Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp

Tỉnh đã và đang dành nhiều sự quan tâm trong thực hiện các mục tiêu vì bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ. Với nhiều chính sách hỗ trợ hiệu quả, cùng với sự nỗ lực, vươn lên không ngừng, phụ nữ Quảng Ninh ngày càng khẳng định là một trong những nhân tố điển hình, tích cực tham gia nhiều hoat động chính trị, kinh tế, xã hội; tạo đà cho phụ nữ trong quá trình hội nhập và phát triển.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị trực thuộc ký kết giao ước thi đua năm 2022.

Nhân tố tích cực đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội 

Phát huy truyền thống yêu nước của phụ nữ Vùng mỏ, các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; cuộc vận động “Phụ nữ Quảng Ninh chung tay bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm” gắn với các phong trào thi đua yêu nước. Chiếm khoảng 49,3% dân số toàn tỉnh, 47,5% lực lượng lao động, phụ nữ Quảng Ninh đã tham gia và ngày càng khẳng định vai trò trên tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Hội LHPN TP Cẩm Phả phát động triển khai cuộc vận động "Tuyến đường, khu phố không rác, góp phần xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp - văn minh".

Thực hiện chủ trương của tỉnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao, sản xuất tập trung, quy mô lớn, sản xuất sản phẩm OCOP, nhiều phụ nữ đã nhanh chóng tiếp cận và làm chủ quy trình sản xuất công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi giá trị, hàng hóa mang đặc trưng vùng miền, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, đưa hàng chế biến nông, lâm, thủy sản ra thị trường trong nước và quốc tế; chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng mô hình, ngành nghề, nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới.  

Chị Nguyễn Thị Lương (thôn Tân Hòa, xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) là một trong những hội viên tiêu biểu đi đầu trong phát triển kinh tế của xã, huyện. Trước đây, gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, đời sống rất khó khăn. Nhận thấy giống gà bản địa dễ nuôi, dễ bán, năm 2015 chị đã quyết định đầu tư chăn nuôi gà nhằm nâng cao thu nhập của gia đình. Mặc dù rất cố gắng, nhưng sản xuất của gia đình lúc bấy giờ mang tính chất nhỏ lẻ, không có nguồn tiêu thụ, nên đời sống vẫn rất khó khăn.

Từ thực tế đó, chị Lương hiểu rằng muốn có thị trường tiêu thụ ổn định, trước hết sản phẩm phải nâng cao chất lượng, có thương hiệu, chỗ đứng. Khi chị biết đến chương trình OCOP đã đăng ký tham gia xây dựng phát triển thương hiệu gà bản địa thành sản phẩm OCOP. Chị được tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất, được bao tiêu sản phẩm. Chị Lương cho biết: “Tham gia chương trình OCOP, tôi đã giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm, được dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó sản phẩm của tôi được nhiều người biết đến, gà nuôi đến đâu được tiêu thụ hết đến đó, khách hàng muốn mua còn phải đặt trước. Kinh tế gia đình cũng ngày càng khấm khá hơn”.

Thông qua các phong trào "Phụ nữ làm kinh tế giỏi",  "Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ", các cấp hội phụ nữ tỉnh đã tập trung nguồn lực hỗ trợ phụ nữ nghèo phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững; vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế theo hướng hình thành chuỗi sản phẩm gắn với chương trình OCOP. Đồng thời, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, xây dựng, hiện thực hóa ý tưởng, vốn khởi sự kinh doanh; tuyên truyền vận động chị em tham gia các lớp tập huấn về đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp, kỹ năng khởi nghiệp…

Vai trò, vị thế ngày càng được khẳng định

Tiếp nối truyền thống, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Quảng Ninh tiếp tục vượt qua mọi thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực, như: Quản lý nhà nước, giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, phòng chống tệ nạn xã hội, đối ngoại… Ngày càng có nhiều chị em trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động, những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, nay phụ nữ cũng làm rất tốt.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Hội LHPN tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trao hỗ trợ góc học tập cho học sinh nghèo xã Quảng Sơn (huyện Hải Hà), tháng 3/2022.

Giai đoạn 2016-2020, nữ tham gia lãnh đạo quản lý tại các cơ quan thuộc UBND tỉnh chiếm 15,65%; nữ lãnh đạo UBND cấp huyện chiếm 8,7%; nữ lãnh đạo cấp phòng của sở, ngành, huyện chiếm 28,32%; nữ lãnh đạo UBND cấp xã chiếm 16,32%. Năm 2020, có 8/12 cơ quan của Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp tỉnh có lãnh đạo chủ chốt là nữ, chiếm 66,66%; 100% cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ. Nhiệm kỳ 2020-2025, nữ tham gia cấp ủy cơ sở đạt 29,3%...

