Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

Thầu Chín ở Xiêm là bộ phim lịch sử mới nhất về lãnh tụ Hồ Chí Minh, do Đinh Thiên Phúc viết kịch bản và Bùi Tuấn Dũng - tác giả của hai phim Những người viết huyền thoại và Đường lên Điện Biên đạo diễn.

Phim mới có cốt truyện trung thành gần như tuyệt đối với lịch sử, xoay quanh những diễn biến cuộc sống của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1928 - 1929. Lúc này nhà lãnh tụ đã trải qua 17 năm hoạt động ở nhiều quốc gia, về đến Thái Lan và có mật danh là Thầu Chín. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc xây dựng cơ sở cách mạng, chuẩn bị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản VN năm 1930.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng kể, để đầu tư cho Thầu Chín ở Xiêm, ê-kíp làm phim đã trải qua chuyến đi thực tế hàng tháng trời ở Thái Lan để nghiên cứu sao cho mô phỏng lại đúng hiện thực lịch sử. Hầu hết các chi tiết trong phim đều là những chi tiết có thật được chắp nối lại. Không chỉ về mặt tư liệu lịch sử, đoàn làm phim còn phải đầu tư cho các cảnh quay, phục dựng lại một cảng biển của Bangkok nay đã biến thành khách sạn và sân bay Udon.

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

Nữ diễn viên Văn Phượng vai O Hoàn - người có tình cảm với Thầu Chín trên đất Thái, là một nhân vật hư cấu trong phim.

Gần như mọi nhân vật trong phim tương tác với nhân vật Nguyễn Ái Quốc đều được lấy theo nguyên mẫu ngoài đời thực, như nhà hoạt động cách mạng Đặng Thúc Hứa và vợ chồng bà Đặng Quỳnh Anh (hay còn gọi là o Nho). Tuy vậy, trong câu chuyện được coi bán tài liệu này, có hai nhân vật hư cấu là cô gái mang tên O Hoàn và một tên gián điệp hành nghề hoạn lợn.

Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng bày tỏ: "Kể chuyện mà không biết cách kết nối cảm xúc rất khó. Ở đây, phim không có bạo lực, không tình yêu, không sex, không kinh dị, không có mấu chốt cơ bản để làm bộ phim hấp dẫn được thì phải có mẹo mực khác. O Hoàn là nhân vật hư cấu có tính chất mấu chốt, làm mềm phim đi". Trong khi O Hoàn tạo không khí lãng mạn, nhân vật hư cấu là tên hoạn lợn kiêm gián điệp tạo nét trào phúng cho phim.

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

Diễn viên Nguyễn Mạnh Trường đóng vai lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong phim mới.

Với thời lượng hơn 100 phút, Thầu Chín ở Xiêm có điểm cộng lớn nhất là quay phim đẹp trong từng khung hình, được xử lý bởi nhà quay phim Lý Thái Dũng. Nam diễn viên Nguyễn Mạnh Trường hóa thân vào vai Thầu Chín. Diễn viên trẻ cao 1,80m được đạo diễn Bùi Tuấn Dũng khẳng định gây ấn tượng từ đôi mắt. "Đôi mắt rất sáng và biểu cảm của Trường khiến tôi thấy cậu ấy sẽ toát ra tinh thần Chủ tịch Hồ Chí Minh nhất", tác giả phim chia sẻ.

Thầu Chín ở Xiêm do Cục Điện ảnh đặt hàng Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam với kinh phí 10 tỷ đồng, được lựa chọn chiếu khai mạc cho Tuần phim kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra trên cả nước từ 30/1 đến 5/2. "Nhiệm vụ chính của Thầu Chín ở Xiêm là phục vụ nhân dân cả nước", Cục trưởng Cục Điện ảnh Ngô Phương Lan nói. Vị Cục trưởng cũng cho biết năm 2015 sẽ có rất nhiều phim đặt hàng được hoàn thành và ra mắt khán giả.

Vũ Văn Việt

(CLO) “Thầu Chín ở Xiêm” là tác phẩm điện ảnh kể về quãng thời gian Bác Hồ hoạt động ở Thái Lan với bí danh Thầu Chín. Để vào vai này, Mạnh Trường đã phải nỗ lực rất nhiều, nhất là ở thần thái và đôi mắt.

