Ví dụ về tố chất của doanh nhân

Ví dụ về tố chất của doanh nhân
Ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Kido trong Chương trình CAFÉ KHỞI NGHIỆP tập 1

“Vứt bỏ cân đai mũ áo mà hồi xưa làm ở các công ty, tập đoàn đi”, ông Mã Thanh Danh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Kido đã đóng gói kinh nghiệm của mình khi nói về khởi nghiệp.

Với trải nghiệm của mình, ông Danh hiểu rất rõ, vai trò và vị trí của một người khởi nghiệp trong một tập thể mà họ dẫn dắt sẽ hoàn toàn khác biệt khi họ chỉ là 1 mắt xích trong hệ thống hàng nghìn nhân viên của các tập đoàn lớn.  Khả năng chịu trách nhiệm buộc người sáng lập đưa ra các quyết định then chốt.

Mục tiêu càng cụ thể càng tốt

“Nếu khởi nghiệp ở ngành tương tự với lĩnh vực mà chúng ta đang làm thuê thì có thể áp dụng một số kiến thức, kinh nghiệm đã có. Tuy nhiên, các điều tra, nghiên cứu thị trường quy mô vài chục nghìn tỷ nhưng chưa chắc đã dành cho bạn. Khi khởi nghiệp, trước hết, hãy tập trung và làm tốt 1 công đoạn trong 1 chuỗi giá trị”, ông Mã Thanh Danh chia sẻ kinh nghiệm trong vai trò người đi trước.

Lấy ví dụ về ngành fintech, những người khởi đầu có thể chọn 1 trong 5 lĩnh vực chính gồm thanh toán, huy động nhóm, tài chính cá nhân, quản lý dữ liệu lớn và blockchain. Việc gia công phần mềm trước khi bắt tay khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cũng là một giải pháp, vừa tích lũy kinh nghiệm cũng như đảm bảo có dòng tiền đầu tiên. Điều này có ý nghĩa quan trọng với đa số dự án khởi nghiệp, phần vì khi “sáng mở mắt ra đã có một loạt chi phí phải giải quyết”.

Rủi ro luôn tồn tại trong mọi mặt của cuộc sống nói chung và các quyết định khởi nghiệp nói riêng. Thay vì dành nguồn lực để tránh rủi ro, chúng ta có thể nghĩ đến phương cách quản trị, nghĩa là đặt rủi ro trong tầm kiểm soát. Những lưu tâm về vấn đề pháp lý khi hoạt động trong lĩnh vực công nghệ chẳng hạn.

“Rủi ro không tự nhiên ập đến mà đều có dấu hiệu trước đó. Đối tác giảm số lượng cung cấp là ví dụ. Kể cả khi doanh nghiệp đang vận hành trơn tru vẫn phải có những kế hoạch dự phòng và chuẩn bị cho các chiến lược kế tiếp”, ông Danh chia sẻ.

Hơn 3 năm trước, Kido (trước đây là Kinh Đô) khiến mọi cổ đông hoang mang về một tương lai không mấy tươi sáng khi bán 80% “nồi cơm” là mảng bánh kẹo cho Mondelēz International để nhận về 370 triệu USD.  Đại diện này lý giải, họ muốn tham gia vào ngành có quy mô lớn hơn, cụ thể là dầu ăn - với con số 3 tỷ USD cũng như ít rủi ro hơn bởi thuộc nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu.

Để nhanh chóng đạt doanh thu trên 7.000 tỷ đồng và doanh thu 561 tỷ đồng năm 2017, Kido đã thực hiện hàng loạt thương vụ M&A trong thời gian qua như một chiến lược cốt yếu và dần xưng vương ở ngành thực phẩm thiết yếu có quy mô 250.000 tỷ đồng. Cụ thể, họ chi phối 75,44% vốn chủ sở hữu CTCP Dầu thực vật Tường An (trong mảng thực phẩm đóng gói, đứng thứ 2 về thị phần dầu ăn tại Việt Nam với 16%), 51% Tổng công ty công nghiệp dầu thực vật Việt Nam Vocarimex chuyên kinh doanh dầu ăn công nghiệp và 65% CTCP thực phẩm đông lạnh Kido (mã: KDF),...

