Trình bày phương pháp đo điện trở

Đo điện trở tiếp địa được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhằm đảm bảo an toàn khi nối đất chống sét hay nối đất làm việc với các thiết bị điện.

Tổng quan về đo điện trở tiếp địa

Đo điện trở đất hay còn được gọi với cách khác là đo điện trở tiếp địa hay điện trở chống sét. Đây là giải pháp giúp kiểm tra khả năng phóng - truyền điện (sét) của hệ thống.

Có rất nhiều các phương pháp đo tiếp địa khác nhau tuy nhiên, kỹ thuật đo 3 điểm được nhiều người sử dụng. Sở dĩ, phương pháp đo điện trở đất này bắt nguồn từ phép đo 4 điểm thường ứng dụng khi đo điện trở suất của đất.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Đo điện trở đất giúp kiểm tra khả năng phóng nạp, truyền điện.

Ở phương pháp điện áp rơi 3 cực, bạn sẽ cần phải sử dụng đến 3 cọc điện cực hồm cọc chính, 2 cọc thử nghiệm. 2 cọc thử nghiệm có chất lượng kém tuy nhiên cần đảm bảo phải độc lập về điện với điện cực gần đó.

Bên cạnh phương pháp 3P, người ta còn sử dụng phương pháp 4 điểm, phương pháp độ dốc để đo điện trở của hệ thống nối đất.

Dù dùng bất kỳ phương pháp nào, khi đo điện trở tiếp địa cần nhớ rằng, nó sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như chiều dài điện cực, đường kính cọc nối đất hay số lượng cọc …

Chính bởi vậy, tốt hơn hết bạn nên tiến hành đo nhiều lần và bằng vài phương pháp khác nhau sau đó tính giá trị trung bình để đảm bảo cho độ chính xác cao.

Các phương pháp đo điện trở tiếp địa

Dưới đây là một số phương pháp đo điện trở tiếp địa của đất bạn có thể tham khảo:

Đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực

Phương pháp đo điện áp rơi 3 cực hoạt động dựa trên nguyên lý bơm một dòng điện vào trong mạch gồm đồng hồ đo - cọc nối đất - điện cực dòng - đồng hồ đo. Cần đảm bảo để khoảng cách giữa các điện cực ở một phạm vi nhất định.

Lưu ý: Điện cực dòng cần đặt cách tối thiếu 10 lần chiều dài nối đất được đo, thông thường sẽ khoảng 40m.

Tại khu vực điện thế bằng 0, điện áp sẽ được cắm vào đấy ở khoảng nối đấy với cực dòng. Nhằm đảm bảo tính chính xác và độ an toàn, bạn cần thực hiện cả 3 phép đo với điện cực áp tại ví trí cọc nối đất, phạm vi lý tưởng là 6m. Trường hợp cho kết quả trùng nhau tức vị trí cắm của điện cực áp chính xác.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực.

Phương pháp đo điện trở đất 4 cực

Để thực hiện phương pháp này, bạn cần nối 2 đầu của cực H & S trên máy đo điện trở đất đến 2 cọc đo, đầu dây cực E nối với hệ thống tiếp đại.

Tiếp theo, sử dụng đầu dầy ES nối chung với đầu dây cực E gần phía tiếp đấy. Với phương pháp đo điện trở 4 cực, nó phù hợp với hệ thống tiếp địa có điện trở thấp.

>> Bạn có thể tham khảo dòng thiết bị đo chính xác: Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105A

Sử dụng phương pháp 2 kẹp đo điện trở nối đất

Nếu hệ thống có nối tiếp đất song song, bạn có thể sử dụng 2 ampe kìm cùng máy đo để thực hiện đo điện trở đất cho độ chính xác cap.

Phương pháp này hoạt dộng dựa trên nguyên tắc: Đặt 2 kẹp vòng quanh dây tiếp đất, đo và nối mỗi kẹp với dụng cụ đo. Mỗi kẹp sẽ được đưa vào mạch vòng tiếp đất một tín hiệu cho trước (32V / 1367 Hz) trong khi đó kẹp kia sẽ đo dòng điện chảy trong mạch vòng.

Ưu điểm của phương pháp đo điện trở tiếp địa 2 kẹp là tiết kiệm thời gian, bạn không cần bố trí các điện cực phục hoặc ngắt mối nối tiếp đất.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Đo điện trở đất bằng phương pháp 2 kìm.