Trong chương trình “Ai là triệu phú”, diễn viên Việt Anh đã được hỏi: “Diễn viên nào đóng vai Bác Hồ trong bộ phim lịch sử Thầu Chín ở Xiêm?” với 4 lựa chọn: NSƯT Tiến Hợi, NSƯT Trần Lực, diễn viên Hồng Đăng, diễn viên Mạnh Trường. Nam diễn viên đã lựa chọn quyền trợ giúp gọi điện thoại cho người thân và người được gọi không ai khác lại là Mạnh Trường - một trong 4 đáp án.

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

"Thầu Chín ở Xiêm" khi công chiếu đã mang nhiều ý nghĩa lớn, giúp người xem hiểu thêm về một giai đoạn hoạt động của Bác.

Mạnh Trường cũng chính là câu trả lời đúng cho câu hỏi này. Sau chương trình nhiều người đã tìm lại bộ phim mà anh đã thể hiện vai Bác Hồ. Tác phẩm của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng mang tên “Thầu Chín ở Xiêm” còn có sự tham gia của những gương mặt gạo cội khác như Trung Anh, Anh Tuấn, Hoàng Hải...

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

"Thầu Chín ở Xiêm" là tác phẩm điện ảnh kể về quãng thời gian Bác Hồ hoạt động ở Thái Lan với bí danh Thầu Chín.

Phim ra mắt năm 2015 và đã tái hiện những năm tháng hoạt động Cách mạng của Bác Hồ từ năm 1928 - 1929 ở Xiêm (Thái Lan) với bí danh Thầu Chín. “Thầu” trong tiếng Thái là cách gọi thể hiện sự yêu quý, kính trọng. Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ 38 tuổi, ở Thái Lan với một nhiệm vụ chính trị quan trọng là chuẩn bị cho sự hợp nhất 3 tổ chức Đảng, tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thái Lan vào thời điểm đó là nơi sinh sống của đông đảo bà con Việt kiều. Họ chủ yếu làm nông dân, thợ thủ công và những người buôn bán nhỏ. Bác Hồ lúc này muốn “đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập” nên đã chủ trương mở mang dân trí cho bà con Việt kiều, qua đó truyền ngọn lửa Cách mạng đến những người yêu nước...

Được đóng vai Bác Hồ là vinh dự lớn

Mạnh Trường từng chia sẻ, được đóng vai Bác Hồ là vinh dự lớn trong sự nghiệp diễn xuất của anh. Mạnh Trường cho biết, khi nhận được vai này anh đã phải chủ động nghiên cứu rất nhiều tư liệu về Bác, đặc biệt là những đoạn phim ghi lại những hình ảnh của Bác trong cuộc sống đời thường cũng như trong lúc Người làm việc. Thông qua những tư liệu được đạo diễn cung cấp, cộng thêm sự tìm hiểu của nam diễn viên ở những tiền bối đi trước từng đóng Bác như Trần Lực, Tiến Hợi,… Mạnh Trường đã chắt lọc và đưa ra lối diễn của riêng mình.

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm

Mặt khác, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng yêu cầu anh diễn xuất thần thái phải giống với Bác. Đặc biệt, đôi mắt luôn phải sáng, chứ không cần khắc họa một diễn viên có ngoại hình y hệt với Bác Hồ. Ngoài ra, Mạnh Trường cũng phải điều chỉnh chế độ ăn để giảm cân để làm sao khi diễn không béo quá, sẽ bị phản cảm.

Ban đầu, Mạnh Trường chỉ tập trung làm sao diễn cho tốt, không được sai sót. Khi phim công chiếu, một số nhà báo lớn tuổi xem xong đã khóc. Điều này khiến nam diễn viên vô cùng xúc động. Anh hạnh phúc vì bộ phim tạo hiệu ứng tốt và chạm đến trái tim khán giả.

