Vận dựng phong cách làm việc Hồ Chí Minh

Tóm tắt: 

Cán bộ, lãnh đạo nữ các cấp, ngành ở Việt Nam giai đoạn hiện nay học tập, xây dựng phong cách làm việc, lãnh đạo theo phong cách Hồ Chí Minh một cách sáng tạo. Họ rèn luyện phong cách làm việc dân chủ, quần chúng, khoa học, nêu gương. Họ có phong cách lãnh đạo dân chủ, quyết đoán, sâu sát, khéo dùng và trọng dụng người tài, có phong cách khoa học, cách mạng, năng động, sáng tạo. Đồng thời, họ tuân thủ 10 nguyên tắc lãnh đạo trong xã hội hiện đại. Họ có đức, có tài, hội đủ năng lực, đáp ứng đổi mới, hội nhập toàn cầu vì sự phát triển bền vững của các cấp, ngành, của quốc gia dân tộc.

Tham khảo: 

[1] (Chú thích từ 1 đến 45). CD. ROM. Hồ Chí Minh toàn tập (Xuất bản lần thứ 3) theo quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam số 299 – QĐ/ TW, ngày 06 tháng 4 năm 2010: (1). Tập 5. Trang 10; (2). Tập 5. Trang 68; (3). Tập 5. Trang 313; (4). Tập 12. Trang 379; (5). Tập 10. Trang 378; (6). Tập 8. Trang 149; (7). Tập 5. Trang 490; (8). Tập 12. Trang 379; (9). Tập 1. Trang 20; (10). Tập 7. Trang 11; (11). Tập 5. Trang 637; (12.) Tập 5. Trang 333; (13). Tập 5. Trang 336; (14). Tập 5. Trang 288 ; (15). Tập 7. Trang 362; (16). Tập 5. Trang 241; (17). Tập 5. Trang 279; 18) Tập 5.Trang 332; (19) Tập 7. Trang 248; (20). Tập 5. Trang 463; (21). Tập 5. Trang 297; (22). Tập 4. Trang 28; (23). Tập 5. Trang 636; (24). Tập 5. Trang 283; (25. Tập 4. Trang 171; (26). Tập 6.Trang 16; (27). Tập 5. Trang 327; (28). Tập 15. Trang 672 ; (29). Tập 15. Trang 663; (30). Tập 5. Trang 331; (31). Tập 5. Trang 320; (32). Tập 5. Trang 490; (33). Tập 5. Trang 620; (34). Tập 5. Trang 327; (35). Tập 5. Trang 636; (36). Tập 5. Trang 281; (37). Tập 5. Trang 313; (38). Tập 4. Trang 43; (39). Tập 4. Trang 114; (40). Tập 1. Trang 27; (41). Tập 11. Trang 603; (42). Tập 10. Trang 377; (43). Tập 11. Trang 10; (44). Tập I. Trang 21; (45). Tập 1. Trang 21.

[2] https://careerbuilder.vn - 10 nguyên tắc cần thiết cho lãnh đạo nữ.

Bài viết cùng số

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG
© 2018 Bản quyền thuộc Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Địa chỉ: 381 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 08 048161 / 08 048160 / 08 043656 - Fax: 08 044175
Email:
Giấy phép số: 373/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông
Thiết kế bởi Acomm


Tổng biên tập: TS. Trần Doãn Tiến
Phó Tổng biên tập Thường trực: TS. Nguyễn Công Dũng
Phó Tổng biên tập: TS. Nguyễn Trọng Hậu
Phó Tổng biên tập: Nhà văn Đỗ Thị Thu Hiên
Ủy viên Ban biên tập: ThS. Phạm Đức Thái
Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Thư ký Tòa soạn: ThS. Vũ Diệu Thu
Trưởng Ban Xây dựng Đảng (phụ trách ấn phẩm): TS Nguyễn Văn Minh
Thiết kế bởi Acomm

PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH - Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI ĐỐI VỚI CÁN BỘ VÀ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY

PHONG CÁCH LÀM VIỆC HỒ CHÍ MINH - Ý NGHĨA CỦA VIỆC  HỌC TẬP VÀRÈN LUYỆN THEO PHONG CÁCH LÀM VIỆC

CỦA NGƯỜI ĐỐI VỚI CÁN  BỘ VÀ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NINH THUẬN HIỆN NAY

                                                                        Bùi Thị Hương

                                                                       Khoa: Xây Dựng Đảng

Nói đến phong cách Hồ Chí Minhlà nói đến những đặc trưng giá trị mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, được thể hiệntrong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người. Phong cách Hồ Chí Minh là mộtbộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta.Là một chỉnh thể thống nhất bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc,phong cách ứng xử, phong cách diễn đạt, phong cách sinh hoạt…

Phong cách Hồ Chí Minh là phongcách của người Việt Nam.Đó là phong cách của một con người với nhân cách siêu việt, cái tâm trong sáng,cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnhtụ, một vĩ nhân, một chiến sỹ cộng sản chân chính. Đó còn là phong cách củangười anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời cũng là nhà văn hóa kiệt xuất.Phong cách Hồ Chí Minh không phải để cho người đời ca ngợi, sùng bái mà là tấmgương để mọi người noi theo, học tập. Không phải chỉ người Việt Nam, từ laođộng chân tay đến lao động trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược,từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minhphong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tâycũng cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh. Đặc biệt, phongcách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cáchngười cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Namhôm nay và mai sau.

Phong cách làm việc Hồ Chí Minhlà những phương thức, cách thức đặc trưng trong hoạt động lãnh đạo cách mạngcủa Người. Nghiên cứu phong cách làm việc của Hồ Chí Minh chúng ta càng thấy rõhơn tầm vĩ đại của Người với tư cách là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiêntài, nhà hoạt động thực tiễn lỗi lạc. Phong cách làm việc Hồ Chí Minh bao gồmnhiều nội dung phong phú như phong cách làm việc quần chúng; phong cách làmviệc tập thể, dân chủ; phong cách làm việc khoa học….