Đo điện trở bằng phương pháp xung

Phương pháp này được sử dụng để đo điện trở của những cột điện cao thế, giúp người thực hiện có thể xác định được kháng đất của một hệ thống bao gồm khung sắt, móng trụ. Ưu điểm nữa của phương pháp xung là không cân ngắt mạch ở đường dây cao thế.

Trên đây là các phương pháp đo điện trơ tiếp địa giúp đảm bảo độ chính xác cao. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo tiếp địa, vui lòng liên hệ với maydochuyendung.com theo số Hotline 0904810817 - 0979244335để được tư vấn, hỗ trợ.

Hiện nay có rất nhiều đồng hồ đo điện khác nhau, nó trở thành công cụ không thể thiếu đối với những ai đang làm trong ngành sửa chữa, kiểm tra điện, điện tử. Thiết bị kiểm tra điện giúp thực hiện các chức năng đo khác nhau như đo dòng điện, điện trở hay đo thông mạch….

Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến hướng cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng số và kim. Bạn có thể thực hiện để đảm bảo mang đến kết quả nhanh, chính xác, hạn chế các sự cố xảy ra.

Cách đo và đọc điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim 

Nếu bạn đang sử dụng đồng hồ vạn năng kim và muốn đo điện trở khi lắp đặt hay sửa chữa mạch điện, thiết bị. Bạn cần tham khảo ngay hướng dẫn cách đo điện trở bằng đồng hồ vom đồng thời cách đọc giá trị để đảm bảo vừa đo và đọc chính xác nhất. 

Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim

Đồng hồ vạn năng kim là thiết bị lý tưởng để đo điện trở, mặc dù chúng còn nhiều hạn chế trong một số chức năng.

Các bước thực hiện đo điện trở với đồng hồ vạn năng kim được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn thang đo. Không chỉ riêng với điện trở, khi đo dòng điện hay điện áp, bạn cũng cần chọn dải đo phù hợp.
  • Bước 2: Chèn các đầu dò vào các giắc trên đồng hồ vạn năng. Cần chèn đúng, trong trường hợp này bạn cần chèn 2 đầu dò vào 2 chân là COM và Ohm.
  • Bước 3: Đặt que đo vào 2 đầu điện trở. Giá trị đo được sẽ tính theo công thức:

Giá trị đo = chỉ số thang đo x thang đo.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim.

Ví dụ: Bạn để thang đo là 100 Ohm và kết quả hiển thị là 27. Gía trị thu được là 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm.

Khi thực hiện đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng kim, hãy lưu ý đưa đồng hồ về 0 bằng cách đặt chạm 2 đầu dò với nhau để tạo ra một mạch ngắn, sau đo điều chỉnh zero để nó hiển thị 0 Ohm.

Ngoài ra, sau khi thực hiện các phép đo điển trở, cần tắt đồng hồ vạn năng và chuyển công tắc chức năng sang dải điện áp cao. Với cách này, sẽ tránh được tình trạng chọn không đúng phạm vi và chức năng cho những lần thực hiện sau.

Với mức giá rẻ, cung cấp độ chính xác hợp lý, đây cũng là thiết bị bạn có thể lựa chọn để thực hiện đo điện trở và nhiều phép đo khác. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một số sản phẩm đồng hồ vạn năng kim đo điện trở như Hioki 3030-10 hay đồng hồ đo Kyoritsu 1110...

Có thể bạn quan tâm:

Cách đọc giá trị đo điện trở

Hầu hết đồng hồ vạn năng chỉ thị kim sẽ sử dụng một thang đo điện trở, nó sẽ di chuyển từ phải sang trái. Đọc kết quả đo với đồng hồ kim sẽ mang đến những sai số nhất định đặc biệt với những người chưa nhiều kinh nghiệm.

Các sản phẩm đồ hồ kim cũng có núm vặn hoặc công tắc, có chức năng hiệu chỉnh điện trở bằng. Chỉ cần chạm các đầu dò với nhau và điều chỉnh núm cho đến khi kim chỉ 0 ohms trên màn hình.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Lấy một ví dụ, khi thực hiện một phép đo với điện trở ngẫu nhiên (khôn phải bất kỳ thành phần hay mạch nào). Tiến hành thiết lập dụng cụ đo điện về thang đo 20 kilo-ohms và chạm vào cả hai đầu bằng đầu dò.

Khi đo, thiết bị vạn năng sẽ hiển thị ra các kết quả bao gồm: - 0, 1 hoặc một số ngẫu nhiên. Nếu kết quả là 1 hoặc OL điều đó có nghĩa là đồng hồ vạn năng quá tải và cần điều chỉnh thang đo lớn hơn. Tóm lại, nếu thấy giá trị bằng 1, di chuyển núm vặn đến nấc thang có cao hơn.