Bộ phim “Thầu Chín ở Xiêm” có rất nhiều cảnh quay đẹp, xúc động. Nam diễn viên Mạnh Trường đã tái hiện chân thực hình ảnh của Bác với đôi bàn chân trần và hai cánh tay gầy gò, gân guốc cuốc đất, làm ruộng, tưới cây, quét rác, gồng gánh, cùng bà con xây dựng cuộc sống mới,... Bác là tấm gương mẫu mực về một con người không ngại khó, ngại khổ, tài năng, đức độ.

(HNM) - "Thầu Chín ở Xiêm" là tác phẩm điện ảnh do Nhà nước tài trợ, đặt hàng Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam sản xuất. Phim kể về quãng thời gian Bác Hồ hoạt động ở Thái Lan với bí danh Thầu Chín. Báo Hànộimới có dịp trò chuyện với diễn viên Mạnh Trường, người thể hiện vai Bác Hồ, về vai diễn đặc biệt này của anh.

Vai bác hồ trong phim thầu chín ở xiêm



- Hóa thân vào vai diễn về lãnh tụ luôn là một thách thức đối với bất kỳ diễn viên nào. Cảm xúc của anh khi vào vai Bác Hồ trong bộ phim này như thế nào? - Được hóa thân vào vai Bác Hồ là điều bất kỳ diễn viên nào cũng mơ ước và đó là một vinh dự. Đây là bộ phim mà tôi cảm thấy hồi hộp nhất trước thời điểm bấm máy và luôn luôn mong chờ đến ngày đó. Còn giờ đây, khi đã làm xong phim, tôi lại hồi hộp mong chờ cảm nhận và đánh giá của các nhà chuyên môn cũng như khán giả về vai diễn của tôi nói riêng và bộ phim nói chung.

- Anh đã đóng nhiều phim truyền hình và là gương mặt quen thuộc với khán giả. Nhưng "Thầu Chín ở Xiêm" là tác phẩm điện ảnh đầu tiên anh đảm nhận vai chính, lại thể hiện vai Bác Hồ. Hẳn đây là một sức ép lớn?

- Quả thật, nhận vai diễn này là một vinh dự, song cũng là trách nhiệm và sức ép lớn với tôi. Nhưng sau khi hoàn thành phim, cá nhân tôi cảm thấy mình đã hoàn thành vai diễn vì đã nhận được nhiều lời khen của đoàn làm phim và đặc biệt là của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng. Hy vọng khán giả cũng sẽ dành tình cảm cho tôi khi xem bộ phim này.

- Anh đã chuẩn bị cho vai diễn này như thế nào?

- Thực sự, ngoại hình của tôi trông không giống Bác lúc Người còn trẻ, vì vậy việc đầu tiên tôi phải làm là giảm 5kg trong một thời gian ngắn theo yêu cầu của đạo diễn để phù hợp với nhân vật. Và đương nhiên, khi tham gia phim, tôi đã chủ động nghiên cứu rất nhiều tư liệu về Bác, đặc biệt là những đoạn băng phim ghi lại những hình ảnh của Bác trong cuộc sống đời thường cũng như trong lúc Người làm việc. Bên cạnh đó, đạo diễn Bùi Tuấn Dũng cũng giúp tôi nhiều trong việc thể hiện thần thái của Bác trong mỗi cảnh quay.

- Anh cho rằng điều gì là quan trọng khi kể câu chuyện về Bác Hồ trên màn ảnh cho khán giả Việt Nam?

- Cùng nói về một nhân vật lịch sử nhưng những bộ phim khác nhau sẽ đem đến cho khán giả những cảm nhận khác nhau về nhân vật đó. Vì điều này tùy thuộc vào từng kịch bản phim và tùy theo cách kể, cách xây dựng phim của đạo diễn. Vì vậy, tôi cho rằng, điều quan trọng nhất đó là cách xây dựng hình tượng của Bác trong phim. "Thầu Chín ở Xiêm" mang đến cho khán giả một góc nhìn khá mới về hình tượng Bác Hồ thông qua những năm tháng hoạt động cách mạng của Người ở Thái Lan. Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng là người luôn chú trọng sự sáng tạo trong cách kể chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật, chính điều đó khiến cho tôi cảm thấy tự tin hơn khi thể hiện vai diễn.

- Cảm ơn anh về cuộc trao đổi!