Các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động, việc làm có liên quan trực tiếp đến phụ nữ được tích cực triển khai. Qua đó, đã giúp tạo thêm việc làm cho 92.734 lao động (đạt 100,6% kế hoạch); tỷ lệ lao động nữ được tạo việc làm hằng năm đạt từ 48,66-52%, tăng 6,55% so với giai đoạn trước. Các hoạt động hỗ trợ phụ nữ nghèo vay vốn ưu đãi được quan tâm triển khai. Tỉnh đã hỗ trợ trên 32.000 lượt hộ phụ nữ nghèo vay vốn ưu đãi; trong đó hộ phụ nữ nghèo ở nông thôn là trên 19.000 lượt, hộ phụ nữ nghèo thuộc vùng dân tộc, miền núi gần 13.000 lượt.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Các nữ doanh nhân Quảng Ninh tích cực tham gia công tác từ thiện, nhân đạo.

Nhiều chị em phụ nữ đã thực sự chứng minh được tài năng, trí tuệ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Quảng Ninh đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi, nhiều doanh nhân nữ đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo, điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày một phát triển, đóng góp tích cực cho xã hội, cộng đồng.

13/05/2021 09:03

Điều đặc biệt ở cuộc thi này chính là có cả nam và nữ tham gia chung một đội, với hình thức nấu ăn và thuyết trình giới thiệu sản phẩm gạo an toàn, gạo hữu cơ qua mô hình canh tác lúa - tôm bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu trên địa bàn.

Chia sẻ và cộng đồng trách nhiệm

Bà Nguyễn Thu Huệ, Giám đốc MCD, đánh giá cao sự sáng tạo và sản phẩm của các đội thi khi có sự tham gia của cả 2 nhóm nam và nữ. Bà Huệ cho rằng, khi chị em tự tin trình bày món ăn, về các nguyên liệu tạo nên món ăn, đã thấy rõ sự thay đổi trong giao tiếp và thể hiện vai trò trong các hoạt động tổ, nhóm. Bởi, không phải người phụ nữ nào cũng nói lên được điều mình làm và muốn làm. Việc nấu ăn là việc làm hàng ngày của chị em và hầu như gia đình nào phụ nữ cũng là người nấu ăn chính, nhất là ở vùng nông thôn. Nhưng rất ít có cơ hội để phụ nữ nói về món ăn của mình nấu, thể hiện tình cảm qua những món ăn dành cho những người thân yêu trước một đám đông, bên cạnh đó còn có sự tự hào về sản vật địa phương do chính tay chị em nuôi, trồng, sản xuất.

Vai trò của phụ nữ trong sản xuất nông nghiệp
Có 7 đội thi, mỗi đội 4 thành viên (cả nam và nữ) cùng nhau tạo ra món ăn ngon từ sản vật của xã Trí Lực. (Ảnh chụp ngày 19/4/2021).

“Ở các đội dự thi còn có sự góp sức của những người chồng, người con, người thân là nam giới, có sự phân công, hỗ trợ nhau trong việc bếp núc, thì đây mới thực sự là thành công của cuộc thi và truyền cảm hứng cho nhiều người”, bà Nguyễn Thu Huệ chia sẻ. Theo bà, thông điệp quan trọng MCD muốn hướng đến chính là bình đẳng giới, là tôn vinh quyền năng kinh tế của phụ nữ trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các sáng kiến sinh kế thích ứng với BÐKH. Qua đây thúc đẩy sự tham gia của các tổ nhóm phụ nữ ở địa phương, công nhận và nâng cao vai trò ra quyết định của phụ nữ trong tổ, nhóm hợp tác, từ đó góp phần thay đổi quan niệm về vai trò của phụ nữ với xã hội.

“Nam giới đừng nghĩ rằng chỉ cần đi làm kiếm tiền, đến văn phòng làm việc, tạo các mối quan hệ xã giao ngoài xã hội, còn việc nội trợ là nhỏ bé, là việc của chị em phụ nữ, mà hãy chia sẻ với phụ nữ để cùng xây tổ ấm gia đình”, bà Huệ khuyến nghị.

Ðồng tình với những chia sẻ của người đại diện MCD, ông Huỳnh Minh Triều, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp thuỷ sản Ðoàn Phát, cho biết: “Hiện nay, HTX có 6/18 thành viên là nữ, các chị tự tin, năng động và có kỹ năng sinh hoạt cộng đồng tốt. Các chị không chỉ đóng vai trò quản lý, chọn nguyên liệu, đóng gói bao bì, dán tem nhãn mà còn là những tuyên truyền viên giỏi trong việc hướng dẫn, hỗ trợ bà con sản xuất lúa - tôm đạt năng suất cao”.

“Theo tôi, phụ nữ có thể làm rất nhiều việc mà đàn ông làm được, vậy nên, việc nội trợ đâu chỉ của riêng phụ nữ dù là ở nông thôn hay thành thị. Ai rảnh thì nấu cơm, dọn dẹp. Ngày nay, việc trọng nam khinh nữ trong các gia đình đã không còn”, ông Triều tâm tình.