“Đây là cách nhanh và ngắn nhất để tham gia vào thị trường cũng như đảm bảo nguồn lợi cho cổ đông. Thất bại trong quá trình chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Tập đoàn lớn như Kido nhảy sang lĩnh vực mới cũng là khởi nghiệp”, Phó Tổng giám đốc Kido chia sẻ.

Chọn bạn đồng hành lấp khoảng trống

Mỗi cá nhân đều sở hữu những điểm mạnh riêng biệt và có thể bổ sung mảnh khuyết từ đội ngũ còn lại. Người sáng lập giỏi điều hành, xây dựng chiến lược sẽ cần ít nhất một đồng hành thành thạo kỹ năng tài chính hay marketing,...Tuy nhiên, chúng ta nên khắc phục điểm yếu của bản thân hay tiếp tục phát triển thế mạnh?

Theo ông Danh, không nhất thiết phải dành nhiều nguồn lực cho việc cải thiện những năng lực còn hạn chế mà cần tập trung nâng cao lợi thế của bản thân và nhất quyết hướng đến mục tiêu “khi nhắc đến một lĩnh vực cụ thể, bạn phải là người giỏi nhất”.

Chưa kể đến năng lực điều hành trong vai trò người lãnh đạo cũng như hiểu sản phẩm, cốt để bán bán hàng và giữ khách hàng. Kế đến là xây dựng kế hoạch gọi vốn, có thể thông qua các buổi gặp gỡ, hội thảo liên quan, tích lũy kiến thức ngành cũng như gia tăng cơ hội gặp gỡ, hợp tác trong tương lai.

Yếu tố quyết định thành công cho quá trình gọi vốn từ Qũy đầu tư tài chính lẫn nhà đầu tư thiên thần không chỉ dựa trên ý tưởng khởi nghiệp mà còn thể hiện qua đội ngũ vận hành, đặc biệt nhóm sáng lập. Theo đó, khả năng đưa và phân tích các giải pháp chinh phục ngành hàng cũng như thể hiện năng lực thực thi sẽ trở thành điểm cộng cho nhà đầu tư đặt niềm tin. Bởi cốt lõi, yêu cầu đầu tiên mà các Qũy quan tâm là liệu, họ có bảo toàn nguồn vốn rót vào trước khi đòi hỏi khả năng sinh lời.

Tố chất nào căn bản và cần thiết cho người khởi nghiệp phải có, nếu không, tỷ lệ thất bại sẽ cao hơn nhóm còn lại. Đó là dám chịu trách nhiệm.

“Họ phải từng là lãnh đạo bộ phận nào đó của doanh nghiệp. Nghĩa là đã có quá trình chịu trách nhiệm trước các quyết định đã đưa ra cùng đội đội. Còn nếu không có tố chất lãnh đạo, hãy tìm kiếm người đồng sáng lập sở hữu điều đó”, Phó Tổng tập đoàn Kido và Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tư vấn và Đầu tư CIB nhấn mạnh.


baodautu.vn

Việc làm Quản lý điều hành

Ví dụ về tố chất của doanh nhân
Tố chất là gì?

Tố chất là gì? Chưa có một khái niệm nào cụ thể cho tố chất là gì cả. Tuy nhiên, ta có thể định nghĩa tố chất như sau: Để hiểu rõ tố chất là gì ta đi giải nghĩa “chất” là như thế nào. Chất ở đây là nói đến thể chất của con người, và là một các bản thể như khí chất, còn tố là nguyên, hoặc có thể hiểu là nguyên chất. Như vậy, “tố chất” ta có thể hiểu đó là bản chất nguyên của mỗi người. Con người khác nhau sẽ có những tố chất khác nhau và nó thể hiện riêng của mỗi người.