Trong trường hợp giá trị điện trở bằng 0, điều đó tức là bạn đang để thang đo quá cao. Để khắc phục giảm tỷ lệ thành ohms thay vì kilo-ohms.

Nếu đồng hồ vạn năng hiển thị một số ngẫu nhiên, giả dụ như 0,5; điều đó có nghĩa là phạm vi đã được chọn đúng. Và giá trị thực của điện trở sẽ là 500 ohms hoặc .5 kilo-ohms.

Xem thêm: Cách đo dòng điện 1 chiều bằng đồng hồ vạn năng kim

Cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng số

Cách đo điện trở bằng đồng hồ vom vạn năng kỹ thuật số sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với đồng hồ vạn năng kim bởi loại thiết bị đo điện cho phép đọc trực tiếp kết quả trên màn hình LCD.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Sử dụng đồng hồ số đo điện trở.

Các bước đơn giản thực hiện phép đo điện trở với vạn năng kỹ thuật số bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn đến thang đo điện trở và kết nối với các đầu dò. Dùng que đen cắm cổng chung COM, que đỏ cắm vào cổng V/Ω.
  • Bước 2:Đặt 2 que của đồng hồ vạn năng vào 2 đầu điện trở.
  • Bước 3: Thực hiện phép đo 2 lần để đảm bảo mang đến kết quả chính xác nhất.

Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số mang đến kết quả đo chính xác hơn so với vạn năng kim, nhưng chúng lại có mức giá khá đắt. Hiện nay, người ta đã phát triển và cho ra đời rất nhiều các loại đồng hồ đo điện khác nhau.

Bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm phân khúc tầm trung như đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1020R, Sanwa CD800a để ứng dụng cho các mục đích cơ bản. Ngược lại, nếu thường xuyên sử dụng, dùng trong môi trường công nghiệp, đồng hồ đo Kyoritsu 1062 hay đồng hồ vạn năng Hioki DT4281 Nhật sẽ không thể bỏ qua.

Nguyên tắc khi đo điện trở với đồng hồ vạn năng

Ngoài việc tìm hiểu cách đo điện trở sống hay chết, bạn cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn nhằm tránh ảnh hưởng đến người, thiết bị cũng như đảm bảo kết quả đo chính xác.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Tuân thủ nguyên tắc khi sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện trở.

Đo điện trở khi thiết bị không được kết nối trong mạch

Bạn không nên đo điện trở của các thiết bị trong mạch. Tốt hơn hết nên đo khi đã loại khỏi chúng ra khỏi mạch. Phép đo được thực hiện trong mạch sẽ khiến tất cả các thành phần khác xung quanh bị ảnh hưởng, bởi vậy nó cho kết quả không chính xác.

Mạch kiểm tra không được cấp nguồn

Trong trường hợp cần phải đo điện trở trên mạch, hãy đảm bảo rằng mạch không được bật nguồn. Việc dòng điện chạy qua trong mạch có thể cho kết quả không chính xác hoặc điện áp quá cao có thể gây hỏng đồng hồ vạn năng.

Các tụ điện trong mạch cần được xả

Khi đo các giá trị điện trở trong mạch, cầm đảm bảo rằng bất kỳ tụ điện nào trong mạch đều được phóng điện để không ảnh hưởng đến kết quả đo.

Đối với từng trường hợp điện trở

Khi đo điện trở nhỏ (cỡ <10Ω) cần để cho que đo và chân điện trở tiếp xúc tốt nếu không kết quả không chính xác. Đối với đo điện trở lớn (cỡ > 10kΩ), tay không được tiếp xúc đồng thời vào cả 2 que đo. Do tiếp xúc như vậy điện trở của người sẽ mắc song song với điện trở cần đo làm giảm kết quả đo.

Một số đồng hồ vạn năng đo điện trở giá tốt

Bên cạnh tuân thủ cách đo điện trở bằng đồng hồ vạn năng, bạn có thể tham khảo một số model đồng hồ đo điện giúp thực hiện tốt chức năng này. 

Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+

  • Giá tham khảo: 2.340.000 đồng

Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+ được thực hiện để đo điện áp cao lên đến 1000V. Bên cạnh đó, nó cũng đáp ứng nhiều chức năng đo khác như đo dòng điện, điện dung, kiểm tra diode…

Trình bày phương pháp đo điện trở

Đồng hồ vạn năng Fluke 15B+ đo điện trở chính xác.