Tham gia đội thi Ấp 5, chị Trần Thị Loan chia sẻ, chị em trong ấp giờ hăng say làm kinh tế lắm, tổ chị em phụ nữ có gì hay là bảo nhau cùng làm. Chị cười: “Mấy ổng đi làm ăn, tụi tui cũng kiếm ra tiền từ đủ thứ việc: may vá, buôn bán nhỏ, nuôi gà vịt, có chị còn bán hàng Online…”. Cho tôm, chả cá phi, các loại rau vào nồi lẩu thơm lừng, chị Loan cho biết chúng đều là đặc sản của Trí Lực; còn có gạo ST24 - không chỉ là đặc sản mà còn làm nên thương hiệu gạo sạch cho xã Trí Lực.

Dịp này, các HTX nuôi tôm trên địa bàn Cà Mau cũng tham gia: HTX Cái Bát (huyện Cái Nước), HTX Tân Long và HTX Tân Hồng (huyện Ðầm Dơi).

Chị Huỳnh Thị Vân, Tổ trưởng Tổ Sinh kế phụ nữ của HTX Tân Hồng cho biết, tổ có 14 chị em cùng nhau sinh hoạt gần 3 năm nay, chủ yếu là làm chả cá phi từ vuông tôm với thu nhập mỗi tháng vài triệu đồng. Ðến với sự kiện được tổ chức tại xã Trí Lực, các chị mong muốn được chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, đồng thời mong muốn sản phẩm chả cá phi tìm được thị trường tiêu thụ rộng hơn. Chị khẳng định, ngày nay chị em phụ nữ ở nông thôn rất năng động, sáng tạo và tự tạo thu nhập cho bản thân nhờ tham gia vào các tổ, nhóm phụ nữ ở địa phương.

Tăng cường bình đẳng

Bà Nguyễn Thu Huệ phấn khởi cho biết, cuộc thi là hoạt động trong khuôn khổ dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm và đầu tư kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam và Ðông Nam Á” - GRAISEA 2 do MCD phối hợp đối tác thực hiện tại Cà Mau với sự hỗ trợ của OXFAM.

Dự án được triển khai thực hiện tại huyện Thới Bình từ năm 2019-2021 với mục tiêu tăng cường năng lực người sản xuất quy mô nhỏ, đặc biệt là phụ nữ có được những cơ hội và lợi ích công bằng, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh, áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong chuỗi thích ứng với BÐKH. Qua hơn 1 năm triển khai thực hiện nghiên cứu mô hình, đã có hơn 300 hộ dân tại xã Trí Lực ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp Minh Phú. Các thành viên HTX được lập kế hoạch thích ứng với BÐKH trong nuôi tôm.

Bà Huệ cho rằng, để lập ra HTX không hề khó, nhưng làm sao HTX đi cùng nhau qua những thăng trầm, đối mặt được những khó khăn thì đó mới là kết quả thành công của dự án. Dự án đã giúp giám đốc HTX mở rộng và kiện toàn sản xuất và điều quan trọng nhất là mô hình sản xuất của họ được gắn với các chuỗi; những doanh nghiệp chế biến thu mua đầu tư hỗ trợ kỹ thuật để làm ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Ngoài ra, dự án còn hướng đến các chị em phụ nữ nghèo, hoặc bản thân các chị làm trụ cột sinh kế để họ có thể nhận thức và thích ứng với BÐKH. Cụ thể là tình trạng sụp lún, nước biển dâng, xâm nhập mặn, vì khi đó không gian để phụ nữ sản xuất, không gian để sinh sống sẽ bị thu hẹp lại. Do vậy, việc cần làm của họ là kết nối những thành viên trong gia đình để cùng nhau tổ chức sản xuất, mùa vụ, đồng thời kết nối các nhóm với nhau không chỉ ở một địa phương mà rộng khắp toàn tỉnh để cùng nhau phát triển, làm giàu chính đáng.

“Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn khép lại nhưng sẽ mở một giai đoạn mới và chắc chắn sẽ tập trung vào các kỹ năng ra quyết định của người phụ nữ trong quá trình làm việc, sản xuất, kinh doanh để họ có thể nâng tầm sản phẩm, vùng nguyên liệu để thích ứng với những thay đổi của khí hậu với quy mô lớn hơn, thu nhập ngày càng tăng thêm”, bà Huệ cho biết thêm.

 Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau Ðào Hồng Quyết vui mừng: “Thông qua cuộc thi đã thấy được chị em phụ nữ trong các gia đình luôn được coi trọng và thêm gắn kết tình cảm khi họ cùng nhau tạo nên những món ăn dự thi. Rất vui vì là đối tác địa phương trong chương trình dự án của MCD. Thành công rõ nhất của dự án chính là quan niệm về giới của các ông chồng cũng như cộng đồng nuôi tôm vùng dự án cởi mở hơn; đã có sự chia sẻ công việc gia đình và trong sản xuất. Hy vọng rằng, sau cuộc thi và khi dự án kết thúc, phụ nữ Cà Mau sẽ có thêm cơ hội được đồng hành trong các chương trình, dự án kế tiếp của MCD”./.

Băng Thanh