trước đây. Sức ảnh hưởng của thay đổi này mở rộng ra đến cả những cá nhân muốn du lịch Canada.

Điều này bởi vì Canada có bộ luật khắt khe đối với những người có tiền án hình sự ở nước ngoài. Đối với những trường hợp đó, chính phủ Canada sẽ so sánh bộ luật nước ngoài với bộ luật của mình.

Nếu một điều được xem là phạm pháp ở cả hai quốc gia, người đó sẽ phải đối mặt với án phạt. Ngược lại, nếu điều đó hợp pháp tại Canada thì thường sẽ không có vấn đề gì.

Vì lượng cần sa được sở hữu theo luật cần sa ở Canada là 30 gram cần sa khô (hoặc lượng quy đổi tương đương), một người có tiền án ở nước ngoài về việc sở hữu cần sa trong giới hạn trên sẽ không bị xem là phạm pháp.

Tuy nhiên, nếu người đó chịu hình phạt hoặc bị kết tội ở ngoài Canada cho những hành động vẫn đang bất hợp pháp ở Canada, họ sẽ phải đối mặt với những rào cản trong việc nhập cảnh. Bản chất vụ việc, số lần tái phạm và ngày tháng phạm tội sẽ quyết định cá nhân đó có được nhập cảnh hay không.

Vượt qua lệnh từ chối nhập cảnh.

Thông thường sẽ có ba phương án để thay đổi lệnh từ chối nhập cảnh và có thể đến du lịch Canada:

  • Temporary Resident Permit (TRP)

Loại giấy tờ này sẽ cấp quyền nhập cảnh Canada cho những người thuộc diện từ chối nhập cảnh vì tội danh hình sự. Nếu người đó là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân, họ có thể nộp đơn xin TRP ở lãnh sự hoặc biên giới Canada.

Một TRP có thể có hiệu lực cho một ngày, hoặc lên đến 3 năm. Nó cũng có thể dành cho nhập cảnh một lần hoặc nhiều lần. Các yếu tố này dựa trên mục đích của chuyến đi đến Canada. Các cán bộ kiểm hồ sơ có quyền lực đáng kể trong việc xác định khoảng thời gian hiệu lực của TRP, trong đó mục đích đến Canada là yếu tố quan trọng nhất.

Loại giấy tờ này cấp quyền nhập cảnh vĩnh viễn cho những ai thuộc diện bị từ chối trước đó. Điều kiện đủ tiêu chuẩn dựa trên các yếu tố như mức độ liên quan đến sự việc, bản án, và thời gian kể từ khi thi hành bản án.

Nếu bạn đã từng bị kết án cho một hay nhiều tội danh ở nước ngoài, và 5 năm đã trôi qua kể từ khi bạn hoàn thành bản án, bạn sẽ có nhiều khả năng đủ điều kiện để nộp đơn xin Criminal rehabilitation của chính phủ Canada. Loại giấy tờ này là giải pháp một lần và mãi mãi, nên không cần phải gia hạn như TRP.

Thủ tục yêu cầu ít nhất 5 năm đã trôi qua kể từ khi hoàn thành bản án. Điều này có nghĩa là đối với một số người phạm pháp liên quan đến cần sa gần đây, TRP sẽ là phương án duy nhất mà họ có để có thể du lịch Canada.

Ví dụ, với một người đã từng lái xe khi đang phê cần sau ngày 17/10/2018, họ sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Canada vì tội danh hình sự nghiêm trọng, và không đủ thời gian kể từ vụ việc để có thể được xem là cải tạo xong theo pháp luật.

Nói tóm lại, chỉ vì cần sa được hợp pháp hóa tại Canada không có nghĩa rằng bất kỳ ai có tội danh liên quan đến cần sa đều có thể được nhập cảnh. Tuy nhiên, giấc mơ Canada chưa hẳn đã kết thúc với những ai từng lỡ phạm pháp.

Một giải pháp khác cho việc bị từ chối nhập cảnh là xin thư ý kiến pháp lý, đây là một loại giấy tờ mà một luật sư nhập cư Canada sẽ chuẩn bị. Nó chứa những chi tiết về bản án hoặc kết tội cho vụ việc đã xảy ra và kết luận pháp lý của luật sư.

