Ví dụ nào sau đây không thuộc cách li sinh sản

Ví dụ nào nào sau đây không thuộc dạng cách li sau hợp tử?

Ví dụ nào nào sau đây không thuộc dạng cách li sau hợp tử?

A. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không có khả năng sinh sản.

B. Hạt phấn của cây thuộc loài A không mọc được trên đầu nhụy của cây thuộc loài B.

C. Giao tử đực kết hợp được với giao tử cái tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển.

D. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Phương án đúng là:


Câu 4241 Thông hiểu

Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?

(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.

(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.

(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.

Phương án đúng là:


Đáp án đúng: d


Phương pháp giải

Loài và các cơ chế cách li sinh sản của loài --- Xem chi tiết

...

Trắc nghiệm: Loài và các cơ chế cách li (moon.vn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.63 KB, 7 trang )

Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

LOÀI VÀ CÁC CƠ CHẾ CÁCH LI
Group Fb thảo luận bài học: //www.facebook.com/groups/HocSinhcungthayNghe/

Câu 1 [698056]: Loài sinh học là nhóm cá thể
A.có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, sinh ra con có sức sống, có khả năng sinh sản và
cách li sinh sản với nhóm quần thể khác.
B. của quần thể phân bố trong một khu vực địa lí, thích nghi với những điều kiện sinh thái xác định.
C.có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên, sinh ra con có sức sống, không cách li sinh sản
với nhóm quần thể khác.
D.kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những phần khác nhau của cơ thể vật chủ, có khả
năng giao phối với nhau.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698056]
Câu 2 [698057]: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận hai cá thể chắc chắn thuộc hai loài sinh học khác nhau
là chúng
A.cách li sinh sản với nhau.
B. có hình thái khác nhau.
C.sinh ra con bất thụ.
D. không cùng môi trường.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698057]
Câu 3 [698058]: Các cá thể thuộc các loài khác nhau sinh sản vào các mùa khác nhau nên chúng
không có điều kiện giao phối với nhau là thuộc dạng cách li nào sau đây?
A.Cách li nơi ở.
B. Cách li tập tính.
C.Cách li cơ học.
D. Cách li thời gian.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698058]
Câu 4 [698059]: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối


với nhau. Đó là dạng cách li:
A.tập tính.
B. cơ học.
C.trước hợp tử.
D. sau hợp tử.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698059]
Câu 5 [698060]: Cách li nơi ở là
A.các loài sống ở các khu vực địa lí khác nhau và mặc dù những cá thể của các loài có họ hàng gần
gũi nhưng không giao phối với nhau.
B. các loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi
và sống ở những sinh cảnh khác nhau nên không giao phối với nhau.
C.các loài sống các khu vực địa lí khác nhau và những cá thể của các loài không có mối quan hệ họ
hàng với nhau nên không giao phối với nhau.
D.các loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng những cá thể của các loài không có quan hệ
họ hàng gần gũi nên chúng không thể giao phối với nhau.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698060]
Câu 6 [698061]: Khi nói về cách li sau hợp tử, hiện tượng nào sau đây đúng?
A.Loài cỏ băng sống ở bãi bồi sông Vonga không ra hoa cùng thời điểm với loài cỏ băng sống bên
trong bờ đê của dòng sông này.
B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối.
C.Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
D.Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698061]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ


www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 7 [698062]: Hai quần thể thỏ được phân cách bằng dãy núi khoảng 1 triệu năm. Theo thời gian,
những ngọn nói bị xói mòn , và bây giờ xuất hiện một lối đi cho phép tiếp xúc giữa các cá thể từ hai
quần thể, Các nhà khoa học đang nghiên cứu những con thỏ này và xác định rằng chúng bây giờ là hai
loài riêng biệt do sự cách ly sinh sản trước hợp tử. Những điều nào sau đây không hỗ trợ cho kết luận
này?
A.Thỏ của hai quần thể sinh sản vào những thời điểm khác nhau trong năm.
B. Thỏ của hai quần thể sử dụng các tập tính rất khác nhau để thu hút bạn tình
C.Thỏ của hai quần thể có cấu trúc sinh sản không tương thích
D.thỏ của hai quần thể tạo ra con cái với số lượng nhiễm sắc thể kỳ quặc
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698062]
Câu 8 [698063]: Trong các loại cách li trước hợp tử, cách li tập tính có đặc điểm
A.Mặc dù sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng các cá thể của các loài có họ hàng gần gũi và
sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau.
B. Các cá thể của các loài khác nhau có thể có những tập tính giao phối riêng nên chúng thường
không giao phối với nhau.
C.Các cá thể của các loài khác nhau có thể sinh sản vào những mùa khác nhau nên chúng không có
điều kiện giao phối với nhau.
D.Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng
không thể giao phối với nhau.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698063]
Câu 9 [698064]: Ba loài ếch: Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica cùng sinh sống trong
một đầm lầy. Song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch
này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về kiểu cách li nào?
A.Cách li tập tính.
B. Cách li thời gian.
C.Cách li sinh thái.
D. Cách li sau hợp tử và con lai bất thụ.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698064]


