Vai trò của triết học với các khoa học cụ thể

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 3CHƯƠNG 1: CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.............................................51.1. Triết học là gì?...........................................................................................................51.2. Vấn đề cơ bản của triết học.......................................................................................51.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học...........................................................7CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOAHỌC KINH TẾ................................................................................................................... 82.1. Triết học với tư cách cơ sở lý luận cho tư duy đúng đắn về kinh tế;..........................82.2 Triết học với tư cách cơ sở phương pháp luận để nhận thức và vận dụng sáng tạo. 102.3. Triết học khoa học - cơ sở lý luận cho việc hoạch định đúng đắn các chính sáchkinh tế............................................................................................................................. 122.4. Triết học khoa học - cơ sở phương pháp luận cho việc hình thành văn hoá kinhdoanh đúng đắn; trên cơ sở đó, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển............................14KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 16TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................17LỜI MỞ ĐẦUMột thời đại công nghệ mới cách mạng 4.0 đã và đang bùng nổ, là cơ hội để thay đổibộ mặt các nền kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học, giáo dục,… nhưng tiềm ẩn nhiều rủi rokhôn lường . Ở bất kể lĩnh vực nào, muốn đồng hành cùng sự phát triển buộc phải có nhữngchiến lược, hướng đi đúng đăn phù hợp để thích nghi với nó, sự đi ngược với sự phát triển vàtiến bộ chính là kết cục cho sự tụt hậu hay bì đào thải khỏi thị trường đầy cam go và tháchthức. Vậy, đòi hỏi các nhà triết học và các nhà khoa học chuyên môn phải giải quyết đúngđắn và kịp thời những yêu cầu lý luận và thực tiễn cấp bách. Sự giải đáp này chỉ có thể thựchiện được trên cơ sở nắm vững và vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan vàphương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Do đó việc nghiên cứu những vấn đềvề mối quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Vấn đề về chức năng phương pháp luậncủa triết học đối với các khoa học cụ thể có ý nghĩa quan trọng.Vấn đề về mối quan hệ giữa triết học và sự phát triển của khoa học kinh tế nói riênghay khoa học cụ thể nói chung, đặc biệt là vấn đề về chức năng phương pháp luận của triếthọc đối với khoa học cụ thể, vốn là những vấn đề hết sức quan trọng trong di sản triết họccủa C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin. Vấn đề này cũng đã được nhiều tác giả ở nước ta bắtđầu nghiên cứu từ những năm 1960 – 1970. Vào hè năm 1965, nói chuyện ở Ủy ban Khoahọc kỹ thuật Nhà nước, đồng chí Phạm Văn Đồng dặn dò: “Các đồng chí cần tự rèn luyện vàgiúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong con người làm công tác khoa học và kỹthuật, phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương pháp nghiên cứu, phương phápgiải quyết vấn đề, phương pháp trình bày, … và tác phong điều tra, nghiên cứu, tác phongchính xác, …”.Triết học tác động vào KHKT trước tiên là thông qua thế giới quan và phương phápluận khoa học. Như chúng ta đã biết, V.I.Lênin đã nói đến ý nghĩa to lớn của phương phápbiện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác đối với KHTN. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, vớitính cách là phương pháp luận của KHTN, giúp cho việc khái quát và giải thích đúng đắnnhững thành tựu mới của khoa học. Trong những điều kiện ngày nay, khi KHKT đang ra sứctìm kiếm một lý luận khái quát mới, những tư tưởng mới, thì việc chú ý đến những vấn đềphương pháp luận là đặc biệt quan trọng. Con đường để làm phong phú và phát triển chủnghĩa duy vật biện chứng chính là ở đây và tác động chủ yếu của nó đối với sự phát triển củakhoa học cũng chính là ở đây. Nếu chúng ta không hiểu điều này thì cũng có nghĩa là khônghiểu gì về vai trò tích cực của triết học cũng như về con đường phát triển của nó một cáchsáng tạo. Trên đây ta đã thấy được tầm quan trọng của vấn đề về mối liên hệ giữa triết học vàcác khoa học cụ thể nói chung hay KHKT nói riêng. Vì thời gian nghiên cứu không đượcnhiều, đề tài này chỉ mang tính thu thập lại một số kết quả của những người đi trước với ýtưởng nêu lại một cách khái quát và ngắn gọn về một vấn đề có ý nghĩa to lớn của triết họcđối với khoa học kinh tế.Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Tiếu luận gồm 2 chương:Chương 1: Các lý luận cơ bản về Triết học.Chương 2: Vai trò của Triết học đối với sự phát triển của Khoa học kinh tế.CHƯƠNG 1CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRIẾT HỌC.1.1. Triết học là gì?Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, xét cho cùng, đều bị các quan hệkinh tế của xã hội quy định. Dù ở xã hội nào, triết học bao giờ cùng gồm hai yếu tố:+ Yếu tố nhận thức – sự hiểu biết về thế giới xung quanh, trong đó có con người;+ Yếu tố nhận định – đánh giá về mặt đạo lýTriết học đã ra đời trong xã hội chiếm hữu nô lệ (ở phương Tây) và trong thời kỳchuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến (phương Đông), gắn liền với sựphân công lao động xã hội – tách lao động trí óc ra khỏi lao động chân tay (sau lần phâncông lao động thứ 2).Để có khái niệm triết học ta xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, con người cần tìm hiểu thếgiới để có tri thức. Tri thức cụ thể sẽ hình thành nên khoa học cụ thế. Những tri thức chungnếu bao trùm cả 3 lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, tư duy thì được gọi là tri thức triết học. Tri thứctriết học được liên kết lại theo cách thức tương ứng sẽ tạo nên triết học. Do đó:Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống quan điểm chung nhất của con ngườivề thế giới (tự nhiên, xã hội, tư duy). Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, và vai trò củacon người trong thế giới quan.1.2. Vấn đề cơ bản của triết học.Theo Ăng-ghen, “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiệnđại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”. Việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học làcơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học.Vấn đề cơ bản của triết học gồm hai mặt:+ Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào cósau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách khác, giữa vật chất và ý thức cái nào là tính thứnhất, cái nào là tính thứ hai. Có hai cách trả lời khác nhau dẫn đến hình thành hai khuynhhướng triết học đối lập nhau:Những quan điểm triết học cho vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai hợpthành chủ nghĩa duy vật. Trong lịch sử tư tưởng triết học có ba hình thức cơ bản của chủnghĩa duy vật: Chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ cổ đại; Chủ nghĩa duy vật máy móc,siêu hình thế kỷ XVII – XVIII; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.Ngược lại, những quan điểm triết học cho ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứhai, hợp thành chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy tâm lại được thể hiện qua hai trào lưuchính: Chủ nghĩa duy tâm khách quan (Platon, Hêghen…) và chủ nghĩa duy tâm chủ quan(Beccli, Hium…)+ Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức được thế giới haykhông? (Ý thức có thể phản ánh được vật chất hay không, tư duy có thể phản ánh được tồntại hay không?). Mặt này còn được gọi là mặt nhận thức tồn tại 2 hướng giải đáp: Thuyết khả tri( Thuyết có thể biết) là những nhà Triết học cả duy vật và duy tâm trả•lời một cách khẳng định: Con người có khả năng nhận thức được thế giới. Thuyết bất khả tri (thuyết không thể biết)•: là sự phát triển mặt tiêu cực của trào lưuhoài nghi luận. Theo thuyết này, con người không thể hiểu được thế giới hay ít ra là khôngthể nhận thức được bản chất của nó, hay có chăng chỉ là hiểu cái bề ngoài vì các hình ảnhvề đối tượng do giác quan con người mang lại không bảo đảm tính chân thực, từ đó họ phủnhận khả năng nhận thức của con người và các hình thức cơ bản của nó.Các nhà triết học duy vật cho rằng, con người có khả năng nhận thức thế giới. Song,do mặt thứ nhất quy định, nên sự nhận thức đó là sự phản ánh thế giới vật chất vào óc conngười.Một số nhà triết học duy tâm cũng thừa nhận con người có khả năng nhận thức thếgiới, nhưng sự nhận thức đó là sự tự nhận thức của tinh thần, tư duy. Một số nhà triết họcduy tâm khác như Hium, Can-tơ lại phủ nhận khả năng nhận thức thế giới của con người.Đối với các hệ thống triết học, vấn đề cơ bản của triết học không chỉ được thể hiệntrong các quan niệm có tính chất bản thể luận, mà còn được thể hiện trong các quan niệmchính trị – xã hội, đạo đức và tôn giáo, tất nhiên có thể là nhất quán hay là không nhất quán.Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xuyên suốt lịch sử pháttriển của tư tưởng triết học và thể hiện tính đảng trong triết học. Hai mặt vấn đề cơ bản củatriết học này tác động qua lại lẫn nhau.1.3. Phương pháp nhận thức thế giới của triết học.

