Vì sao có bầu có dịch trắng ko hôi

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là hiện tượng phổ biến. Nếu thai phụ không nhận thấy những biểu hiện bất thường khác kèm theo có thể yên tâm. Bởi đây có thể nói là vấn đề mà chị em nào khi mang thai cũng gặp phải. 

Khí hư hay còn gọi là huyết trắng là chất dịch được tiết ra từ cơ quan sinh dục của phụ nữ. Ở dạng bình thường, chúng trong suốt như lòng trắng trứng, không có mùi, chất nhầy và hơi dai. Vào những thời điểm nhất định, cơ thể phụ nữ sẽ tiết dịch như trước chu kỳ kinh nguyệt, trong quan hệ tình dục,…

Ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là gì?

Khi mang thai, lượng dịch âm đạo cũng bắt đầu tiết với số lượng nhiều hơn. Bà bầu phát hiện mình bị ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai không nên quá hoang mang. Bởi thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ có những thay đổi bất thường, nhất là ở khu vực nhạy cảm.

Khác với dịch tiết khi rụng trứng hoặc hưng phấn tình dục, dịch nhầy tiết ra khi mang thai có thể xuất hiện trong vài tháng đầu hoặc thậm chí kéo dài suốt thai kỳ. Tình trạng xuất hiện dịch nhiều hơn vào tháng đầu của thai kỳ là hiện tượng bình thường mà bất kỳ thai phụ nào cũng có thể gặp phải.

Vùng kín sẽ sản sinh ra lượng dịch nhiều hơn nhằm ngăn chặn những tác nhân gây hại từ bên ngoài xâm nhập vào bên trong “cô bé”, bảo vệ cơ quan sinh dục, sinh sản cho phụ nữ. Vì thế, nhiều chị em phụ nữ nhận thấy đáy quần lót thường xuyên ẩm ướt do khí hư ra nhiều, nhầy như lòng trắng.

Lý giải vấn đề vì sao phụ nữ bị ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai, các chuyên gia cho rằng hiện tượng này là bình thường. Bởi, khi mang thai nội tiết tố của nữ giới không ổn định. Lượng hormone trong cơ thể bắt đầu mất cần bằng, tăng hoặc giảm đột ngột.

Tình trạng này xảy ra nhằm chuẩn bị cho một giai đoạn mới, giúp bảo vệ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Âm đạo lúc này cũng gặp những vấn đề do nội tiết và máu thay đổi. Dịch tiết ra sẽ nhiều hơn, nhất là khi thai nhi có kích thước ngày càng lớn. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể người phụ nữ trong quá trình mang thai.

Nhờ vào đó, cơ thể mẹ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm âm đạo, bảo vệ sự phát triển của thai kỳ. Lượng chất nhầy được xem là bình thường khi chúng nhầy hơi loãng, máu trắng hoặc trong như lòng trắng trứng, không có mùi hôi hoặc chỉ tanh nhẹ. Do đó, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi nhận thấy hiện tượng này xuất hiện.

Vì sao ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai?

Vậy, trường hợp mang thai tháng cuối ra dịch nhầy có sao không? Thông thường, ở giai đoạn cuối thai kỳ, đầu em bé xoay ngược xuống âm đạo để chuẩn bị cho sự ra đời. Do đó, vùng xương chậu chịu nhiều sức ép hơn khiến cho lượng dịch tiết ra nhiều hơn những giai đoạn trước.

Một số phụ nữ khi nhận thấy dịch nhầy tiết ra nhiều hoang mang, sợ nhiễm trùng âm đạo hay các vấn đề phụ khoa nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, theo ghi nhận, thường nếu dịch có chất như lòng trắng trứng, không hôi hoặc kèm theo dấu hiệu bất thường nào thì hoàn toàn không gây hại cho thai phụ.

Nhanh chóng đến gặp bác sĩ trong trường hợp bạn nhận thấy âm đạo tiết dịch có các triệu chứng sau:

  • Dịch có màu sắc khác thường như vàng, xanh lá, xám,…
  • Mùi hôi tanh khó chịu, đôi khi có mủ, máu,…
  • Ngứa ngáy vùng kín dữ dội, âm hộ sưng tấy, cảm giác bỏng rát, kích ứng vùng kín.

Khi đó, chị em nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ xử lý. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra dịch tiết cổ tử cung, nếu có bất kỳ vấn đề nào sớm khắc phục sẽ giúp thai phụ hạn chế được các rủi ro không mong muốn.

Nhận biết hiện tượng ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai khá đơn giản. Thông qua tình trạng ẩm ướt “cô bé” và những vệt nhầy dưới đáy quần lót, trên khăn giấy khi đi vệ sinh là bạn đã có thể nhận diện được vấn đề này.