Có thể nói, Hồ Chí Minh đã thâmnhập vào quần chúng bằng phong cách thật sự của người cán bộ quần chúng. Ngườiyêu cầu cán bộ, đảng viên phải gần dân, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhândân và bản thân Người là tấm gương sáng về phong cách gần dân. Phong cách quầnchúng của Hồ Chí Minh xuất phát từ sự thấm nhuần sâu sắc tư tưởng trọng dân,thân dân trong nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Và bắt nguồn từ sự vận dụngsáng tạo, phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quầnchúng trong lịch sử; là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng thân dân:“Nước lấy dân làm gốc”, “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc” của TrầnHưng Đạo, Nguyễn Trãi, Lê Lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm thấy được vai trò vàsức mạnh của quần chúng nhân dân trong lịch sử, Người khẳng định: “Cách mạng làsự nghiệp của quần chúng, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào”[1].Quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử và thúc đẩy lịch sử không ngừng pháttriển. Vì vậy, Người yêu cầu Đảng ta phải không ngừng tăng cường mối liên hệgiữa Đảng và quần chúng và coi đó là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnhto lớn của Đảng. Cho nên cán bộ, đảng viên phải luôn tin tưởng ở quần chúng,gần gũi và hòa mình với quần chúng, lắng nghe ý kiến, tìm hiểu tâm tư, nguyệnvọng của quần chúng để từ đó giúp Đảng Định ra những chủ trương, chính sách sáthợp với thực tế yêu cầu của quần chúng. Sự gần gũi đó được thể hiện ngay từphút đầu tiên Người ra mắt quốc dân. Khi vừa đọc một đoạn Tuyên ngôn Độc lập,Người đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏithôi, một câu hỏi bình dị, tự nhiên mà thực sự đã làm xúc động trái tim hàngchục triệu đồng bào toàn quốc ! “Cả muôn triệu một lời đáp: Có! Như Trường Sơnsay gió Biển Đông”. Đó là một điển hình về mối quan hệ gần gũi, thân thiết hiếmcó giữa lãnh tụ và quần chúng, ngay ở những giây phút lịch sử trang trọng nhất.Năm 1957, trong dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Quảng Bình và ở một buổi nóichuyện với đồng bào nơi đây có sự tham dự của các thành viên Tổ cổ động của Ủyban kiểm soát và giám sát quốc tế đóng tại Đồng Hới, sau khi nghe Người nói chuyệnvới đồng bào đã hết sức ngạc nhiên. Họ nói với cán bộ ta: “Trong đời chúng tôichưa bao giờ được thấy một thủ lĩnh quốc gia nào gần gũi và thân thiết với nhândân như Bác Hồ của Việt Nam.Ở nước chúng tôi, Tổng thống cũng đọc diễn văn rất hay. Rất tiếc cái hay đó chỉcó một số ít người trong dân chúng hiểu. Còn ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọcdiễn văn thì hàng vạn người đều hiểu được và đọc theo, như cha đọc cho connghe, thầy đọc cho trò nghe…, thật gần gũi và thân thiết!”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh phê phán nghiêmkhắc bệnh quan liêu, xa rời quần chúng của những cán bộ chỉ loay hoay quanh cácbàn giấy để quyết định những chủ trương, bất chấp lợi ích và nguyện vọng củaquần chúng. Quan điểm quần chúng của Hồ Chí Minh là cốt lõi hình thành nênphong cách quần chúng của Người và trở thành phương pháp, tác phong công tác:tin ở dân, dựa vào dân, học hỏi ở dân. Có dân là có tất cả. “Dễ mười lần khôngdân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”[2].Có thể nói phong cách quần chúng của Người được thể hiện ở tình yêu thương nhândân vô bờ bến, phấn đấu vì tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân; Tin tưởngtuyệt đối vào sức mạnh của dân; Mọi chủ trương, chính sách phải theo phươngchâm từ trong quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng; Kiên quyết chống bệnh quanliêu, xa dân. Người cảnh báo: “Một dân tộc, một Đảng và mỗi con người, ngày hômqua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn đượcmọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủnghĩa cá nhân”[3].

 Người đặc biệt quan tâm đến phong cách làmviệc tập thể - dân chủ trong thực hiện đường lối và chính sách cán bộ. Ngườikhẳng định: “Một người dù khôn ngoan, tài giỏi mấy, dù kinh nghiệm đến dâu,cũng chỉ trông thấy, chỉ xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, khôngthể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải cónhiều người. Nhiều người thì nhiều kinh nghiệm…Tục ngữ có câu: “khôn bầy hơnkhôn độc lập” nghĩa là đó”[4].Hơn nữa, phong cách làm việc gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huysức mạnh của tập thể sẽ tránh được nhiều khuyết điểm, sai lầm. Cho nên cần phảihết sức lắng nghe ý kiến của cán bộ và quần chúng và phải dân chủ trong việcxem xét, đánh giá, sử dụng cán bộ, chống lối độc đoán, gia trưởng, chuyênquyền. Một người lãnh đạo tốt phải làm sao cho cán bộ và đảng viên dưới quyềnmình “cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, “có gan phụ trách, có gan làm việc”.

Làm việc khoa học tức là làmviệc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắmchắc thực chất tình hình, trên cơ sở đó Đảng mới có chính sách đúng. Để nắmtình hình, Người không chỉ dựa vào bộ máy giúp việc, mà còn trực tiếp đi xuốngcơ sở. Cách đi của Bác thường là “bí mật, bất ngờ”, không báo trước, thường làxem xét từ trong ra ngoài, từ sau ra trước, từ nơi ăn, chốn ở rồi mới ra chỗlàm việc. Người lên án mọi thói che đậy, bưng bít sự thật, cho đó là “dối trávới Đảng, có tội với Đảng”. Phong cách làm việc khoa học của Hồ Chí Minh là mộtquy trình áp dụng từ việc to cho đến việc nhỏ, từ những việc của cá nhân chotới những công việc của Đảng và nhà nước giao phó. Người chỉ rõ quy trình đó là“phải quyết định mọi vấn đề cho đúng”. “Phải tổ chức sự thi hành cho đúng”“Phải tổ chức sự kiểm tra, kiểm soát”. Người chỉ ra mối quan hệ giữa các nộidung này: Chính sách đúng là nguồn gốc của thắng lợi. Song nguồn gốc đi tớithắng lợi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu tranh. Khi đã có chính sách đúng,thì sự thành công hay thất bại của chính sách đó là nơi cách tổ chức công việc,nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu ba điều ấy sơ sài thì chính sách cóđúng mấy cũng vô ích.

