U tuyến giáp có nên ăn rong biển

TPO - Tuyến giáp là một tuyến nhỏ, giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất, nhịp tim và nhiều hoạt động quan trọng khác của cơ thể. Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động lành mạnh của tuyến giáp.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Những người mắc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten) sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về tuyến giáp cao hơn. Ảnh: Internet

Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó sẽ không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì có thể dẫn đến sút cân, nhịp tim bất thường, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu.

Kẽm là nhóm chất rất quan trọng với sức khỏe tuyến giáp. Thực tế cho thấy việc thiếu hụt khoáng chất này dễ dẫn tới tình trạng suy giáp. Sở dĩ vậy vì hàm lượng kẽm là chất rất cần cho quá trình tổng hợp tuyến giáp. Suy giáp có thể dẫn tới thiếu kẽm và ngược lại.

Ngoài ra, tuyến giáp cần i-ốt nhằm sản sinh các hormone cần thiết giúp cân bằng và giảm sự hình thành u tuyến giáp. Tuy vậy, không phải ai cũng bổ sung đủ lượng I ốt vào bữa ăn hàng ngày. Cách dễ nhất để bổ sung I ốt là sử dụng muối.

Tất cả những loại hải sản tươi ngon đều chứa những khoáng chất cực tốt cho tuyến giáp nói riêng và sức khỏe của cả cơ thể nói chung. Trong đó, nhóm thực phẩm tốt cho tuyến giáp phải kể đến là họ nhà cá. Đặc biệt, cá hồi là một trong những loại hải sản tốt nhất tăng cường chuyển hóa. Ngoài ra,  lượng axit béo Omega-3 có trong cá hồi còn tăng cường thuộc tính kháng viêm tuyến giáp.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở vùng không có điều kiện tiếp cận với biển thì dễ bướu cổ hơn so với những người sống ở vùng ven biển. 100g cá chứa khoảng 99mcg iốt. Ngoài ra, cá ngừ cũng là một sự lựa chọn tốt bởi ngoài việc chứa nhiều iốt thì nó cũng chứa rất nhiều selen, tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

Ngoài cá, tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp iốt rất tốt. Thực tế, 100g tôm chứa khoảng 20% lượng iốt mà cơ thể cần mỗi ngày.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Khi tuyến giáp hoạt động kém, nó sẽ không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, dẫn đến tăng cân, mệt mỏi, trầm cảm và dễ bị cảm lạnh. Ngược lại, nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone thì có thể dẫn đến sút cân, nhịp tim bất thường, đổ mồ hôi, căng thẳng và khó chịu. Ảnh minh họa: Internet

Những thực phẩm mà người bị về tuyến giáp không nên ăn

Gluten (nếu bạn bị bệnh không dung nạp gluten)

Những người mắc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten) sẽ có nguy cơ mắc phải các bệnh về tuyến giáp cao hơn. Vì vậy, nếu bạn mắc bệnh này, một chế độ ăn không chứa gluten không những giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh mà còn giúp bảo vệ tuyến giáp.

Khi áp dụng chế độ ăn không có gluten bạn không nên sử dụng những loại thực phẩm sau đây:

Bột mì: tất cả các chế phẩm có liên quan như lú mì còn nguyên cám, bột mì, mầm lúa mì và cám mì. Lúa mì spenta, lúa mì Einkorn

Lúa mạch đen, đại mạch, tiểu hắc mạch, ngũ cốc Kamut.

Ngoài các loại thực phẩm trên thì những loại thực phẩm đã qua chế biến cần tránh khi thực hiện chế độ ăn không có gluten như: bánh mì, mì ý, ngũ cốc sử dụng để ăn sáng, bia, bánh ngọt, bánh quy, nước xốt, dầu giấm, đặc biệt là không sử dụng nước tương. Hầu hết các thực phẩm chế biến công nghiệp đều có chứa gluten, vì thế tốt nhất bạn nên sử dụng những thực phẩm toàn phần không qua chế biến hoặc chế biến rất ích.

Đối với yến mạch thì bạn nên chú ý kỹ khi sử dụng bởi vì về bản chất thì trong yến mạch không chứa gluten nhưng trong quá trình chế biến thì có thể nó sẽ bị nhiễm gluten chéo. Vì thế, cần phải đọc kỹ thành phần ghi trên nhãn trước khi sử dụng.

Thực phẩm chế biến

Nếu bạn nghĩ rằng nên ăn nhiều thức ăn mặn hoặc thực phẩm chế biến chỉ để bổ sung iốt thì nên suy nghĩ lại. Đa phần nhà sản xuất không bao giờ sử dụng muối iốt trong các loại thực phẩm chế biến. Cho nên, việc ăn nhiều các loại thực phẩm này chỉ làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, tim mạch chứ không bổ sung được iốt.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Thức ăn nhanh cũng không sử dụng muối iốt trong quá trình chế biến. Do đó, ăn nhiều loại thực phẩm này không những không tốt cho tuyến giáp mà còn ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch. Ảnh: Internet

Thức ăn nhanh

Cũng giống như thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh cũng không sử dụng muối iốt trong quá trình chế biến. Do đó, ăn nhiều loại thực phẩm này không những không tốt cho tuyến giáp mà còn ảnh hưởng đến huyết áp và tim mạch.

