Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại của thời gian

Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại của thời gian

1. Những năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biến động. Những tác phẩm B của nhà văn/nhà thơ A mãi là bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng đã ghi lại quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian.

2. Khép lại những trang văn/trang thơ ấy, trong lòng bạn đọc vẫn bồi hồi bao cảm xúc. Tác giả A đã gieo vào lòng chúng ta bao cảm xúc dạt dào không chỉ cho hôm nay mà còn mãi mai sau về (vấn đề nghị luận). Chính điều đó đã tạo nên sức sống bất diệt cho tác phẩm, làm cho người đọc càng yêu thế giới văn học hơn.

3. (Vấn đề nghị luận) trong tác phẩm B có lẽ chính là nét vẽ đẹp nhất mà người nghệ sĩ A đã tạo nên trong sự nghiệp sáng tác của mình. Dù cho ở quá khứ, hiện tại hay tương lai, tác phẩm B vẫn sống mãi với thời gian. Thật đúng với lời nhận định: “Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại, mình nó không chấp nhận quy luật của cái chết”.

4. Sau khi đọc xong một tác phẩm văn học, tôi tự hỏi “Tác phẩm B đó đem lại điều gì mà khiến nhiều bạn đọc yêu thích đến thế?”. Có lẽ tác giả A đã dùng tất cả lớp ngôn từ tinh tế nhất để tạo nên (vấn đề nghị luận) của tác phẩm B đến độ hoàn hảo như vậy.

5. Xuân Diệu quan niệm: “Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa”. Tác giả A đã đem hiện thực ấy vào trong trang viết của mình một cách tự nhiên, đồng thời A cũng khiến trái tim người đọc tan chảy khi suy ngẫm về ( vấn đề nghị luận) của tác phẩm B. Quả thực văn học chân chính nằm ngoài sự băng hoại của thời gian nên tác phẩm B vẫn sáng ngời cho đến tận hôm nay và mãi mãi về sau”.

Để giúp ích cho các em thật nhiều trong kì thi quan trọng sắp tới thì chỉ có thể là những buổi học tại KHÓA VĂN VIP 2K7 – một khóa học sẽ giúp các em cải thiện cũng như nâng cao kĩ năng làm bài để đạt được kết quả cao nhất.

Đăng ký khóa học và đọc thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác của Học Văn Chị Hiên tại đây: Facebook Học Văn Chị Hiên THCS. Youtube Học Văn Chị Hiên. Instagram Học Văn Chị Hiên. Tiktok Học Văn Chị Hiên.

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Học Tập > Học Online >

Văn học nằm ngoài mọi sự băng hoại của thời gian

CÂU 1 : ( 8 điểm )

Một nhà triết học nói : “ Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả . Nó phải làm thế nào thì nó trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.”

Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về câu nói trên.

CÂU 2 : (6 điểm)

Anh (chị ) có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của Xan Tư Khốp Sêđrin:

“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.”

Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án học sinh giỏi đồng bằng sông Cửu Long lần XV môn: Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỒNG THÁP LẦN XV ---------------------------------------------------------------- ---------------------------------------- Đề chính thức ĐỀ THI MÔN: VĂN Thời gian làm bài :180 phút ( không kể thời gian phát đề ) Ngày thi : 05 tháng 01 năm 2008 ( Đề thi gồm có: 01 trang ) CÂU 1 : ( 8 điểm ) Một nhà triết học nói : “ Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả . Nó phải làm thế nào thì nó trở thành như thế ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra.” Anh ( chị ) có suy nghĩ gì về câu nói trên. CÂU 2 : (6 điểm) Anh (chị ) có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của Xan Tư Khốp Sêđrin: “Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại. Chỉ mình nó không thừa nhận cái chết.” CÂU 3 : ( 6 điểm) Nhà văn Kim Lân đã nói về truyện ngắn Vợ nhặt của mình : “ Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống” Hãy làm sáng tỏ điều đó qua các nhân vật trong tác phẩm Vợ nhặt của ông. Hết SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỒNG THÁP LẦN XV ---------------------------------------------------------------- ---------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: VĂN (Hướng dẫn chấm và biểu điểm câu 1 gồm có: 01 trang ) CÂU 1 : ( 08 điểm ) I. YÊU CẦÂU CHUNG : - Biết vận dụng linh hoạt và sáng tạo các thao tác nghị luận trong việc tổ chức bài văn nghị luận xã hội. - Làm sáng tỏ tư tưởng của đề bằng các thao tác nghị luận thích hợp. - Nêu được suy nghĩ về vai trò ,trách nhiệm của mỗi cá nhân để trở thành một người hữu ích cho xã hội. II.YÊU CẦU CỤ THỂ: Thí sinh có thể trình bày một số ý cơ bản sau : 1.Làm rõ ý tưởng của câu nói trên: Mỗi con vật sinh ra đã là tất cả vì nó sinh ra thế nào thì lớn lên như thế ấy. Con người từ thuở lọt lòng chẳng là gì cả bởi lẽ tự thân mỗi người đã phải thực hiện nhiệm vụ trở thành con người. Để trở thành một con người ,mỗi cá nhân không chỉ chịu tác động những điều kiện khách quan ( gia đình , xã hội ) mà quan trọng là tự thân mỗi người phải có ý thức rèn luyện tu dưỡng , phát huy năng lực và khắc phục yếu kém để hoàn thiện mình. à Trình bày ý kiến ,kết hợp dẫn chứng minh họa. 2.Nêu được ý nghĩa vấn đề : Ý kiến trên muốn nhấn mạnh : dù điều kiện hoàn cảnh có như thế nào thì con người vẫn chịu trách nhiệm trước nhân cách của mình , phải có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, tài năng để trở thành người hữu dụng. “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. III. BIỂU ĐIỂM: Điểm 8 : -Đáp ứng tốt những yêu câu nêu trên. - Bài làm sâu sắc sáng tạo ,có thể còn một vài thiều sót nhỏ. - Văn lưu loát có cảm xúc. Chữ viết cẩn thận. Điểm 6 : - Hiểu đề ,đáp ứng cơ bản các yêu cầu nêu trên. - Văn lưu loát trong sáng. Còn vài sai sót nhỏ trong diễn đạt. Điểm 4 : - Có hiểu đề ,đáp ứng được ½ yêu cầu nêu trên. - Văn viết trôi chảy , còn một số sai sót trong diễn đạt. Điểm 2 : - Bài viết còn sơ sài , ý trình bày thiếu mạch lạc. - Sai nhiều lỗi diễn đạt. Điểm 1 : Chưa hiểu đề. Diễn đạt yếu. Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. HẾT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỒNG THÁP LẦN XV ---------------------------------------------------------------- ---------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: VĂN (Hướng dẫn chấm và biểu điểm câu 2 gồm có: 01 trang ) CÂU 2: (06 điểm ) I.YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG: 1. Trình bày thành một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh. Văn lưu loát, dẫn chứng sát hợp, lập luận chặt chẽ. 2. Kết hợp, vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận II.YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG: Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau trên cơ sở giải quyết các yêu cầu của đề: 1. Giải thích làm rõ nội dung ý kiến trên: Sức sống kì dịệu của tác phẩm nghệ thuật. 2. Bình luận: - Đồng tình với quan niệm của Sêđrin về sự trường tồn của tác phẩm nghệ thuật trước thời gian. - Trình bày những yếu tố tạo nên sự trường tồn của tác phẩm nghệ thuật: + Giá trị nội dung, tư tưởng. + Giá trị nghệ thuật. 3 – Qua một số tác phẩm văn học nghệ thuật, thí sinh phân tích, chứng minh, bình luận ý kiến của Sêđrin. III. BIỂU ĐIỂM: Điểm 6 : - Đáp ứng tốt các yêu cầu trên -Có thể còn vài thiếu sót nhỏ nhưng bài làm có sáng tạo. -Văn lưu loát ,có cảm xúc. Điểm4 – 5 : - Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên. - Có thể chưa thật đủ ý nhưng lập luận khá tốt. - Có thể mắc từ 2 -> 3 lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Điểm3 : - Đáp ứng một nửa những yêu cầu trên - Tỏ ra hiểu đề nhưng còn lúng túng trong lập luận và diễn đạt. Điểm 2: -Tỏ ra có hiểu đề nhưng kiến thức nghèo nàn. - Lập luận yếu, chưa làm rõ vấn đề. - Sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. Điểm 1: Quá yếu, viết lan man. Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. HẾT SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỒNG THÁP LẦN XV ---------------------------------------------------------------- ---------------------------------------- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: VĂN (Hướng dẫn chấm và biểu điểm câu 3 gồm có: 01 trang ) CÂU 3: ( 06 điểm ) I.YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG: -Biết vận dụng các thao tác nghị luận theo yêu cầu của đề , trình bày vấn đề mạch lạc , chặt chẽ, có sức thuyết phục. -Diễn đạt tốt , bố cục bài làm hợp lí , không sai sót về chính tả , dùng từ , viết câu. II. YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung vào các ý : a)Câu nói của nhà văn Kim Lân thể hiện ý nghĩa nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt : - Đặt trong hoàn cảnh khủng khiếp của nạn đói 1945. - Sự trân trọng giá trị con người, sức sống bất diệt của con người trong mọi hoàn cảnh. b) Chứng minh qua các nhân vật : + Anh Tràng : trong cảnh đói nhưng vẫn nghĩ đến chuyện lấy vợ, xây dựng tổ ấm gia đình, nghĩa là anh vẫn nghĩ đến cái sống. + Vợ Tràng : chấp nhận thể diện theo không về với Tràng để được có cái ăn, tức là hy vọng đi vào con đường sống, nghĩ đến cái sống. + Bà cụ Tứ : dù tủi cực, khổ đau, lo lắng trước cái đói đang đe doạ nhưng vẫn cố lạc quan, động viên các con, nói chuyện vui vẻ, bàn về tương lai của sự sống. III. BIỂU ĐIỂM : Điểm 5 -6 : Đáp ứng được yêu cầu của đề. Thí sinh thể hiện được khả năng phân tích, chứng minh một vấn đề văn học, có kiến thức chính xác, cảm thụ tốt, sáng tạo, diễn đạt mạch lạc.Chữ viết cẩn thận. Điểm 3- 4 : Giải quyết khoảng 2/3 yêu cầu đáp án, phân tích rõ, diễn đạt khá, ý mạch lạc, có thể có một vài sai sót nhỏ về trình bày ý. Điểm 1- 2 : Khai thác ý chưa sâu, diễn đạt còn lúng túng, chưa có sức thuyết phục. Điểm 0 : Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. HẾT