Hồ Chí Minh nhiều lần phê phánbệnh “hữu danh vô thực”, bệnh hình thức và chỉ rõ những biểu hiện của bệnh ấytrong hoạt động của cán bộ như việc ra chỉ thị, nghị quyết, các khẩu hiệu chưaphù hợp với điều kiện thực tế, không gắn với quần chúng, không gắn với cơ sở.Trong chỉ đạo thiếu kế hoạch, biện pháp cụ thể; không kiểm tra, không tổng kếtkinh nghiệm, khai hội thì hình thức rầm rộ, nhưng nội dung nghèo nàn; nội dungtuyên truyền, huấn luyện không gắn với thực tiễn, không giúp ích cho công táccán bộ và quần chúng; viết và nói dài dòng mà nội dung không thiết thực. Đó lànhững cán bộ mắc bệnh nói suông, lời nói không đi đôi với việc làm. Người chorằng bệnh “hữu danh vô thực”; là căn bệnh dễ nảy nở và phát triển trong điềukiện Đảng cầm quyền. Khi chưa có chính quyền, phải hoạt động trong sự kiểm soátgắt gao của kẻ thù, mọi hoạt động của người cán bộ phải cân nhắc, tính toán tỷmỹ, ngược lại, sẽ bị trả giá đắt tức khắc. Trong điều kiện Đảng cầm quyền nhữnghoạt động được thông qua nhiều hình thức tổ chức, quy chế hoạt động đa dạng,phức tạp…Những hình thức này nếu không được hoàn thiện, cán bộ không thấy rõtrách nhiệm sẽ dẫn tới quan liêu, xa rời quần chúng, xa rời thực tế. Theo Ngườimuốn làm việc có hiệu quả thì phải xác định rõ việc đó “Vì ai mà làm? ai phụtrách” để khi gặp công việc thì biết giải thích cho dân hiểu, tránh được việchạ lệnh, cưỡng bức dân trong công việc. Khi nói chuyện với các nhà văn, nhàbáo, Hồ Chí Minh căn dặn phải xác định: Nói, viết cái gì? (nội dung); Nói, viếtcho ai? (đối tượng); Nói, viết để làm gì? (mục tiêu); Nói viết như thế nào?(phương pháp). Muốn làm việc thiết thực, cụ thể thì phải loại trừ cái đối lậpvới nó, đó chính là bệnh “hữu danh vô thực”.

Phong cách làm việc của Hồ ChíMinh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi lànguồn sáng, nguồn động viên to lớn đối với mỗi con người Việt Nam trong tìnhhình hiện nay. Học tập và làm theo phong cách làm việc Hồ Chí Minh có ý nghĩavô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay, giúp cho mỗicán bộ, đảng viên tự tu dưỡng, rèn luyện mình để trở thành những người có phẩmchất đạo đức, lối sống tốt đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đời tư trongsáng, nếp sống giản dị. Tu dưỡng, rèn luyện theo phong cách làm việc Hồ ChíMinh mỗi cán bộ, đảng viên có cơ sở, điều kiện để tự răn mình, sống xứng đángvới địa vị người công bộc của nhân dân. Qua đó, cán bộ, đảng viên củng cố, tăngcường mối quan hệ mật thiết, máu thịt của Đảng, Nhà nước với nhân dân, hoànthiện nhân cách làm người.