Mục đích của loại thư này là tìm ra những điều luật liên quan trong bộ luật của Canada và vì sao một người lại nên được xem là đủ điều kiện nhập cảnh. Nếu bạn từng bị từ chối nhập cảnh vì tội danh liên quan đến cần sa (chẳng hạn như việc sở hữu dụng cụ điều chế ma túy), một lá thư ý kiến pháp lý sẽ có ích trong chuyến du lịch Canada tiếp theo của bạn.

Loại thư này cũng giúp ích cho những ai đang trong giai đoạn tiền tuyên án để có thể đưa ra lời bào chữa cuối cùng. Lá thư có thể giải thích một tội danh liên quan đến cần sa cụ thể theo hệ quy chiếu của luật cần sa ở Canada.

Biên soạn và dịch: L&C Global

Liên hệ L&C Global ngay để được tư vấn thêm chi tiết – 028 3636 7979 

Phạm Vũ Lửa Hạ

Hôm 17/10/2018, sau 95 năm cấm, Canada trở thành nước đầu tiên trong khối G7, và nước thứ nhì trên thế giới sau Urugay, hợp pháp hóa cần sa giải trí.

Được so sánh với việc chấm dứt cấm rượu ở Mỹ trong thập niên 1930, sự kiện này được đón chờ mấy năm qua sau khi Đảng Tự do của thủ tướng Justin Trudeau lên cầm quyền năm 2015 và lập tức bắt tay thực hiện một trong những lời hứa then chốt khi tranh cử.

Brendan Kennedy, tổng giám đốc Tilray, công ty cần sa có trụ sở ở Nanaimo, British Columbia, nói với Bloomberg News rằng ông dự đoán một nước thứ ba sẽ noi gương Canada và Uruguay và hợp pháp hóa cần sa trong vòng một năm. Ông cũng kỳ vọng, “Tôi bắt đầu làm việc trong ngành này cách đây tám năm rưỡi, khi chỉ có 15 nước hợp pháp hóa cần sa y khoa, hiện nay có 35. Tôi thấy rõ ràng là sẽ có tới tổng cộng 40, 50, 60 nước hợp pháp hóa cần sa y khoa.”

Lợi bất cập hại?

Dư luận Canada hiện vẫn còn phân hóa về vấn đề hợp pháp hóa. Theo một cuộc thăm dò của Forum, 52% ủng hộ, 41% phản đối. Trong khi đó, theo một cuộc khảo sát do Postmedia thực hiện, 52% cảm thấy việc hợp pháp hóa sẽ lợi bất cập hại, và 48% có quan điểm ngược lại.

Ngay trước ngày hợp pháp hóa, hôm 15/10, Tập san Hiệp hội Y khoa Canada (CMAJ) đăng xã luận cảnh báo rằng “chính phủ Canada (sắp bắt đầu) một thí nghiệm quốc gia, không kiểm soát trong đó lợi nhuận của giới sản xuất cần sa và tiền thuế được hoàn toàn coi trọng hơn sức khỏe của người Canada.”

CMAJ tuyên bố, “Do những mối nguy hiểm đã biết và chưa biết của cần sa đối với sức khỏe, bất cứ sự gia tăng nào về việc sử dụng cần sa giải trí sau khi hợp pháp hóa, dù là ở người thành niên hay vị thành niên, nên được xem là một thất bại của luật này. Chính phủ Canada nên cam kết tu chính đạo luật này nếu mức độ sử dụng cần sa gia tăng lên.”

Xã luận này viết thêm, “Đúng như dự đoán, do chính phủ liên bang thể hiện quyết tâm thông qua luật này, vốn đầu tư vào các công ty cần sa đã tăng đáng kể trong năm qua trong khi chờ có luật, và các nhà sản xuất mới, cả lớn lẫn nhỏ, đã xuất hiện trên khắp đất nước. Mục tiêu của họ là lợi nhuận, và lợi nhuận xuất phát từ doanh thu — doanh thu từ một loại ma túy mà, theo Bộ Y tế Canada, sẽ gây ra một vấn đề ở gần một phần ba người dùng thành niên và gây nghiện ở gần một phần mười người dùng, trong đó thanh thiếu niên có nguy cơ cao hơn.”

