Treo cuống rốn ở đâu

Nhiều bà mẹ có những quan niệm rất lạ như lấy cuống rốn treo gần đèn để sau này bé học giỏi, sáng dạ;hay tắm nước dừa cho con trắng, quấn tã chặt để trẻ đỡ giật mình…

Theo các chuyên gia, tất cả những thói quen này cần được bỏ, nó không những không có tác dụng mà còn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của bé…

Đến thăm một cô bạn vừa sinh em bé, tôi ngạc nhiên khi thấy bóng đèn có treo một sợi chỉ cùng với chiếc cuống rốn bé. Giải thích cho hiện tượng này, mẹ cháu, chị Nguyễn Thị Mơ chia sẻ: "Bà nội cháu cứ "bắt" phải treo cuống rốn cạnh đèn để sau này cháu thông minh, học giỏi. Mình không tin điều đó, nhưng thấy bà nói như vậy, sợ phật lòng bà".

Mơ còn nói thêm, bà nội cháu còn quấn tã khá chặt, để hai tay bé vào trong tã, khiến bé không thể cử động hay rút ra được, nhìn con mà thương. Không những vậy, muốn cho cháu gái có làn da trắng hồng, bà thường nhờ người trong quê gửi quả dừa non để lấy nước tắm cho cháu...

Đem câu chuyện này kể với những bà mẹ, mới thấy đấy không phải là chuyện hiếm gặp. Đó là quan niệm của nhiều người, thậm chí cả những nguời phụ nữ trí thức sống ở các thành phố lớn.

Treo cuống rốn dễ khiến vi khuẩn xâm nhập phòng bé

Theo GS.VS Đái Duy Ban, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hoá sinh ứng dụng, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, không có một cơ sở nào nói rằng treo cuống rốn của trẻ cạnh đèn hay gương là trẻ thông minh, sáng dạ.


Trẻ cần được vùng vẫy tay chân thoải mái để vận động.

Đó chỉ là cách "mê tín" của một số người. Sự thông minh của trẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: gen di truyền, giáo dục, môi trường sống, chất dinh dưỡng...

Việc treo cuống rốn như vậy, không những không có tác dụng gì, mà còn ảnh hưởng tới sự trong lành tại phòng bé. Cuống rốn để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, thậm chí có mùi và ruồi muỗi. Tốt nhất nếu muốn giữ cuống rốn làm "kỷ niệm" bạn nên chôn trong vườn hoặc chậu cây cảnh, bồn hoa...

Tắm bằng nước dừa, dễ viêm da trẻ

TS Phạm Thị Xuân Tú, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi TƯ cho biết, trong dừa có một lượng đường, chính vì vậy khi dùng trên da dễ bị vi khuẩn tấn công. Đặc biệt trẻ nhỏ có làn da mỏng và non nớt nên dễ bị viêm da. Việc trắng hay đen đã do sắc tố melanin quyết định. Vì vậy, tốt nhất ta chỉ nên tắm cho trẻ bằng nước sạch, ấm và bằng xà phòng dùng cho trẻ, không có nhiều chất xút.

Cũng theo TS Tú, việc quấn chặt tã lót cho trẻ (cho cả tay vào trong tã) là không nên. Trẻ cần được vùng vẫy tay chân thoải mái để trẻ vận động một cách linh hoạt từ nhỏ. Chỉ nên dùng bao tay để trẻ không cào lên mặt.

Đặc biệt, trẻ nhỏ thở nhiều bằng bụng, nếu quấn tã chặt sẽ ảnh hưởng tới khả năng thở của bé. Hơn nữa, các bà mẹ thường cho trẻ mặc ấm hơn người lớn, nên nếu quấn tã chặt, lại bó chân tay, sẽ khiến mồ hôi ra nhiều, ẩm các vùng như nách, lưng, ngực... sẽ dẫn đến ho, viêm phổi.

Còn nếu bé giật mình thì thường do ra mồ hôi trộm nhiều hoặc bị chứng còi xương từ nhỏ, chứ không phải do quấn tã chặt hay không. Khi bé khoảng 3 tháng tuổi, để tránh hiện tượng bé lật người thì ta nên để chăn gần với bé, chứ không nên đè lên bụng, làm bé khó chịu, tức bụng...

Theo Bee

Các chuyên gia khuyến cáo, trẻ nhỏ cần được phát triển một cách tự nhiên, luôn giữ cho trẻ được thoải mái và tạo những thói quen tốt như nghe nhạc, xem tranh… chứ không nên ép trẻ theo một quan điểm mà chưa có một khoa học nào minh chứng.