Phong cách làm việc Hồ Chí Minhchứa đựng những giá trị sâu sắc, bền vững và có sức lan tỏa mãnh liệt. Việc tìmhiểu, học tập phong cách, lối làm việc, đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý,dần dần hình thành văn hóa lãnh đạo ở nước ta là làm việc làm có ý nghĩa lýluận và thực tiễn sâu sắc. Do vậy, học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minhnói chung và phong cách làm việc của Người nói riêng là nhiệm vụ trước mắt vàlâu dài đối với sự nghiệp cách mạng ở nước ta hiện nay.

Đặc biệt trong tình hình thếgiới hiện nay đang tiềm ẩn nhiều vấn đề bất ổn, phức tạp và khó lường đó là sựxung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vàđói nghèo diễn ra ở nhiều nơi. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, anninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịchbệnh…tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương,trong đó có khu vực Đông Nam Á vẫn tồn tại nhiều nhân tố gây mất ổn định, tranhchấp lãnh thổ, biển đảo diễn ra ngày càng gay gắt. Ở trong nước vấn đề BiểnĐông đang diễn ra hết sức phức tạp; nguy cơ tụt hậu về kinh tế; tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cánbộ, đảng viên; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, gây bấtbình và làm giảm lòng tin trong nhân dân. Những biểu hiện xa rời mục tiêu củachủ nghĩa xã hội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có diễn biến phức tạp. Các thếlực thù địch tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo loạn lậtđổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi chế độchính trị nước ta.

Trước tình đó, việc học tập vàlàm theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh trong cán bộ đảng viên có ý nghĩachiến lược vô cùng quan trọng, góp phần đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của kẻthù. Đặc biệt là đối với cán bộ, giảng viên trường Chính trị nói chung vàtrường Chính trị tỉnh Ninh Thuận nói riêng ,việc học tập phong cách làm việccủa Người nhằm góp phần nâng cao chất lượng tổ chức, quản lý và giảng dạy. Đâylà điều vô cùng quan trọng đối với một trường Chính trị tỉnh, bởi Trường Chínhtrị là nơi đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý của tỉnh nhà.Họ là những cán bộ quản lý, nếu được đào tạo lý luận tốt thì nhận thức của mỗicán bộ đối với công việc của mình cũng như công tác quản lý sẽ tốt hơn. Đặcbiệt là khi chúng ta là những giảng viên, những cán bộ trường Chính trị học tậpphong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phong cách sâu sát quần chúng, điđúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến của Đảng viên, của nhân dân; làmviệc tập thể, dân chủ, luôn tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ,tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; làm việc khoa học, có tổ chức việc kiểm tra,kiểm soát chặt chẽ; nêu gương; phong cách đổi mới, không chấp nhận lối cũ,đường mòn vào công tác quản lý và giảng dạy sẽ đem đến cho nhà Trường một diệnmạo mới với thương hiệu riêng có của Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận.