Để hiểu rõ hơn về định nghĩa tố chất là gì? Có có ví dụ cụ thể như trong một lớp học vẽ sẽ có những đứa trẻ vẽ rất đẹp và có những đứa trẻ lại không có. Đó chính là thể hiện tố chất của một đứa trẻ về khả năng năng hội họa của nó. Từ ví dụ này, ta có thể thấy rằng tố chất giống khả năng thiên bẩm của mỗi người, là thứ tự có và được bộc lộ ra trong quá trình sống của họ, qua việc họ thể hiện nó hàng ngày thiên bẩm về một vấn đề nào đó.

Có tố chất là gì? Bạn thường hay thấy mọi người nói rằng: “Thằng bé này có tố chất lãnh đạo” hay “con bé kia có tố chất trở thành người nổi tiếng”. Vậy như thế nào được gọi là có tố chất. Ở mỗi ngành nghề khác nhau hay các vị trí khác nhau trong công việc đều có những kỹ năng chuyên môn riêng cần có cho công việc đó hay cho vị trí xã hội đó. Người có tố chất là người thể hiện ra cho mọi người thấy được năng lực của bản thân trong một lĩnh vực nào đó, hoặc cho vị trí xã hội nào đó. Khi bạn có sẵn tố chất bạn không cần mất nhiều thời gian để cố gắng như những người khác mà bạn vẫn có thể đạt được kết quả tốt nhờ vào tố chất thiên phú của mình.

Ai sẽ là người có tố chất? Tất cả chúng ta đều là những người có tố chất, chỉ là tố chất của mỗi người là khác nhau và môi trường để thể hiện tố chất của bản thân như thế nào? Không có ai là không có tố chất, bạn có thể không có tố chất này của người khác nhưng bạn sẽ có tố chất ở một lĩnh vực nào đó mà bạn chưa nhân ra và người khác cũng có thể ghen tỵ với tố chất mà bạn có.

Việc làm trưởng phòng nhân sự

Tố chất và kỹ năng lãnh đạo là thiên bẩm của con người trong khả năng đứng đầu của một tổ chức, tập thể nào đó. Tố chất đó là sự thể hiện qua các kỹ năng cần có của một người lãnh đạo nên có bao gồm những kỹ năng sau:

Ví dụ về tố chất của doanh nhân
Tố chất là gì? Những kỹ năng và tố chất cần có của một người lãnh đạo

Các kỹ năng cần có để bạn có thể trở thành một người lãnh đạo trong tương lai bao gồm những tố chất sau:

+ Kỹ năng lãnh đạo: Kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng rất quan trọng để trở thành một nhà lãnh đạo, một nhà quản lý. Cụm từ “lãnh đạo” ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong việc nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng chính của một người lãnh đạo là xử lý thay đổi và xử lý các vấn đề xảy ra có tổ chức, doanh nghiệp đó. Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng sử dụng người của người lãnh đạo đứng đầu của doanh nghiệp, việc sử dụng các nhân tài và lãnh đạo họ làm việc hiệu quả là một kỹ năng lãnh đạo tài giỏi của một nhà lãnh đạo.

+ Kỹ năng lập kế hoạch: Để trở thành một người lãnh đạo giỏi bạn cần phải là người có kỹ năng về lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch để hoạt động một cách hiệu quả nhất. Khi bạn là một người lãnh đạo bạn phải ra quyết định cho hoạt động của tổ chức và toàn bộ công ty sẽ hoạt động theo kế hoạch mà bạn đề ra. Nhà lãnh đạo là người ra kế hoạch và truyền tải thông tin về kế hoạch đó đến nhân viên trong doanh nghiệp. Nhân viên chính là người thực hiện các kế hoạch mà lãnh đạo đề ra đó.

+ Kỹ năng về giải quyết vấn đề: Là một người lãnh đạo và để người khác được thán phục bạn, thì người lãnh đạo của tổ chức đó cần có những kỹ năng về giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề một cách khôn khéo nhất. Các vấn đề gặp phải trong hoạt động của tổ chức hoặc doanh nghiệp là rất nhiều nên bạn cần là người có kỹ năng giải quyết vấn đề khi xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn của kế hoạch.