Trang mạng của Bộ Y tế Canada xác nhận những số liệu thống kê đó, và cũng cho biết một phần sáu những người bắt đầu sử dụng cần sa trong độ tuổi teen (13 tới 19 tuổi) trở nên nghiện ma túy này.

Do vậy, ngay trong ngày đầu tiên, ngày 17/10, luật cần sa có hiệu lực, bộ trưởng y tế liên bang Ginette Petitpas Taylor đã phải biện minh cho Đạo luật Cần sa sự chỉ trích nặng lời này. “Đây không phải là một thí nghiệm,” bà nói với nhật báo Montreal Gazette.

Bà cũng nói, “Chúng tôi tin rằng luật mà chúng tôi đã đưa ra là rất phù hợp, và xin nhắc lại lần nữa, các mục tiêu của luật thực sự là để bảo vệ thanh thiếu niên của chúng ta.” Bà tiên đoán rằng việc tiêu thụ cần sa giải trí được hợp pháp hóa sẽ “thay thế thị trường chợ đen” và điều này “sẽ khiến (cần sa) không bị lọt vào tay thanh thiếu niên của chúng ta”.

Hiệp hội Tâm thần học Canada (CPA) đưa ra một tuyên bố nhắc nhở người Canada cân nhắc các hệ lụy về sức khỏe tâm thần của việc hút cần sa ở thanh thiếu niên.

“Có bằng chứng vững chắc cho thấy rằng việc sử dụng cần sa từ sớm và đều đặn có thể ảnh hưởng tới năng lực nhận thức, như trí nhớ, sự tập trung chú ý, trí tuệ và khả năng xử lý suy nghĩ và trải nghiệm,” Tiến sĩ Wei-Yi Song, chủ tịch CPA, nói. “Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một chứng rối loạn tâm thần chính cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần khác như trầm cảm ở những người vốn đã dễ mắc những chứng rối loạn này.”

Chính vì những lý do đó CPA đã kêu gọi chính phủ liên bang của Đảng Tự do tăng độ tuổi hợp pháp được tiêu thụ cần sa từ 18 lên 21, và hạn chế số lượng và nồng độ của cần sa mà người Canada được phép dùng trước khi tới tuổi 25.

Bộ trưởng Petitpas Taylor trả lời rằng chính phủ sẽ xem xét lại luật cần sa trong vòng 3 năm tới để quyết định có cần tu chính gì hay không. Nhưng hiện thời, “chúng tôi đã làm việc khá cật lực để bảo đảm rằng chúng tôi đã cân nhắc tất cả mọi khía cạnh liên quan tới vấn đề này.”

Ngổn ngang trăm mối

Bất luận được gọi là gì, một thí nghiệm xã hội hay một cuộc cách mạng văn hóa, hợp pháp hóa chắc chắn sẽ là tác nhân biến đổi đáng kể cấu trúc xã hội, văn hóa và kinh tế của Canada, và là nỗi đau đầu cho giới hoạch định chính sách trong vài chục năm tới.

Mike Farnworth, bộ trưởng an toàn công cộng của British Columbia, nhận định, “Hợp pháp hóa cần sa là biến đổi chính sách công lớn nhất mà đất nước này trải qua trong năm thập niên qua.”

“Nó như một con bạch tuộc lắm vòi, và có nhiều ẩn số. Tôi không nghĩ rằng khi quyết định hợp pháp hóa cần sa, chính phủ liên bang đã nghĩ thấu đáo về tất cả các hệ lụy.”

Canada chưa sẵn sàng để hợp pháp hóa cần sa

Cũng nên biết rằng British Columbia được mệnh danh là ‘thủ phủ cần sa’ trước khi hợp pháp hóa.

Theo Đạo luật Cần sa mới của Canada, người thành niên được phép sở hữu, mang và chia sẻ với những người thành niên khác tới tối đa 30 gam cần sa khô (đủ để quấn khoảng 60 điếu cỡ thường). Họ cũng sẽ được phép trồng tại nhà tối đa 4 cây cần sa mỗi gia đình ở hầu hết các tỉnh bang.