Học viên được học tập trong môitrường tốt thì tư tưởng của họ sẽ có sự chuyển biến lớn và có nhận thức tốthơn, có trách nhiệm hơn đối với công việc của mình. Hiện nay trên đất nước ta,tình trạng cấp trên lấn át cấp dưới, cấp dưới sợ quyền lực không dám nói, dám ýkiến còn hết sức phổ biến cho nên học tập cách làm việc của Bác sẽ hạn chế đượcnhững mặt trái này. Và Trường Chính trị phải là nơi đi đầu trong việc học tậpnày, đây cũng là một cách để dạy lý luận chính trị cũng như gắn liền thực tiễnđối với học viên. Nếu học viên đến học ở một môi trường không lành mạnh thì sẽảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của họ và từ đó có thể nói chúng ta đã phí côngsức của cả học viên và bản thân mình trong việc dạy những lý luận suông và kếtquả vừa tốn tiền của nhà nước lại mất thời gian của cả học viên và người dạy.Lý luận gắn liền với thực tiễn chính là những giáo viên, cán bộ của nhà trườngphải chứng tỏ bản thân mình đã học tập theo phong cách làm việc của Bác cái thuđược là cái gì? và chúng ta phải thu được kết quả như thế nào? thì mới đòi hỏiđược ở học viên phải như thế nào? Chúng ta không thể chỉ đòi hỏi ở học viên màkhông tự rèn luyện mình. Trường Chính trị chính là môi trường để học viên họctập, vì vậy học tập và làm theo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minhtại trường Chính trị là tạo môi trường lành mạnh, đoàn kết, làm việc khoa học,tôn trọng lẫn nhau, chia sẽ cho nhau những khó khăn trong công việc cũng nhưtrong cuộc sống để từ đó học viên thấy được rằng đây là môi trường tốt để rènluyện và học tập để khi quay trở về địa phương có những cống hiến tốt hơn nữa.Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ thiết thực hơn hiệu quả hơn khi mỗi cánbộ, giảng viên vận dụng được những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh trongsuy nghĩ và việc làm của mình để từ đó có sự điều chỉnh hành động của mình phùhợp hơn. Chính vì vậy trong những năm qua, Trường Chính trị Ninh Thuận đã khôngngừng phổ biến rộng rãi và học tập tấm gương của Bác đặc biệt là theo tinh thầncủa các chỉ thị như Chỉ thị 06/CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chứcCuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tậpvà làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 củaBộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh. Hằng năm nhà trường tổ chức mở các lớp Bồi dưỡng tư tưởng Hồ ChíMinh cho cán bộ, giảng viên ngành giáo dục có sự tham gia học tập và quản lýlớp của một số cán bộ, giảng viên Trường Chính trị.  Qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhậnthức và hành động trong cán bộ, giảng viên nhà Trường. Mọi người có ý thức hơntrong công việc của mình từ những việc nhỏ đến việc lớn, vấn đề dân chủ đượcthực hiện tốt hơn không có sự áp đặt từ cấp trên đối với cấp dưới. Cán bộ,giảng viên nhà trường ngày càng đoàn kết hơn và dám nêu ý kiến, suy nghĩ củamình đối với cấp trên.

Có thể nói học tập và làm theotưởng, phong cách Hồ Chí Minh, bao thế hệ cán bộ, đảng viên ta đã trở thànhnhững người tiền phong gương mẫu của Đảng, được quần chúng tin tưởng, yêu mến,quý trọng. Nếu mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn tự rèn luyện, học tập khôngngừng hoàn thiện phẩm chất và nhân cách thì nhất định điều tốt sẽ được nhânlên, những thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm sẽ được ngăn chặn và khắc phục. Đảngta giữ vững được danh hiệu cao quý mà truyền thống cách mạng của Đảng và nhândân đã hun đúc lên “Đảng ta quang minh chính đại”, “Đảng là đạo đức, là vănminh”, là “hiện thân của trí tuệ, lương tâm và danh dự của dân tộc”. Chỉ có nhưvậy cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng mới thực sự giành được thắng lợi,mới xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân.