Câu 10 [698066]: Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là cách ly sau hợp tử?
A.gà và công có tập tính sinh dục khác nhau nên không giao phối với nhau.
B. lai giữa ngựa và lừa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
C.hai loài có sinh cảnh khác nhau nên không giao phối được với nhau.
D.cấu tạo hoa ngô và hoa lúa khác nhau nên chúng không thụ phấn được cho nhau.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698066]
Câu 11 [698068]: Trong chăn nuôi, tiến hành phép lai giữa lừa và ngựa sinh ra con la. Con la trưởng
thành có sức khỏe bình thường song không có khả năng sinh sản. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
A.Cách li trước hợp tử.
B. Cách li sau hợp tử.
C.Cách li tập tính.
D. Cách ly sinh cảnh.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698068]
Câu 12 [698071]: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm
thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới
được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A.Cách li cơ học
B. Cách li sinh thái
C.Cách li tập tính
D. Cách li không gian
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698071]
Câu 13 [698073]: Ví dụ nào nào sau đây không thuộc dạng cách li sau hợp tử?
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe



A.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng không
có khả năng sinh sản.
B. Hạt phấn của cây thuộc loài A không mọc được trên đầu nhụy của cây thuộc loài B.
C.Giao tử đực kết hợp được với giao tử cái tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển.
D.Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698073]
Câu 14 [698075]: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
I. Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong
một lồng lớn thi người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.
II. Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của loài cây khác.
A.1.
B. 3.
C.4.
D. 2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698075]
Câu 15 [698077]: Hiện tượng bất thụ của cơ thể lai xảy ra là do:
A.Bộ NST của hai loài khác nhau gây ra trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.
B. Sự khác biệt trong chu kì sinh sản bộ máy sinh dục không tương ứng ở động vật.
C.Chiều dài của ống phấn không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia ở thực vật.
D.Hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhụy của loài kia ở thực vật hoặc tính trùng
của loài này bị chết trong đường sinh dục của loài khác.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698077]
Câu 16 [698079]: Một số loài muỗi Anopheles sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước
chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. Loại cách li sinh sản nào cách li những loài nói trên?
A.Cách li tập tính.
B. Cách li nơi ở.


C.Khác nhau thời gian chín sinh dục.
D. Cách li cơ học.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698079]
Câu 17 [698081]: Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
I. Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
II. Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
III. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
IV. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
A.1.
B. 4.
C.3.
D. 2.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698081]
Câu 18 [698082]: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử:
(1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia
sống trên cạn.
(2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai
phát triển không hoàn chỉnh.
(3) Ngựa lai với lừa sinh ra con la bất thụ.
(4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm
phương tây giao phối vào cuối hè.
(5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương
thích nên không thể kết hợp được với nhau.
(6) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
Đáp án đúng là:
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình



Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

A.(2), (3), (6).
C.(1), (3), (6)

www.facebook.com/phankhacnghe

B. (2), (3), (5)
D. (2), (4), (5).
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698082]

Câu 19 [698084]: Cho các hiện tượng dưới đây:
I. Hai loài chồn hôi sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài ở phía đông giao phối vào cuối mùa
đông, một loài sống ở phía tây giao phối vào cuối mùa hè.
II. Hai loài chim chân xanh ở đảo Galapagos không thể giao phối với nhau chúng thực hiện những
điệu múa quyến rũ bạn tình khác nhau trước khi giao phối.
III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của loài cây khác.
V. Hai loài rắn sọc, một loài sống chủ yếu ở nước, một loài sống chủ yếu ở trên mặt đất.
Hiện tượng thể hiện sự cách li sinh thái và cách li tập tính lần lượt là
A.I, II.
B. II, III.
C.IV, V.
D. IV, I.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698084]
Câu 20 [698086]: Trong một hồ ở Châu Phi có 2 loài cá khác nhau về màu sắc: một loài có màu đỏ,
một loài có màu xám và chúng cách li sinh sản với nhau. Tuy nhiên, khi nuôi 2 loài cá trên trong bể có
chiếu sáng đơn sắc làm cho cơ thể chúng có cùng màu thì các cá thể của loài này lại giao phối với
nhau và sinh con. Hai loài này được hình thành bởi cơ chế cách li nào sau đây ?


A.Cách li sinh thái.
B. Cách li cơ học.
C.Cách li địa lí.
D. Cách li tập tính.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698086]
Câu 21 [698088]: Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li?
A.Trước hợp tử
B. Tập tính
C.Sau hợp tử
D. Cơ học.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698088]
Câu 22 [698090]: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau.
Những lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
I. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
II. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
III. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
IV. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
V. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
VI. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
A.I, II, V, VI.
B. I, II, III, IV, V, VI.
C.I, II, III, IV, V.
D. I, III, V, VI.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698090]
Câu 23 [698091]: Các cơ chế cách ly có bao nhiêu vai trò dưới đây?
I. Góp phần vào sự hình thành loài mới.
II. Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể cùng loài.
III. Phân hóa các kiểu gen trong quần thể gốc.
IV. Không tác dụng đối với từng gen riêng rẽ mà tác dụng đến toàn bộ kiểu gen.
A.1.


B. 3.
C.2.
D. 4.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698091]
Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

Câu 24 [698095]: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường cách li tập tính, nhân tố trực
tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là
A.chọn lọc tự nhiên.
B. giao phối không ngẫu nhiên.
C.tập quán hoạt động.
D. cách li tập tính.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698095]
Câu 25 [698097]: Có bao nhiêu hiện tượng dưới đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?
I. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của các loài cây khác.
V. Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
VI. Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
A.2.
B. 3.


C.4.
D. 5.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698097]
Câu 26 [698099]: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Có
bao nhiêu lí do trong các lí do sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
I. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
II. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
III. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
IV. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
V. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
VI. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
A.4.
B. 3.
C.5.
D. 6
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698099]
Câu 27 [698101]: Nội dung nào sau đây nói về cách li sau hợp tử?
A.Các cá thể giao phối với nhau tạo ra hợp tử, nhưng hợp tử không phát triển thành con lai.
B. Các cá thể có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau, nên không giao phối với nhau.
C.Các cá thể sống ở những sinh cảnh khác nhau, nên không giao phối với nhau.
D.Các cá thể có những tập tính giao phối riêng, nên thường không giao phối với nhau.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698101]
Câu 28 [698103]: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li sau hợp tử?
A.Tinh trùng ngỗng vào đường sinh dục của vịt cái thì bị chết ngay do thay đổi môi trường.
B. Hạt phấn của mướp thụ phấn cho hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống
phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không gặp được noãn của bí để thụ tinh.
C.Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển được.
D.Ngựa vằn phân bố ở Châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698103]
Câu 29 [698104]: Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử?


A.Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
B. Cừu giao phối với dê, hợp tử bị chết ngay sau khi hình thành.
C.Một số loài chim sống trong cùng một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con
lai phát triển không hoàn chỉnh và bị bất thụ.
D.Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau do tập tính ve vãn bạn tình khác nhau.

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698104]
Câu 30 [698105]: Những hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?
I. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á
II. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hơp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
III. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
IV. Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn
cho hoa của các loài cây khác.
A.I, II.
B. III, IV.
C.II, III.
D. I, IV.
[Ctrl +  để xem lời giải chi tiết: ID = 698105]

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG


MOON.VN – Học để khẳng định mình


Khóa học Pro SAT Sinh học – Thầy Phan Khắc Nghệ

www.facebook.com/phankhacnghe

Pro S.A.T – Giải pháp toàn diện cho kì thi THPTQG

MOON.VN – Học để khẳng định mình



Video liên quan

Chủ đề