Luật mới cho phép dùng cần sa dưới dạng điếu quấn sẵn, hoa cần sa tươi hoặc khô, và dầu cần sa. Các sản phẩm ẩm thực có cần sa, như bánh kẹo, bơ đậu phộng, cà phê và nước giải khát tẩm cần sa, phải đợi một năm nữa mới hợp pháp.

Theo số liệu của cơ quan Thống kê Canada, năm ngoái 4,9 triệu người Canada dùng cần sa, chủ yếu bất hợp pháp, và tiêu thụ hơn 20 gam/người. (Cần sa dùng vì mục đích y khoa đã hợp pháp ở Canada từ năm 2001. Có khoảng 330.000 người Canada, trong đó có các bệnh nhân ung thư, đăng ký lấy cần sa từ những nhà sản xuất có giấy phép.)

Cũng trong sáng 17/10, chính phủ liên bang thông báo ý định ra luật để giúp những người đã bị kết tội sở hữu cần sa với số lượng nhỏ dễ dàng xin được xá tội hơn.

Tuy chính phủ không có ý định ân xá đại trà, bộ trưởng an toàn công cộng liên bang Ralph Goodale nói rằng vì mục đích công bằng, chính phủ muốn chấm dứt thời kỳ chờ đợi tối thiểu năm năm để xin xá tội và miễn lệ phí 631 CAD.

Trong khi chính phủ liên bang cấp phép và quản lý những nhà sản xuất cần sa, quyết định về cách bán và phân phối cần sa sẽ thuộc thẩm quyền của mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ. Do đó, hiện thời luật lệ vẫn tủn mủn, nửa vời, mâu thuẫn giữa các địa phương trên toàn quốc, thậm chí chỉ cách nhau một cây cầu.

Hợp pháp hóa cần sa: những điều cần biết về quy định của mỗi tỉnh bang/lãnh thổ

Ví dụ, liên bang quy định tuổi được dùng hợp pháp là 18, nhưng chỉ có Alberta giữ mức này, các tỉnh bang/lãnh thổ còn lại áp dụng tuổi 19. Riêng Quebec ban đầu quy định 18 tuổi, nhưng chính quyền mới đắc cử thuộc Đảng Liên minh Tương lai Quebec (CAQ), đảng có thiên hướng bảo thủ, nói sẽ nâng lên 21 tuổi. Ý định này bị thủ tướng Trudeau chỉ trích với lý do nó sẽ khiến nhiều người phải quay lại mua cần sa lậu của tội phạm có tổ chức.

Có vẻ như dư luận không đồng tình với chính phủ liên bang. Theo khảo sát của Postmedia, 76% người Canada muốn độ tuổi hợp pháp được dùng cần sa là 21. Quan điểm này thể hiện mạnh nhất trong những người trả lời khảo sát ở Quebec, với 82% ủng hộ.

Một trong những vấn đề hiện vẫn rối bời là cách tổ chức bán lẻ. Có nơi cho phép tư nhân, có nơi nhà nước ôm hết; có nơi bán cả trên mạng lẫn ở cửa hàng, có nơi như Ontario chưa kịp thiết lập hệ thống cửa hàng nên nay chỉ bán trên mạng.

Quy định về trồng cần sa tại nhà cũng rối rắm. Hầu hết các tỉnh bang, trừ Quebec và Manitoba, cho phép tự trồng để dùng, và hầu hết những nơi cho phép quy định tối đa 4 cây. Những nơi cho phép lại có quy định khác nhau về chỗ trồng phải và về việc khóa hoặc quây kín nơi trồng. Ví dụ, ở British Columbia, cây cần sa trồng tại nhà không được để cho người ngoài nhìn thấy, và không được phép trồng ở những nơi giữ trẻ, hoặc nhà dưỡng lão; ai vi phạm có thể bị phạt $5.000 hoặc 3 tháng tù. Một vấn đề liên quan là người thuê nhà có được trồng cần sa tại chỗ ở; hầu hết các tỉnh bang cho phép chủ nhà cấm trồng trong nhà của mình.

