Vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu 2023

Vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu 2023

NHNN tiếp tục mục tiêu giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp, người dân trong năm 2022 - 2023. Ảnh: Trọng Hiếu

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, TP.HCM, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

NHNN cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất. Song song với đó là tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp với thực tiễn thị trường, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống nhằm hỗ trợ các đối tượng vay vốn, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về vấn đề tiếp tục giảm lãi suất, NHNN cho biết trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, năm 2020, mức lãi suất điều hành đã giảm mạnh 1,5 - 2%, đây là mức giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực. Đồng thời NHNN cũng đã tiếp tục giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021.

Đặc biệt, số tiền mà hệ thống các TCTD đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội lên tới gần 40.000 tỷ đồng, được sử dụng bằng chính nguồn lực tài chính của mình.

Đối với giai đoạn 2022-2023, NHNN cho biết cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5 - 1% trong 2 năm 2022 - 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Cùng với đó, để bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, đặc biệt là người lao động, người nghèo, người yếu thế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, tại Nghị quyết số 43/2022/QH (ngày 11/1/2022) và Nghị quyết số 11/NQ-CP (ngày 30/1/2022) về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã chỉ đạo hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 đối với các khoản vay có lãi suất cho vay trên 6%/năm và được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn 2022-2023 với tổng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất tối đa 3.000 tỷ đồng.

Về đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, NHNN cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các TCTD. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này.

Để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD triển khai thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; khuyến khích các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi.

STNN – Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) triển khai chương trình Cho vay Hỗ trợ Lãi suất từ Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022-2023 với chính sách hỗ trợ 2%/năm lãi suất vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh nhằm chung tay cùng Chính phủ và NHNN hoàn thành đẩy nhanh quá trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội hậu COVID-19. Chương trình được thực hiện từ nay đến hết 31/12/2023.

Vay ngân hàng lãi suất bao nhiêu 2023
Gói hỗ trợ lãi suất vay 2%/năm có quy mô lên đến 40.000 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước triển khai trong 02 năm 2022-2023.

Theo đó, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo quy định của Nghị định 31/2022/NĐ-CP sẽ được xem xét giảm lãi suất 2%/năm khi vay vốn tại SeABank nếu thuộc các lĩnh vực quy định, bao gồm: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin. Ngoài ra, các khoản vay vốn với mục đích xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên (không bao gồm kinh doanh bất động sản), vay vốn xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục hợp lệ cũng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất của SeABank.

Đây là gói hỗ trợ có quy mô lên đến 40.000 tỷ đồng được Ngân hàng Nhà nước triển khai trong 02 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại. SeABank sẽ tích cực triển khai, tuân thủ đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, kịp thời, đúng đối tượng, đúng mục đích nhằm mang lại lợi ích tối ưu và sự thuận lợi cho các khách hàng theo tôn chỉ “Lấy khách hàng làm trọng tâm” của SeABank, qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid, SeABank còn đồng hành cùng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ bằng cách triển khai nhiều giải pháp tài chính với nhiều ưu đãi về lãi suất vay, hạn mức thấu chi không có tài sản đảm bảo và đa dạng các hình thức tài sản đảm bảo, cùng nhiều chương trình, chính sách ưu đãi chuyên biệt như: chương trình hỗ trợ tài chính “Cho vay doanh nghiệp nữ chủ”; lãi suất cho vay VNĐ ngắn hạn tối thiểu 5,6%/năm, miễn phí trả nợ trước hạn; lãi suất cho vay trung dài hạn tối thiểu 8%/năm trong 12 tháng đầu, miễn phí trả nợ trước hạn sau 36 tháng…

Đây là những chính sách được SeABank ban hành nhằm giúp mở rộng cho vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính khí hậu và thúc đẩy thương mại quốc tế. Cùng với những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid, ngân hàng hướng tới tạo điều kiện tăng trưởng và mang lại cơ hội cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, đồng thời chung tay xây dựng một nền kinh tế ổn định, phát triển.

Được thành lập vào năm 1994, SeABank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam với gần 2 triệu khách hàng, gần 5.000 nhân viên và gần 180 điểm giao dịch trên toàn quốc. Mục tiêu của SeABank là trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu với chiến lược lấy khách hàng làm trọng tâm bằng cách cung cấp hệ thống các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng cho các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn.

SeABank được coi là một trong những ngân hàng trụ cột trong hệ thống các ngân hàng với số vốn điều lệ gần 19.809 tỷ đồng, được Moody’s xếp hạng Ba3 ở nhiều danh mục quan trọng, đồng thời là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế Basel III.

Theo chiến lược phát triển “Hội tụ số”, SeABank tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận hành nội bộ và đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quy trình, gia tăng hiệu quả hoạt động, mang đến cho khách hàng trải nghiệm khác biệt về dịch vụ ngân hàng số, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ được yêu thích nhất.

Chi tiết vui lòng truy cập website: www.seabank.com.vn

Nguyễn Long