Ưu nhược điểm của phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ là việc giảm giá trị của đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Việc phá giá VND nghĩa là giảm giá trị của nó so với các ngoại tệ khác như USD, EUR...

Khi giá cả và tiền lương tương đối cứng nhắc thì ngay lập tức việc phá giá tiền tệ sẽ làm cho tỷ giá hối đoái thực tế thay đổi theo, nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng vì hàng xuất khẩu rẻ đi một cách tương đối trên thị trường quốc tế còn hàng nhập khẩu đắt lên tương đối tại thị trường nội địa. Tuy vậy có những yếu tố làm cho xu hướng này không phát huy tức thì: các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh. Nếu giá hàng xuất khẩu ở trong nước cứng nhắc thì kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng không nhiều đồng thời giá hàng nhập khẩu tính theo nội tệ sẽ tăng lên do tỷ giá đã thay đổi dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai có thể xấu đi.

Trong trung hạn

GDP hay chính là tổng cầu gồm các thành tố chi cho tiêu dùng của dân cư, chi cho đầu tư, chi cho mua hàng của chính phủ và xuất khẩu ròng. Việc phá giá làm tăng cầu về xuất khẩu ròng và tổng cung sẽ điều chỉnh như sau:

  • Nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động và làm tăng tổng cung.
  • Nếu nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng thì các nguồn lực không thể huy động thêm nhiều và do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít dẫn đến việc tăng tổng cầu kéo theo giá cả, tiền lương tăng theo và triệt tiêu lợi thế cạnh tranh của việc phá giá. Vì thế trong trường hợp này, muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt mục tiêu tăng xuất ròng thì chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt (tăng thuế hoặc giảm mua hàng của chính phủ) để tổng cầu không tăng nhằm ngăn chặn sự tăng lên của giá cả trong nước.

Trong dài hạn

Nếu như trong trung hạn, phá giá tiền tệ kèm theo chính sách tài khóa thắt chặt có thể triệt tiêu được áp lực tăng giá trong nước thì trong dài hạn các yếu tố từ phía cung sẽ tạo ra áp lực tăng giá. Hàng nhập khẩu trở nên đắt tương đối và các doanh nghiệp sử dụng đầu vào nhập khẩu sẽ có chi phí sản xuất tăng lên dẫn đến phải tăng giá; người dân tiêu dùng hàng nhập khẩu với giá cao hơn sẽ yêu cầu tăng lương và gây áp lực làm cho tiền lương tăng. Cuối cùng việc tăng giá cả và tiền lương trong nước vẫn triệt tiêu lợi thế cạnh tranh do phá giá. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy lợi thế cạnh tranh do phá giá bị triệt tiêu trong vòng từ 4 đến 5 năm.

  • Chính phủ sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cầu xuất khẩu ròng giảm dẫn đến tổng cầu giảm) đi kèm với mức lạm phát thấp kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh tăng lên (do tiền lương, giá cả giảm xuống đến mức có khả năng cạnh tranh). Chính phủ các nước thường sử dụng chính sách phá giá tiền tệ khi có một cú sốc mạnh và kéo dài đối với cán cân thương mại.
  • Trong trường hợp cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng ngoại tệ dữ trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi ngoại tệ dự trữ cạn kiệt thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ.
  • Tỷ giá hối đoái
  • Chế độ tỷ giá hối đoái
  • Đường cong J

  • Kinh tế học - David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch, Nhà xuất bản Thống kê 2007.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phá_giá_tiền_tệ&oldid=57045912”

Cùng Cafedautu.vn tìm hiểu khái niệm Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là gì? Vai trò của chính sách phá giá tiền tệ tầm vĩ mô.

Ưu nhược điểm của phá giá tiền tệ
Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là biện pháp làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ

Nội dung bài viết

Phá giá tiền tệ (Currency Devaluation) là biện pháp chủ động làm giảm giá trị đồng nội tệ so với các loại ngoại tệ mà chính phủ đã cam kết duy trì trong chế độ hối đoái cố định.