Một khó khăn khác là xử lý phạm tội lái xe khi bị ảnh hưởng của ma túy. Chỉ một tháng trước ngày hợp pháp hóa, Hiệp hội Cảnh sát trưởng Canada than là chưa kịp huấn luyện đủ cảnh sát viên để chuẩn bị ứng phó với nạn lái xe ‘phê cần sa’ dự kiến sẽ tăng đáng kể. (Một ngày sau khi hợp pháp hóa đã có nhiều vụ bị cảnh sát phạt tội này, đặc biệt là vụ một thanh niên 23 tuổi được cảnh sát cho là đã dùng cần sa và nhiều ma túy khác táng xe vào xe tải trên xa lộ gần Toronto, khiến xe lộn nhào và nát bấy.) Cảnh sát cũng lúng túng trong việc sử dụng thiết bị kiểm tra nồng độ cần sa của tài xế bị nghi vi phạm.

Chủ lao động cũng đau đầu về việc cân đối giữa cấm dùng cần sa trước và trong khi làm việc và nỗi lo bị kiện vì vi phạm quyền tự do của người lao động. Nhiều trường cao đẳng và đại học ra quy định cấm dùng cần sa trong khuôn viên của trường, nhưng cũng thừa biết khó cấm cản hoàn toàn vì giới trẻ là đối tượng dùng cần sa nhiều nhất. Các sở cảnh sát trên toàn quốc có quy định khác nhau về thời gian được sử dụng trước khi làm nhiệm vụ (có nơi cấm dùng trong vòng 8 tiếng trước khi vào ca, có nơi đề xuất cấm dùng trong 28 ngày trước đó; chỉ có Calgary cấm tiệt), nhưng đều vấp phải sự phản đối, và lời đe dọa kiện tụng, của các nghiệp đoàn cảnh sát.

Bernard Le Foll, một chuyên gia về nghiện tại Trung tâm Nghiện và Sức khỏe Tâm thần (CAMH) ở Toronto, một bệnh viện đào tạo và tổ chức nghiên cứu hàng đầu, nói rằng tuy CAMH ủng hộ hợp pháp hóa, ông lo ngại rằng người dân chưa được truyền bá thông tin đầy đủ về các nguy cơ của việc dùng cần sa.

Ông nói, “Cần sa không phải là ma túy vô hại. Có nguy cơ rõ rệt bị nghiện, và nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe tâm thần đáng kể nếu không đúng người sử dụng.”

“Mất hàng chục năm để công chúng hiểu các nguy cơ của thuốc lá, và quá trình hợp pháp hóa cần sa chỉ mới diễn ra trong vài năm.”

Jean-Sébastien Fallu, phó giáo sư tâm lý học ứng dụng và chuyên gia về nghiện tại Đại học Montréal, nói ông hết sức lo ngại về ảnh hưởng tới giới trẻ.

Tác hại của cần sa đối với thanh thiếu niên

Việc hợp pháp hóa cần sa mở ra trào lưu ‘đào vàng xanh’ (‘green rush’). Các hãng trồng cần sa có giấy phép đua tranh hút vốn đầu tư trong ngành dự kiến có giá trị 6,5 tỷ CAD trước năm 2020, cùng với triển vọng thu hút hàng chục ngàn du khách cần sa từ Mỹ và từ nhiều nước khác.

Sau nhiều tháng tăng giá chóng mặt, nhất là Tilray tăng gần 1600%, cổ phiếu của các công ty cần sa giảm mạnh ngay trong ngày đầu hợp pháp hóa và tuần kế tiếp. Theo giới phân tích chứng khoán, giá trị của việc hợp pháp hóa từ lâu đã được tính vào giá cổ phiếu. Nỗi háo hức quá cao trong quá trình chờ đợi phần nào xìu như bánh tráng nhúng nước khi cung không đủ đáp ứng cầu.

Gần như mọi tỉnh bang và lãnh thổ đều gặp tình trạng khan hiếm và thời gian vận chuyển lâu. Tại Ontario, tỉnh bang đông dân nhất, Ontario Cannabis Store (OCS), hệ thống phân phối cần sa trực tuyến do nhà nước quản lý, xử lý hơn 150.000 đơn hàng trong tuần đầu tiên. Nhưng hàng ngàn đơn hàng vẫn chưa tới tay khách hàng, vì công ty bưu điện liên bang Canada Post đang luân phiên đình công.