Trẻ sơ sinh sau khi chào đời khoảng 1 tuần, thì cuống rốn sẽ bắt đầu rụng. Nhiều người thắc mắc rằng có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không? Hiện nay, rất nhiều gia đình lựa chọn lưu trữ máu cuống rốn cho trẻ sơ sinh như một hình thức mua bảo hiểm sinh học trọn đời cho con. Vậy lợi ích của những việc làm này là gì? Cách bảo quản cuống rốn thế nào là tốt nhất? Tất cả thông tin sẽ có trong bài viết sau đây, xin mời các bạn tham khảo.

Có nên giữ lại cuống rốn của trẻ sơ sinh hay không?

Cuống rốn và bánh nhau là bộ phận giúp cung cấp chất dinh dưỡng nuôi thai nhi trong tử cung người mẹ. Máu cuống rốn được lấy từ phần cuống rốn và nhau thai sau khi em bé chào đời và được cắt dây rốn.

                  Việc giữ lại cuống rốn rất cần thiết và mang lại nhiều lợi ích

Theo y học máu cuống rốn có rất nhiều công dụng hữu ích. Là nguồn cung cấp dồi dào tế bào gốc tạo máu sẽ được ứng dụng trong việc hỗ trợ, điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, tế bào gốc máu còn có khả năng ứng dụng tương tự như tế bào gốc tạo máu được lấy từ trong tủy xương và máu ngoại vi. Việc lưu trữ nguồn tế bào gốc quý giá này để nhằm phục vụ cho việc điều trị nhiều bệnh lý và các rối loạn tế bào trong tương lai.

  • Hơn 80 bệnh lý bao gồm: các bệnh bạch cầu, ung thư máu, suy tủy, bệnh tự miễn hoặc các bệnh rối loạn di truyền (như thiếu máu, tan máu bẩm sinh)…Đều có thể dùng tế bào gốc lấy từ máu cuống rốn để điều trị.
  • Biệt hóa thành những tế bào của những mô khác như: Cơ (cơ vân, cơ tim), tế bào gan, tế bào thận, tế bào não, tế bào phổi, tế bào da và tế bào tuyến tụy…
  • Tế bào gốc máu cuống rốn còn được nghiên cứu trong điều trị nhiều bệnh lý khác như tổn thương tim, tổn thương tủy sống, tổn thương não.Tế bào gốc có thể lấy từ 3 nguồn: Máu ngoại vi, tủy xương, máu cuống rốn.

{{//www.wonmom.com/products/tui-loc-thao-moc-tam-be-hop-10-tui-10-lan-tam}}

Cách bảo quản cuống rốn như thế nào 

Theo quan niệm dân gian việc treo cuống rốn của trẻ sơ sinh ở gần bóng đèn, trước gương hay treo về hướng mặt trời mọc… thì con sẽ thông minh hơn. Đây là phương pháp truyền tai của dân gian và chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về việc này. 

Nếu giữ cuống rốn của trẻ sơ sinh mà bảo quản không đúng cách sẽ đem lại không ít rắc rối. Vì cuống rốn được cấu tạo bởi các tế bào mô nên nếu để lâu sẽ có mùi lạ, ảnh hưởng đến môi trường, không khí xung quanh phòng bé. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, ruồi, muỗi xâm nhập, càng làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ.

             Cuống rốn nếu không được bảo quản không đúng sẽ bốc mùi 

Cách vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

  • Mẹ vệ sinh tay cho thật sạch, rồi tháo băng quấn rốn và gạc rốn thật nhẹ nhàng vì lúc này rốn bé chưa khô nên gạc có thể bị dính lại. Nếu mẹ mạnh tay có thể làm bé bị đau.
  • Khi kiểm tra và không có dấu hiệu gì bất thường thì mẹ dùng bông gạc hoặc tăm bông diệt khuẩn, thấm nước sôi để nguội và làm sạch phần chân rốn và cuống rốn. Tiếp theo mẹ thấm khô lại vùng rốn một lần nữa. 
  • Với vùng da quanh rốn mẹ có thể dùng cồn 70 độ để sát khuẩn.
  • Cuối cùng mẹ dùng 1 chiếc gạc vô trùng, đặt lên phần rốn vừa vệ sinh xong rồi băng rốn lại. Mẹ nên lưu ý không nên băng rốn quá chặt.

     Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh nên làm thường xuyên và thao tác nhẹ nhàng 

Bài viết trên là câu trả lời về việc có nên giữ lại cuống rốn trẻ sơ sinh hay không. Những lưu ý về cách bảo quản cuống rốn như thế nào. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại nhiều hữu ích đến mọi người.

{{//www.wonmom.com/collections/cham-soc-be}}

Bạn cần biết

Video liên quan

Chủ đề