Vai trò của phá giá tiền tệ 

- Chính phủ sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn so với việc thực hiện cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái (vì khả năng cạnh tranh kém nên cán cân xuất khẩu ròng đi xuống dẫn đến tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu giảm).

Bên cạnh đó, mức lạm phát xuống thấp, kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu tăng lên. Chính phủ các nước thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để tạo nên một cú sốc mạnh và kéo dài đối để cân bằng cán cân thương mại.

- Phá giá tiền tệ kích thích hoạt động xuất khẩu cùng các hoạt động kinh tế phát triển, các dịch vụ đối ngoại liên quan khác thu về ngoại tệ, đồng thời hạn chế việc nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác của trong cơ cấu kinh tế cũng phải chi ngoại tệ, kết quả là sẽ góp phần cải thiện cán cân thanh toán hàng hóa quốc tế, góp phần làm cho tỉ giá hối đoái (các dòng tiền ngoại tệ) danh nghĩa tăng giá trị lên.

- Khuyến khích việc nhập khẩu vốn, kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối vào Việt Nam, đồng thời hạn chế các vốn đổ ra nước ngoài (xuất khẩu vốn) nhằm mục đích chính là tăng cung ngoại tệ làm cho tỉ giá hối đoái danh nghĩa lại tăng.

- Trong trường hợp nhu cầu về nội tệ giảm thì chính phủ sẽ phải dùng đến biện pháp dự trữ để mua nội tệ vào nhằm duy trì tỷ giá hối đoái và đến khi cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại tệ thì không còn cách nào khác, chính phủ phải phá giá tiền tệ (giảm giá trị đồng nội tệ).

Nếu muốn phá giá tiền tệ, ngân hàng Nhà nước buộc phải bỏ đồng nội tệ ra mua ngoại tệ. Thực chất thì đây chính là phát hành thêm các dòng tiền vào nền kinh tế, tăng lượng tiền mạnh hơn. Cung tiền theo đó được tăng theo cấp số nhân.

=> Xem thêm: Lạm phát là gì? Phân loại các mức độ lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới kinh tế Việt Nam

Phá giá tiền tệ ở các nước 

Một nước tiến hành phá giá tiền tệ để phục vụ chủ yếu cho mục đích kinh tế, chính trị của mình:

- Thứ nhất, khuyến khích xuất khẩu hàng hoá hơn vì hàng hoá xuất khẩu ra nước ngoài của nước có đồng tiền bị phá giá sẽ rẻ hơn giá mặt hàng xuất khẩu của các nước khác.

- Thứ hai, hạn chế nhập khẩu đa dạng hàng hóa vì giá sản phẩm nhập khẩu thường đắt hơn giá sản phẩm được sản xuất trong nước.

- Thứ ba, khuyến khích đẩy mạnh du lịch trong nước vì ngoại tệ của khách du lịch sau khi đổi ra nội tệ của nước phá giá sẽ được nhiều lợi nhuận hơn. Hạn chế du lịch ra nước ngoài vì thị trường cần nhiều nội tệ hơn để đổi lấy một đơn vị ngoại tệ.

Diễn biến đơn giản nhất của quá trình phá giá tiền tệ là khi chiến tranh tiền tệ xảy ra ở Trung Quốc, 1 đồng USD chỉ đổi được trung bình 6,8 đồng CNY. Nhưng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá, 1 đồng USD đã đổi được hơn 7 đồng CNY. 

Cụ thể, nếu bạn mua thịt lợn ở quốc gia nào đó (rẻ hơn Trung Quốc trước đây) thì bạn có thể sẽ cân nhắc sang Trung Quốc mua thịt vì rẻ hơn. Việc phá giá đồng tiền chính là một cách gián tiếp để giảm giá toàn bộ các sản phẩm trên thị trường. Giá giảm thì cầu tăng. Đây là cách để một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Việc có thể bán được nhiều hàng hóa hơn sẽ kéo lại được sự trì trệ của nền kinh tế. Người thất nghiệp cũng từ đó mà có cơ hội có việc làm.

Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi đi ra nước ngoài. Nó cũng có thể dẫn tới lạm phát. Phá giá tiền tệ có thể khiến việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.

=> Xem thêm: Vỡ nợ là gì? Chuyện gì sẽ xảy ra khi người vay hay quốc gia vỡ nợ

Diễn biến đơn giản nhất của chiến tranh tiền tệ có thể được miêu tả như sau: Trước khi chiến tranh tiền tệ xảy ra, 1 đồng USD chỉ đổi được trung bình 6,8 đồng CNY. Nhưng sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phá giá, 1 đồng USD đã đổi được hơn 7 đồng CNY.

Giả sử 1 quả trứng có giá 1 CNY (cũng gần đúng vì 1 CNY khoảng hơn 3.000 VND). Một người có 10 USD trước mua được 68 quả, giờ sẽ mua được 70 quả.

Nếu trước đó người này mua được 69 quả trứng ở quốc gia nào đó (rẻ hơn Trung Quốc trước đây) thì giờ anh ta có thể sẽ cân nhắc sang Trung Quốc mua trứng, vì rẻ hơn. Việc phá giá đồng tiền chính là một cách gián tiếp để giảm giá toàn bộ các sản phẩm trên thị trường.

Giá giảm thì cầu tăng. Đây là cách để một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu vì hàng hóa của họ sẽ trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với các quốc gia khác. Việc có thể bán được nhiều hàng hóa hơn sẽ kéo lại được sự trì trệ của nền kinh tế. Người thất nghiệp cũng từ đó mà có cơ hội có việc làm.

Ưu nhược điểm của phá giá tiền tệ

Nếu phá giá tiền tệ có lợi đến thế thì tại sao không phải nước nào cũng phá giá? Nó cũng tồn tại nhiều nhược điểm, và đôi khi có thể hủy hoại nền kinh tế nếu như không được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nếu ngược lại phép toán chuyển đổi, giả sử trước đây người Trung Quốc có thể dùng 68 CNY để mua 1 kg bò Mỹ giá 10 USD, thì giờ phải mấy đến hơn 70 CNY.

Giảm giá tiền tệ, từ trước tới giờ, không bao giờ là một chiến thuật được dân chúng ưa chuộng. Vì nó làm giảm đi mức sống của người dân cũng như khả năng mua sắm khi họ mua hàng hóa nhập khẩu hay khi đi ra nước ngoài.

Nó cũng có thể dẫn tới lạm phát. Phá giá tiền tệ có thể khiến việc trả lãi những món nợ quốc tế trở nên đắt hơn, nếu phải trả bằng tiền ngoại tệ.

Dù thế, khi một quốc gia có nạn thất nghiệp cao hay muốn theo đuổi chính sách tăng trưởng xuất khẩu, tỷ giá hối đoái thấp hơn là một lợi thế. Từ đầu thập niên 1980, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đề xuất phá giá tiền tệ là một trong những giải pháp cho các quốc gia đang phát triển theo định hướng xuất khẩu nhưng lại bị nhập siêu.

Nhưng xu hướng này cũng không phát huy tác động tức thì, vì các hợp đồng đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới. Và đối với người bán thì việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được. Như vậy trong ngắn hạn thì số lượng hàng xuất khẩu không tăng mạnh và số lượng hàng nhập khẩu không giảm mạnh.

Trong trung hạn, nếu nền kinh tế đang ở dưới mức sản lượng tiềm năng (vẫn còn có thể sản xuất thêm vì nhiều người còn thất nghiệp, nhiều máy móc còn bỏ không) thì các nguồn lực nhàn rỗi sẽ được huy động vào sản xuất và làm tăng tổng cung.

Còn trong trường hợp nền kinh tế đã ở mức sản lượng tiềm năng (thất nghiệp thấp, tư bản đã tận dụng gần như tối ưu) thì không thể huy động các nguồn lực thêm nhiều. Do đó tổng cung cũng chỉ tăng lên rất ít.