Tại một cửa hàng cần sa nhà nước ở Montreal (toàn tỉnh bang Quebec chỉ có 12), dòng người xếp hàng trải trên một đoạn phố dài ngay sáng 17/10. Trong hàng trăm người xếp hàng, một số đợi từ 3h30 sáng tới khi cửa hàng mở cửa 10h. Do thiếu hàng, hệ thống bán lẻ của Quebec nay chỉ mở cửa 3 ngày mỗi tuần.

Đã bắt lầu có lo ngại tình trạng cầu vượt cung sẽ đẩy người sử dụng trở lại chợ đen, khiến chính phủ khó đạt mục tiêu chính của việc hợp pháp hóa là dần dần lấn át rồi rốt cuộc loại bỏ tội phạm có tổ chức. Trong khi một số tỉnh bang như British Columbia và Ontario chỉ mới bán trên mạng, giới bán lậu cần sa đã có mạng lưới hoạt động từ lâu với đủ phương thức từ bán trực tuyến, qua ứng dụng trên điện thoại, tới giao hàng tận nhà.

Lý lẽ chính của Đảng Tự do để hợp pháp hóa cần sa là xóa bỏ hoạt động buôn bán cần sa phi pháp trị giá hàng tỷ đô-la. Nhưng khắp nơi trên toàn quốc, hàng trăm tiệm bán cần sa bất hợp pháp có từ trước cho thấy không có ý định đóng cửa, và chuỗi cung ứng chợ đen đã bám rễ quá sâu khó chặt bỏ một sớm một chiều.

Toronto có 92 tiệm cần sa lậu trước khi hợp pháp hóa, và 56 tiệm bị đóng cửa trong chiều 17/10. Tình hình sau đó gần như không thay đổi nhiều; gần như ngày nào cảnh sát cũng bố ráp vài chục tiệm lậu, nhưng hôm sau chúng lại xuất hiện.

Ở Vancouver, hàng chục tiệm cần sa lậu thách thức luật mới khi ngang nhiên bán cần sa đồ ăn và kem xoa mặt có tẩm cần sa, những sản phẩm hiện vẫn còn phi pháp.

Adam Palmer, cảnh sát trưởng Vancouver và chủ tịch Hiệp hội Cảnh sát trưởng Canada, nói rằng trong bối cảnh thiếu nguồn lực, thực thi luật cần sa sẽ không đột ngột trở thành ưu tiên hàng đầu của cảnh sát.

Ông nói, “Fentanyl giết chết 11 người Canada mỗi ngày. Cần sa thì không.” Fentanyl, một ma túy tổng hợp thuộc dòng thuốc giảm đau opioid, đã trở thành vấn nạn y tế công cộng ở các thành phố lớn như Vancouver và Toronto trong những năm gần đây.

Trên toàn Canada có gần 4.000 người chết vì opioid trong năm 2017, và hơn 3.000 trong năm 2016. Mới tuần rồi, cảnh sát ở các tỉnh bang Manitoba, Saskatchewan và Alberta lại báo động tình trạng ma túy đá (crystal meth) đang tiếm ngôi ‘ma túy được ưa chuộng’ của fentanyl.

Phản ứng của thế giới

Chỉ mới có vài nước có phản ứng công khai về việc Canada hợp pháp hóa cần sa giải trí.

Hôm 16/10, một tweet trên tài khoản bằng tiếng Hàn của đại sứ quán Hàn Quốc ở Canada nhắc nhở công dân của mình rằng họ vẫn phạm luật Hàn Quốc nếu hút cần sa ở nước ngoài. “Cho dù người Hàn Quốc ở một vùng mà cần sa đã hợp pháp, việc họ sử dụng nó vẫn là phi pháp. Vui lòng lưu ý để đừng có hành động bất hợp pháp và bị trừng phạt.”

Người Hàn Quốc có thể bị tù chỉ vì sử dụng cần sa, chứ đừng nói gì tới chuyện sở hữu, vận chuyển hoặc trồng cần sa. Các quy định tương tự áp dụng với tất cả mọi thứ trong bộ luật hình sự của Hàn Quốc — công dân có thể bị truy tố khi họ về nước, cho dù các hành động của họ hợp pháp ở những nước họ tới.