Fluke 15B+ giúp thực hiện tốt khả năng đo điện trở ở các dải đo bao gồm: 400.0 Ω, 4.000 kΩ, 40.00 kΩ, 400.0 kΩ, 4.000 MΩ và 40.00 MΩ giúp bạn có thể sử dụng đo lường, sửa chữa cho nhiều mục đích khác nhau.

Với thiết kế nhỏ gọn, các phím chức năng được ký hiệu rõ ràng giúp đồng hồ đo điện Fluke 15B+ dễ dàng sử dụng hơn. Thiết bị đo điện được xếp hạng an toàn 600 V Cat III cho phép bạn sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau.

Đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF

  • Giá tham khảo: 630.000 đồng

Không chỉ đồng hồ số, đồng hồ vạn năng kim cũng có thể thực hiện phép đo điện trở ở dải đo lớn với độ chính xác cao, điển hình như Sanwa YX-360TRF.

Đồng hồ Sanwa YX-360TRF được thiết kế với mặt kim đồng hồ kích thước lớn, kết hợp vạch chỉ thị rõ nét giúp đọc và quan sát kết quả thuận tiện hơn. Được làm bằng chất liệu cứng cáp, bền chắc cho phép chống lại va đập và chống nhiều điện hiệu quả.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Thiết kế cứng cáp với khả năng chống va đập tốt của đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF.

Về chức năng đo, thiết bị cung cấp khả năng đo điện áp xoay chiều đến 1000V, đo điện áp 1 chiều đạt 750V. Bên cạnh đó, khả năng đo điện trở đến X100k giúp bạn có thể đo và kiểm tra tính ổn định của dòng điện hiệu quả. Các chức năng khác của đồng hồ vạn năng Sanwa YX-360TRF bao gồm tần số, điện dung, chu kỳ xung, độ ồn…

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S

  • Giá tham khảo: 990.000 đồng

Đồng hồ vạn năng kim luôn được đông đảo thợ điện lựa chọn bởi nó thân thiện với người dùng, dễ dàng sử dụng và cho kết quả nhanh. Nếu muốn đo điện trở với dải đo rộng cùng độ chính xác cao, bạn có thể lựa chọn Kyoritsu 1109S.

Sản phẩm có thiết kế tinh tế, gọn nhẹ với khả năng chống va đập tốt. Bên cạnh đó các chức năng của đồng hồ đo cũng khiến nhiều người ngạc nhiên.

Trình bày phương pháp đo điện trở

Kyoritsu 1109S cung cấp 4 dải điện trở, cho phép đo đa dạng.

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 1109S giúp đo điện áp AC và DC đến 1000V, bên cạnh đó còn đáp ứng khả năng đo điện trở ở dải 2/20kΩ/2/20MΩ, đảm bảo sử dụng tốt khi đo và kiểm tra thông số điện năng trong nhà máy, các linh kiện điện tử…

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001

  • Giá tham khảo: 2.000.000 đồng

Tiếp tục là một sản phẩm đến từ thương hiệu Kyoritsu được rất nhiều người dùng lựa chọn chính là đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 rất hoàn hảo hiện nay. Sản phẩm được thiết kế rất hiện đại, nhỏ gọn, dễ dàng sử dụng với các núm cài đạt, núm chọn thang đo để đo được dòng điện xoay chiều, điện áp một chiều, điện trở, điện dung,... 

Trình bày phương pháp đo điện trở

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 đo điện trở chính xác

Đồng hồ sử dụng chất liệu nhựa cao cấp với khả năng cách điện tốt, chống được va đập để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Kyoritsu 2001 có thể đo được dòng điện một chiều lên tới 100A, đo điện áp AC/DC lên tới 600V, điện trở 34MΩ,..  

Đồng hồ vạn năng Kyoritsu 2001 hoạt động đa tính năng như có chức năng ngủ tiết kiệm pin, chịu được quá áp lên tới 3700V trong 1 phủ, đo liên tục. Kyoritsu 2001 đạt tiêu chuần an toàn CAT III 300V. 

Những hướng dẫn cách đo điện trở với đồng hồ vạn năng được ứng dụng rộng rãi khi kiểm tra các thiết bị điện, điện tử. Nếu có bất kỳ những băn khoăn, thắc mắc nào hoặc tư vấn mua đồng hồ đo điện phù hợp, bạn liên hệ với Maydochuyendung.com để được tư vấn.