+ Kỹ năng giao tiếp tốt: Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cần của của tất cả các vị trí. Đặc biệt là một người lãnh đạo bạn cần có khả năng giao tiếp tốt để tạo được các mối quan hệ tốt đẹp, cũng như việc truyền tải thông tin qua việc giao tiếp với nhân viên, với đối tác của mình.

+ Kỹ năng truyền cảm hứng: Truyền cảm hứng là một điều cần thiết của một người lãnh đạo. Truyền cảm hứng cho nhân viên của mình là một kỹ năng rất cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi.

Trên đây là các kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo. Nếu bạn có đủ các kỹ năng trên chắc chắn bạn là một nhà lãnh đạo giỏi.

Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

2.2. Những tố chất cần có để trở thành một người lãnh đạo

Những tố chất cần có của một nhà lãnh đạo đó là:

+ Niềm say mê với việc lãnh đạo con người

+ Tham vọng đứng đầu và lãnh đạo những người khác

+ Cần có sự hiểu biết và ham học hỏi. là một người lãnh đạo cần tố chất trong việc hiểu biết các vấn đề trong xã hội và đặc biệt là các vấn đề liên quan đến công việc của mình.

+ Có tầm nhìn xa trông rộng để hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đúng đắn cho doanh nghiệp.

+ Khả năng sáng tạo là một điều cần có của một lãnh đạo doanh nghiệp, công ty hay doanh nghiệp có đi được ra và tồn tại lâu bền hay không phụ thuộc rất nhiều khả năng sáng tạo của người lãnh đạo, không chỉ là sự sáng tạo trong công việc mà con cần có sự sáng tạo trong cách quản lý nguồn nhân lực của doanh nghiệp để đạt hiệu quả tốt nhất.

+ Khả năng truyền đạt đến nhân viên trong doanh nghiệp

+ khả năng làm việc theo nhóm

+ Khả năng đối mặt với những rủi ro và xoay xở xử lý tốt các vấn đề xảy ra trong công việc

+ Dũng cảm trong các thử thách và khó khăn gặp phải khi lãnh đạo tập thể, doanh nghiệp.

+ Dám chịu trách nhiệm cho những hoạt động của nhân viên và các hoạt động của doanh nghiệp

Việc làm quản lý nhân sự

2.3. Những phẩm chất nên có để trở thành lãnh đạo

Để trở thành một nhà lãnh đạo hay bạn đang đứng ở cương vị một nhà lãnh đạo thì bạn cần phải có những phẩm chất sau: 

+ Là một người có tầm nhìn xa, và sâu rộng. Việc nhìn xa vấn đề sẽ quyết định được việc nên lập những kế hoạch như thế nào trong kinh doanh để đưa doanh nghiệp phát triển. Một người lãnh đạo không chỉ có kỹ năng lãnh đạo mà còn cần có tầm nhìn xa để đưa ra quyết định đúng đắn cho tổ chức, hoặc doanh nghiệp

+ Cần là một người có sự tự tin. Sự tự tin thể hiện ở việc người lãnh đạo có lòng tin vào chính mình và có sự tự tin trong mọi hoạt động từ việc giao tiếp đến giải quyết vấn đề, đến lập kế hoạch. Sự tự tin của một người lãnh đạo được hình thành từ những trải nghiệm và rèn luyện theo thời gian mà tạo nên. Để trở thành một lãnh đạo thì tự tin là một phẩm chất cực kỳ cần thiết.

+ Tính kiên định trong việc ra quyết định của bản thân. Là một người lãnh đạo bạn cần có chứng kiến của riêng mình, không thể là một người dễ lung lay. Luôn kiên định trong những quyết định mà mình đưa ra, là một người có lập trường. Tuy nhiên, tính kiên định trong quyết định của một người lãnh đạo không đồng nghĩa với tính bảo thủ và ngoan cố trong việc đưa ra quyết định của mình.