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật cảnh báo công dân tránh dùng cần sa ở Canada

Trong một tuyên bố đăng trên tài khoản Twitter của đại sứ quán ở Canada, bộ ngoại giao Nga nói Nga xem quyết định của Canada là “không thể chấp nhận được” và “đạo đức giả”. Tuyên bố này chỉ đăng bằng tiếng Pháp, nên chỉ có báo chí tiếng Pháp như tờ Journal de Montreal để ý, chứ dư luận ở các vùng nói tiếng Anh của Canada không biết. Tuyên bố này viết, “Chúng tôi tin rằng đạo luật này trái với luật quốc tế về phòng chống ma túy.” Tuyên bố này cảnh báo rằng Canada đang phớt lờ “các hậu quả của những hành động của mình đối với tính nghiêm minh của luật pháp quốc tế”.

Nga có lý khi nói rằng với việc hợp pháp hoá cần sa Canada đang coi thường các cam kết quốc tế của mình. Cụ thể là Canada coi thường một tuyên bố được đưa ra hồi tháng 9, khi thủ tướng Justin Trudeau ký tuyên bố do Mỹ dẫn đầu “Lời kêu gọi Hành động Toàn cầu về Vấn đề Ma túy Thế giới”.

Hôm 17/10, Hội đồng Phòng chống Ma túy Quốc tế (INCB), cơ quan Liên Hợp Quốc quản lý phòng chống ma túy quốc tế, đã ra tuyên bố nhắc lại “sự hối tiếc” của mình về lựa chọn chính sách của Canada. Tuyên bố này nói rằng Canada đang vi phạm thỏa thuận “giới hạn sản lượng, sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, buôn bán, sử dụng và sở hữu các ma túy chỉ dành cho các mục đích y khoa và khoa học”. INCB cho rằng điều đó đã làm suy yếu toàn bộ thiết chế này. INCB đã lên lịch tổ chức một cuộc họp quốc tế trong hai tuần đầu của tháng 11 để các bên xem xét vấn đề này.

Từ khi các kế hoạch hợp pháp hóa cần sa được công bố, một số người Canada đã lo ngại về một khía cạnh quan trọng trong sinh hoạt và/hoặc công việc của mình: qua lại biên giới Canada-Mỹ. Người Canada có thể bị chặn tại biên giới Mỹ vì đã có hành động hợp pháp tại Canada nhưng vẫn còn phi pháp ở cấp liên bang của Mỹ.

Trước đây có một số tin tức về chuyện người Canada bị từ chối nhập cảnh Mỹ vì họ thừa nhận với viên chức biên phòng Mỹ là đã từng hút cần sa, mặc dù một số tiểu bang Mỹ đã hợp pháp hóa cần sa. Ngay trong tuần đầu hợp pháp hóa, chính phủ Canada cố gắng trấn an người dân không nên cả lo như vậy, nhưng cũng khuyến cáo họ không nên khai man với viên chức biên phòng/di trú Mỹ.

Hồi tháng 9, báo mạng Politico (Mỹ) tường thuật rằng một quan chức của CBP nói rằng những người từng sử dụng cần sa, và cả những người làm việc hoặc đầu tư trong ngành cần sa có thể bị Mỹ cấm cửa.

Người Canada dùng cần sa, làm việc, đầu tư trong ngành cần sa có thể bị cấm nhập cảnh Mỹ vĩnh viễn

Bill Blair, bộ trưởng liên bang về an ninh biên giới và tội phạm có tổ chức, nói với báo giới hôm 17/10 rằng ông xem những tuyên bố gần đây của Nha Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) là dấu hiệu tích cực, và những người có liên quan trong ngành cần sa “thường sẽ không bị cấm nhập cảnh Mỹ”.

Ông nói, “Chúng tôi cũng muốn bảo đảm rằng tất cả mọi người Canada hiểu rằng, mặc dù người thành niên được phép sở hữu cần sa ở Canada, việc mang cần sa với bất kỳ số lượng nào qua biên giới vào Mỹ hoặc vào bất cứ nước nào khác vẫn hoàn toàn bị cấm.”

©Canada Info.

Video liên quan

Chủ đề