Xem link download tại Blog Kết nối!

Trình bày và phân tích chức năng cơ bản của Triết học: chức năng thế giới quan và phương pháp luận.

..

Có thể bạn quan tâm:

..

Cũng như mọi khoa học triết học có thể cùng một lúc có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng phê phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quanchức năng phương pháp luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác – Lênin nói riêng.

Vai trò của triết học với các khoa học cụ thể
Sơ đồ hóa chức năng của Triết Học

Chức năng thế giới quan của Triết học

Trong thế giới những vấn đề đặt ra và cần tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.

Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của loài người và xã hội loài người. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó, con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như xem xét bản thân mình nhằm xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động sao cho phù hợp để đạt được mục đích đặt ra. Đây là cơ sở đúng đắn để cho mỗi người xây dựng nhân sinh quan, xác định để sống một cách tích cực trong nhận thức và cải tạo thế giới. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trí thức do các khoa học đưa lại.

Vai trò của triết học với các khoa học cụ thể
Chức năng thế giới quan của Triết học

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực đây chính là “thấu kính”, triết học để con người xem xét, nhận dạng thế giới, xét đoán mọi sự vật hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó, nó giúp con người xác định thái độ và cách thức hoạt động của mình. Giữa thế giới quan và phương pháp luận trong triết học có sự thống nhất hữu cơ. Trong một ý nghĩa nhất định, thế giới quan cũng đóng vai trò của phương pháp luận.

Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.

Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan đúng đắn. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạng thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân trong hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản tiến bộ phản cách mạng.

Chức năng phương pháp luận của Triết học

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Phương pháp luận cũng cố định nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương pháp.

Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập những phương pháp luận là một bộ phận không thể thiếu sót trong bất kỳ một ngành khoa học nào. Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung, phương pháp luận chung nhất.

  • Phương pháp luận ngành của triết học (còn gọi là phương pháp luật bộ môn) là phương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó.
  • Phương pháp luận chung của triết học là phương pháp luận được sử dụng trong một số ngành khoa học.
  • Phương pháp luận chung nhất của triết học là phương pháp được dùng làm điểm suất phát cho việc xác định phương pháp luận chung, phương pháp luận ngành và các phương pháp hoạt động khác của con người.

Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong thế giới đó, với đối tượng nghiên cứu những quy định chung của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.

>>> Xem thêm: [Download] Giáo trình Triết học – NXB Đại học Sư phạm

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được xem thường hoặc tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học. Nếu xem thường phương pháp luận triết học sẽ xa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp luận triết học sẽ xa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng giúp cho mọi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương pháp tư duy máy móc, siêu hình gây ra.

Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin

Đối tượng của triết học Mác – Lênin

Với tư cách là một hình thái phát triển cao của tư tưởng triết học nhân loại, đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin tất yếu vừa có sự đồng nhất, vừa có sự khác biệt so với đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử.

Triết học Mác – Lênin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

– Với triết học Mác – Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của các khoa học cụ thể đã được phân biệt rõ ràng. Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba lĩnh vực này.

– Triết học Mác – Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụ thể. Triết học Mác – Lênin là sự khái quát cao những kết quả của khoa học cụ thể, vạch ra những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; do đó, trở thành cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học cụ thể.

+ Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề khoa học mới, làm tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học.

+ Các khoa học cụ thể tuy có đối tượng và chức năng riêng của mình nhưng đều phải dựa vào một thế giới quan và phương pháp luận triết học nhất định.

+ Quan hệ giữa quy luật của triết học và quy luật của khoa học cụ thể là quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

Chức năng của triết học Mác – Lênin

– Chức năng thế giới quan của triết học Mác – Lênin

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học Mác – Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.

+ Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng:

* Nó có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực. Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

* Nó giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động. Từ đó giúp con người xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.

* Nó nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.

* Nó là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.

– Chức năng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin

+ Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

+ Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng:

Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn.

* Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Triết học là gì?

Triết học được định nghĩa là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ.
(Triết học được hiểu là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về vị trí của con người trong thế giới đó).

Chức năng phương pháp luận của triết học Mác – Lênin được hiểu là?

Phương pháp luận của triết học Mác – Lênin được hiểu là hệ thống những quan điểm những nguyên tắc xuất phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp. Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

phân tích các chức năng của triết học mác lênin, triết học có chức năng, trình bày chức năng của triết học, chức năng của triết học mác lênin là gì, ví dụ về chức năng của triết học mác – lênin, chức năng triết học macxit, chức năng của triết học mácxít là gì?, đối tượng và chức năng của triết học mác – lênin, triết học là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về, vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học, triết học có chức năng thế giới quan và phương pháp luận đúng hay sai