Những thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở vùng không có điều kiện tiếp cận với biển thì dễ bướu cổ hơn so với những người sống ở vùng ven biển. 100g cá chứa khoảng 99mcg iốt. Ngoài ra, cá ngừ cũng là một sự lựa chọn tốt bởi ngoài việc chứa nhiều iốt thì nó cũng chứa rất nhiều selen, tốt cho sức khỏe tuyến giáp.

Ngoài cá, tôm cũng là một loại thực phẩm cung cấp iốt rất tốt. Thực tế, 100g tôm chứa khoảng 20% lượng iốt mà cơ thể cần mỗi ngày.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
 Rong biển chứa rất nhiều iốt, nhưng mỗi loại sẽ có một lượng iốt khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ bởi nếu bổ sung quá nhiều iốt có thể gây hại cho tuyến giáp. Ảnh: Internet

Rong biển

Tuyến giáp cần iốt để hoạt động và tạo đủ hormone mà cơ thể cần. Nếu bị thiếu iốt, bạn sẽ có nguy cơ bị suy giáp hoặc bướu cổ. Rong biển chứa rất nhiều iốt, nhưng mỗi loại sẽ có một lượng iốt khác nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn vừa đủ bởi nếu bổ sung quá nhiều iốt có thể gây hại cho tuyến giáp.

Sữa chua

Ngoài rong biển, các sản phẩm làm từ sữa cũng rất tốt cho tuyến giáp. Sữa chua nguyên chất, sữa chua ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp là những nguồn cung cấp iốt rất tốt bởi nó có thể bổ sung khoảng 50% lượng iốt mỗi ngày mà cơ thể cần.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Uống 1 ly sữa ít béo mỗi ngày sẽ giúp bổ sung 1/3 lượng iốt mà cơ thể cần. Những người bị suy giáp thường có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cao hơn những người khác. Ảnh: Internet

Sữa

Theo nghiên cứu, phần lớn lượng iốt mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày là đến từ các sản phẩm làm từ sữa. Uống 1 ly sữa ít béo mỗi ngày sẽ giúp bổ sung 1/3 lượng iốt mà cơ thể cần. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn những loại sữa có bổ sung thêm vitamin D. Những người bị suy giáp thường có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin D cao hơn những người khác.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Kẽm là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với tuyến giáp. Thịt bò và thịt gà là một nguồn cung cấp kẽm phong phú: 100g thịt bò chứa khoảng 3g kẽm và 100g thịt gà chứa khoảng 2,4g kẽm. Ảnh: Internet

Gà và thịt bò

Kẽm là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với tuyến giáp. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp, gây ra các rối loạn tự miễn tấn công vào nang tóc và làm nó rụng thành từng mảng. Một chế độ ăn giàu dinh dưỡng hoàn toàn có thể cung cấp đủ lượng kẽm mà cơ thể cần. Thịt bò và thịt gà là một nguồn cung cấp kẽm phong phú: 100g thịt bò chứa khoảng 3g kẽm và 100g thịt gà chứa khoảng 2,4g kẽm.

Trứng

Một quả trứng chứa khoảng 16% lượng iốt và 20% selen cần thiết trong ngày. Do đó, trứng là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho tuyến giáp. Ngoài ra, lòng đỏ trứng còn có chứa nhiều dưỡng chất giúp hỗ trợ trao đổi chất như các loại vitamin tan trong chất béo, các axit béo thiết yếu và choline.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
 Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi và nam việt quất đều là những thực phẩm tốt cho tuyến giáp. Ảnh: Internet

Quả mọng

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa rất tốt cho tuyến giáp. Quả mọng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi và nam việt quất đều là những thực phẩm tốt cho tuyến giáp.

Rong biển đang dần được bán và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam trong những năm gần đây. Nguồn dinh dưỡng quý từ đại dương này không chỉ tốt cho sức khỏe, mà còn giàu dược tính, giảm mỡ máu, hạ huyết áp, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, hỗ trợ phòng chống ung thư... Đặc biệt. rong biển có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung iod cho tuyến giáp và hỗ trợ điều trị các bệnh tuyến giáp.