Trong tình hiện nay, do mặt tráicủa nền kinh tế thị trường một số cán bộ thoái hóa, biến chất có biểu hiện củasự “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” chẳng hạn như trong những năm gần đâychúng ta chứng kiến những vụ tham nhũng như vụ PMU18, Phạm Công Danh với đại án9000 tỷ, vụ ông Trịnh Xuân Thanh mặc dù làm thất thoát vốn nhà nước 3.300 tỷnhưng vẫn có bằng khen và lên chức cao hơn gần đây mới được phát hiện. Sự thấtthoát vốn nhà nước của ông Phạm Công Danh và ông Trịnh Xuân Thanh bằng tiền củanhững người nông dân Việt Namđóng thuế hơn 400 năm. Nếu chúng ta cộng lại tất cả những vụ tham nhũng cũngnhư làm thất thoát vốn của nhà nước thì bằng bao nhiêu trăm năm, ngàn năm ngườinông dân đóng thuế? Sự thoái hóa đạo đức của một số cán bộ đảng viên và gần đâyta thấy ngày càng phức tạp hơn. Trong khi đó kẻ thù đang từng ngày, từng giờ tìmđủ mọi cách để chống phá Đảng ta, hòng xóa bỏ những thành quả cách mạng mà Đảngvà nhân dân ta đã dày công vun đắp. Trước bối cảnh như vậy, việc học tập và làmtheo phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược vô cùngquan trọng. Việc học tập này góp phần nâng cao ý thức của mỗi cán bộ, đảng viênvà hạn chế tình trạng vô tổ chức, vô kỷ luật, lộng quyền, tham nhũng, lợi íchnhóm, tuyển người nhà chứ không tuyển người tài…Đặc biệt việc học tập phongcách làm việc của Bác có ý nghĩa rất lớn đối với các Trường Chính trị nói chungvà Trường Chính trị Ninh Thuận nói riêng. Góp phần giúp cho mỗi cán bộ, giảngviên phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm để không ngừng tiến bộ hơn có đónggóp nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục lý luận chính trị. Từ đó có sức lan tỏalớn đến môi trường học tập và học viên cũng là người thấm nhuần hơn lý luậnchính trị và họ học hỏi được từ những người bạn, người thầy những việc làm hay,cách sống tốt góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh. Cả giảng viên vàhọc viên đều là những tấm gương sáng được nhân dân tin yêu. Với tư cách là mộtgiảng viên Trường Chính trị tỉnh Ninh Thuận tôi thiết nghĩ việc học tập và làmtheo phong cách làm việc của Bác là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởichúng ta là những giảng viên đứng trên bục giảng thì bản thân phải là những tấmgương mẫu mực khi đó những lời nói, hành động hay nội dung bài giảng mới có thểđược học viên lĩnh hội tốt. Từ đó, chúng ta sẽ đào tạo được đội ngũ cán bộ “vừahồng, vừa chuyên” phục vụ tốt hơn cho tỉnh nhà nói riêng và đất nước ta nóichung. Học viên đến Trường Chính trị không chỉ là để nghe lý luận Chính trịsuông mà họ đến để học hỏi cách làm việc tốt hơn, khoa học hơn và nếu như bảnthân giảng viên là người không có phẩm chất tốt, cũng không phải là những ngườilàm việc tốt thì sẽ tác động không tốt đến học viên.

Cho đến hôm nay, mặc dù Chủ tịchHồ Chí Minh vĩ đại đã đi xa nhưng tư tưởng của Người mãi soi đường cho sựnghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đó là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quýgiá của Đảng, của dân tộc ta. Thế hệ trẻ hôm nay ra sức học tập và làm theo tưtưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí nhằm xây dựng cơ quan, đơn vị,quê hương và đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Học tập và làm theo Bác bằngnhững hành động, việc làm trong cuộc sống hằng ngày tốt hơn chứ không phải lànhững cái xa vời ngoài tầm tay. Để từ đó làm cho bản thân mình ngày càng tốthơn, hoàn thiện mình hơn và có ích hơn cho xã hội. Không ngừng học tập nâng coatrình độ chuyên môn nghiệp vụ, trau dồi phẩm chất đạo đức để có lối sống trongsáng, lành mạnh. Là những cán bộ, giảng viên trường Chính trị bản tôi luôn cốgắng phấn đấu để trở thành những cán bộ, những thầy giáo, những cô giáo có thểtruyền đạt đến học viên của mình bằng những lời chân thành, sự tâm huyết củanghề nghiệp và sự dày dạn của thực tiễn góp phần đưa chủ trương, chính sách củaĐảng và nhà nước vào cuộc sống. Đồng thời giúp cho người học có được những nhậnthức mới, bổ ích hơn để khi họ quay trở về đơn vị thực hiện nhiệm vụ của mìnhtốt hơn. Đó chính là sức mạnh để cho dân tộc ta tiến lên sánh vai với các cườngquốc năm châu, xứng đáng với niềm tin của Bác Hồ vĩ đại và những người đã ngãxuống vì màu xanh của Tổ quốc hôm nay./.



[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb CTQG, HàNội, tập 12, tr.672

[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb CTQG, HàNội, tập 15, tr.280

[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb CTQG, HàNội, tập 15, tr.672

[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập (2011), Nxb CTQG, HàNội, tập 5, tr.619