+ Biết chấp nhận mạo hiểm: Sự thử thách là một điều khó khăn và đây luôn là một vấn đề mà một nhà lãnh đạo cần có. Luôn bất chấp mạo hiểm để có sự thành công và sự mạo hiểm của bạn là xứng đáng.

+ Kiên trì: Để trở thành một vị lãnh đạo giỏi bạn cần phải là một người kiên trì, gặp khó không nản, không bỏ cuộc khi thất bại. Để có thể lãnh đạo được tập thể và tạo động lực làm việc cho nhân viên thì bạn cần là người có tính kiên trì.

+ Hy sinh lợi ích cá nhân: Là một người lãnh đạo bạn cần đề cao lợi ích chung của tập thể hơn là lợi ích cá nhân. Hy sinh bản thân và cống hiến hết mình cho công việc là một điều cần có để trở thành lãnh đạo.

3. Biểu hiện của người có tố chất lãnh đạo là như thế nào?

Những người có tố chất lãnh đạo thường có những biểu hiện những tố chất như:

Ví dụ về tố chất của doanh nhân
Tố chất là gì? Biểu hiện của tố chất lãnh đạo

+ Trao quyền: Trao quyền là việc phân chia công việc theo khả năng cho mọi người để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Là một người có khả năng phân công nhiệm vụ theo chức trách và giúp đỡ họ khi học gặp khó khăn và cần đến bạn.

+ Trí tuệ: Cần là một người thông minh trong việc quyết đoán khả năng của nhân viên cũng như có trí tuệ trong việc nhìn nhận các vấn đề . Trí tuệ là một tố chất, là biểu hiện của một người lãnh đạo.

+ Tư duy logic: Tư duy logic là nền tảng cho các vấn đề được làm và giải quyết một cách hợp lý nhất. Tư duy logic sẽ khiến bạn đạt kết quả cao trong tất cả các vấn đề và thành công trong công việc

+ Luôn đặt câu hỏi tại sao: Luôn đặt câu hỏi tị sao là một việc làm thể hiện bạn hiểu về vấn đề đó và muốn họ trả lời những câu hỏi tại sao của mình nhằm xây dựng một tập thể tốt hơn, và phát triển hơn.

+ Tập trung vào giải pháp chứ không tập chung vào vấn đề: Khi có vấn đề xảy ra nếu bạn có tốt chất lãnh đạo bạn sẽ tập trung vào việc giải quyết vấn đề xảy ra đó hơn là xác minh vấn đề. Luôn tìm cách để giải quyết vấn đề nhanh gọn và hiệu quả nhất.

+ Học hỏi không ngừng: Học hỏi là một đức tính cần thiết của con người vì học không bao giờ là đủ. Là một người lãnh đạo thì bạn cũng rất cần phải học hỏi nhiều hơn nữa

+ Giúp đỡ người khác trở lên tốt hơn: “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa đi cùng nhau” là một người lãnh đạo muốn bền vững và phát triển lâu dài bạn cần có tình thần giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

+ Biết cách lắng nghe: Bạn là người biết lắng nghe ý kiến từ người khác. Nghe nhiều hơn nói là cách để bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

+ Mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân: Mạnh dạn đề xuất quan điểm của mình cũng là một tố chất để trở thành lãnh đạo. Là một người có chính kiến của mình và mạnh dạn nói nên ý kiến cá nhân của bản thân.

+ Quyết đoán trong quyết định của bản thân: Việc bạn kiên định trong quyết định của mình, không bị lung lay, tác động của những người khác sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác hơn và đây là một tố chất cần có của một nhà lãnh đạo.

Qua những chia sẻ của timviec365.vn về tố chất là gì? Đâu là tố chất và kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo và Biểu hiện của một người có khả năng lãnh đạo là những biểu hiện như thế nào đều được nói ở trên. Qua bài sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức mới về hiểu biết thêm và tự đánh giá bản thân mình có khả năng trở thành một lãnh đạo hay không.