Rong biển còn gọi hải đới, tảo biển... Tên khoa học: Sargassum henslowianum J.Agardh., họ Rong mơ (Sargassaceae). Có nhiều loài rong khác cũng được sử dụng làm thực phẩm hay làm thuốc. Bộ phận dùng là toàn cây khô của một số loài tảo biển. Dược liệu thu hái được rửa bằng nước ngọt để loại muối và tạp chất; phơi hay sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Về thành phần hóa học, rong biển chứa nhiều iod, acid alginic, alginat, chất béo, chất đường, calci, phospho. Theo Đông y, rong biển vị đắng mặn, tính hàn; vào tỳ, can, thận. Tác dụng nhuyễn kiên tán kết, hoá đàm, lợi thuỷ tiết nhiệt. Dùng tốt cho người bị bướu cổ, viêm sưng hạch, lao hạch, nấc cụt, phù nề, viêm tràn dịch mào tinh hoàn. Ngày dùng 6 - 10g bằng cách nấu hầm, xào hoặc kết dược liệu khác.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Rong biển - nguồn dinh dưỡng và thuốc quý từ đại dương.

Một số bài thuốc chữa bệnh có rong biển

Y học hiện đại dùng rong mơ chữa bệnh bướu cổ: viên iotamin có 50 - 70mcg iod; ngày 2 - 4 viên, uống trong 3 - 5 tháng.

Chữa lao hạch cổ:

Bài 1: rong biển 12g, tằm vôi 6g. Các vị sao chung, nghiền thành bột mịn. Dùng nước sắc bạch mai (mai trắng) để làm hoàn. Chia uống 2 lần.

Bài 2: rong biển 9g, thổ bối mẫu 9g, hương phụ 9g, hạ khô thảo 9g. Sắc uống trong ngày.

Chữa phì đại tuyến tiền liệt gây bí tiểu tiện ở người già: rong biển 10g, xuyên sơn giáp 10g, lệ chi hạch (hạt quả vải) 15g, quất hạch (hạt quả quýt) 15g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

Chữa lở ngứa ngoài da: rong biển 16g, liên kiều 12g, ngưu bàng 8g, hạ khô thảo 8g, nga truật 8g, tam lăng 4g, trần bì 2g, bán hạ 2g. Sắc uống 2 lần trong ngày.

U tuyến giáp có nên ăn rong biển
Rong biển hầm đậu phụ tốt cho người bị viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên.

Món ăn thuốc trị bệnh có rong biển

Canh rong biển ý dĩ: rong biển 30g, ý dĩ 30g, trứng gà 3 quả. Rong biển ngâm cho nở, luộc chín tới, thái đoạn, cùng ý dĩ nấu chín nhừ để sẵn. Cho dầu thực vật vào chảo, đun nóng, đập trứng gà vào, đánh khuấy cho chín, cho canh rong biển ý dĩ vào, thêm gia vị thích hợp. Món này rất tốt cho người bị tăng huyết áp, đau tức vùng ngực, các bệnh nhân u bướu.

Canh thịt lợn nấu rong biển: rong biển 300g, thịt lợn nạc 100g (hoặc đậu phụ 200g). Thịt lợn băm nhỏ; rong biển ngâm nước gạo một đêm để khử mặn, rửa sạch, nấu cho chín tái, thái đoạn, nấu tiếp cho chín nhừ, thêm thịt băm, dấm, gia vị để ăn, cho thêm hành tươi. Món này rất tốt cho nam giới bị viêm tinh hoàn, người bị sưng hạch, nấc cụt, bướu cổ lành tính.

Vịt hầm rong biển: rong biển 120g, vịt 1 con. Rong biển ngâm rửa, luộc qua, cắt đoạn. Vịt làm sạch, chặt miếng, cùng rong biển, thêm gia vị hầm nhừ. Một tuần ăn 2 lần. Món này thích hợp cho bệnh nhân bướu giáp trạng lành tính (bướu cổ do thiếu iod).

Rong biển hầm đậu phụ: rong biển 30g, đậu phụ 100g. Rong biển làm như trên; đậu phụ thái miếng; thêm gừng tươi đập giập và gia vị, dầu thực vật, hầm cách thủy cho chín nhừ. Ngày ăn 1 lần, liên tục 15 ngày. Món này dùng tốt cho người bị viêm xương hạch và đau khớp ở thanh thiếu niên (lưu đàm ứ tại quan tiết).

Rong biển hầm củ cải: rong biển 200g, củ cải trắng 150g, thanh quả (quả trám) 50g. Củ cải thái lát, rong biển cắt đoạn, thêm gia vị cùng với trám nấu nhừ. Ngày ăn 1 lần, liên tục 7 - 10 ngày. Món này rất tốt cho người bị viêm họng khô, viêm khí phế quản (thể viêm khô mạn tính, ho ít đờm, khi lạnh ẩm viêm họng, ho, đờm nhiều; ấm nóng thì đỡ).

Rượu hải đới: rong biển 500g thái vụn, ngâm trong 2.000ml rượu, để sau 1 tháng là được, lấy bỏ bã. Uống 2 lần sáng, chiều, mỗi lần 20 - 30ml trước bữa ăn. Dùng tốt cho người bị viêm sưng hạch bạch huyết.

Kiêng kỵ: Người có tỳ vị hư hàn nên thận trọng khi dùng.