Lượng dịch nhầy ra nhiều có thể khiến thai phụ cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên tình trạng này không phải là vấn đề đáng quan ngại nếu dịch không gây mùi hôi hoặc làm vùng kín của bạn trở nên ngứa ngáy, đau rát. Đây hoàn toàn là một hiện tượng bình thường khi mang thai mà phụ nữ sẽ phải trải qua.

Nhận biết hiện tượng ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai

Khi nhận thấy khí hư ra nhiều hơn, bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh vùng kín, nên thay quần lót thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn không nên sử dụng tampon hay cốc nguyệt san để thấm hoặc hứng dịch tiết khi đang mang thai. Thay vào đó, bạn có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày lót dưới đáy quần lót để thấm hút dịch nhầy.

Tình trạng ra dịch nhầy hay huyết trắng, khí hư khi mang thai là vấn đề bình thường nếu dịch không hôi, không ngứa. Tuy nhiên, nếu trường hợp dịch tiết nhiều ở giai đoạn cuối thai kỳ bạn nên theo dõi tránh trường hợp sinh non hoặc chuyển dạ.

Các trường hợp khác, nếu dịch tiết khiến bạn cảm thấy khó chịu, có thể áp dụng một số phương pháp điều trị huyết trắng dưới đây:

Vì trong thời kỳ mang thai, việc sử dụng thuốc tân dược thường không được khuyến khích. Bởi dược tính của thuốc có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, sử dụng mẹo chữa dân gian với thảo dược thiên nhiên là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Dưới đây là một số cách chữa ra nhiều dịch tiết khi mang thai cho mẹ bầu tham khảo:

  • Dùng rau diếp cá: Rau có chứa nhiều thành phần giúp điều trị bệnh phụ khoa cho chị em phụ nữ, trong đó có tình trạng ra nhiều khí hư. Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng dịch tiết ồ ạt gây khó khăn cho sinh hoạt, đời sống, bạn có thể sử dụng lá rau diếp cá nấu nước xông hơi vùng kín 10-15 phút mỗi tuần.
  • Sử dụng lá trầu không: Lá trầu không chứa nhiều chất kháng viêm, sát khuẩn. Do đó, mẹ bầu có thể tận dụng loại lá thiên nhiên này để xông hơi, trị huyết trắng hoặc các nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nấm, vi khuẩn tấn công vùng kín. Phần nước lá trầu không dùng xông hơi còn ấm có thể rửa lại vùng kín, tuy nhiên tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong.
  • Dùng lá trà xanh: Bên cạnh hai loại lá trên, phụ nữ khi mang thai có thể sử dụng lá trà xanh hay còn gọi là lá chè để nấu nước xông hơi vùng kín. Lá trà chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả. Bạn chỉ cần hái một nắm lá trà, rửa thật sạch rồi vò nát cho vào nồi đun sôi và tiến hành xông hơi.

Lưu ý, biện pháp xông hơi có hiệu quả giảm những triệu chứng khó chịu do dịch nhầy ra nhiều khi mang thai. Thai phụ chú ý khoảng cách xông sao cho tránh làm bỏng rát vùng kín. Đồng thời, khi cần thiết nên thăm khám bác sĩ, tham vấn ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Tình trạng dịch nhầy âm đạo tiết nhiều khi mang thai là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên nếu không chăm sóc “cô bé” đúng cách, với sự ẩm ướt thường xuyên ở vùng kín có thể tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, gây ra viêm nhiễm phụ khoa. Do đó, bạn nên lưu ý những vấn đề sau đây:

Chăm sóc vùng kín, thăm khám thai định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và bé
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, sử dụng dung dịch vệ sinh cho bà bầu, không dùng sản phẩm chứa nhiều hóa chất không phù hợp với phụ nữ mang thai.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo hay dùng các vật như tampon, cốc nguyệt san cho vào âm đạo khi đang mang thai.
  • Lựa chọn quần áo phù hợp, rộng rãi, chất liệu quần lót nên chọn loại mềm mại, thấm hút tốt.
  • Bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể bằng sữa chua, ăn nhiều hoa quả, rau xanh tươi cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hạn chế ăn đồ ngọt, uống nhiều nước. Thai phụ không nên hút thuốc, ăn thức ăn cay nóng nhiều dầu mỡ,…
  • Tập luyện, vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp tăng cường trao đổi chất. Việc này cũng hỗ trợ mẹ bầu có thể thuận lợi hơn trong việc chuyển dạ sinh con về sau.
  • Khi mang thai vẫn có thể quan hệ tình dục, tuy nhiên bạn nên tìm hiểu về vấn đề này. Đồng thời, giữ vệ sinh vùng kín, tránh các bệnh lý truyền nhiễm qua đường tình dục ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi tình hình của thai nhi. Nếu nhận thấy có bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn tốt nhất cho hai mẹ con.

Tình trạng ra dịch nhầy như lòng trắng trứng khi mang thai là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch kèm mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng kín,…bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ xử lý. Kết hợp chăm sóc và giữ vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn gây hại cho sức khỏe của mẹ và ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ đề