Trên lĩnh vực y học thời Trần người thầy thuốc nổi tiếng nhất là

“Ông Thánh thuốc Nam” Tuệ Tĩnh

Thời nhà Trần là một thời đại đặc biệt trong lịch sử Việt Nam với tư tưởng rộng mở, khoáng đạt cùng rất nhiều thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, văn học, y tế... Và cái tên Tuệ Tĩnh là minh chứng cho sự phát triển tột bậc của thời đại này.

Nguyễn Bá Tĩnh (1333) mồ côi cha mẹ từ nhỏ và được các nhà sư trong chùa nuôi dạy thành người. Sớm thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, cứu thế của nhà Phật, chàng trai Nguyễn Bá Tĩnh dù đã đỗ Thái học sinh dưới thời Trần Dụ Tông nhưng quyết chí không ra làm quan, trở về tu tập, lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh, học nghề thuốc cứu người.

Với tài năng thiên bẩm cùng sự chăm chỉ, linh hoạt, Tuệ Tĩnh chẳng mấy chốc mà nổi danh khắp cả nước. Ông chữa bệnh hay đến nỗi trở thành cống phẩm của nhà Trần cho triều Minh. Ở nước bạn, Tuệ Tĩnh tiếp tục được thi thố sở học dạnh bất hư truyền của mình và nhanh chóng trở thành Đại thái y của hoàng cung.

Thành danh nơi đất khách quê người song Tuệ Tĩnh luôn đau đáu một khát vọng trở về quê cũ, mang vốn liếng y thuật mình tích lũy được đêt chữa bệnh, cứu người Việt. Tiếc thay, cho đến cuối cuộc đời vẻ vang của mình, ông vẫn không thể nào hiện thực hóa ước muốn nhỏ nhoi ấy. Ông mất trên đất Trung Quốc, trên mộ còn dòng chữ: “Ai về nước Nam cho tôi theo với”.

Tuệ Tĩnh được biết đến như là người đã đặt nền móng cho nền y học cổ truyền Việt Nam với tư tưởng: “Nam dược trị Nam nhân” (thuốc Nam chữa bệnh cho người nước Nam). Ông được xem là bậc thầy của thầy thuốc Việt, ông tổ. của ngành y nước nhà. Người đời sau tôn xưng ông là “Ông thánh thuốc Nam”.

Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác

Ông được xem là một danh y lớn của dân tộc, sinh năm 1720 tại trấn Hải Dương (nay là tỉnh Hưng Yên), ông sinh ra trong một gia đình mấy đời khoa bảng và làm quan to trong triều vua Lê – chúa Trịnh. Lúc còn nhỏ, ông theo cha đi học tại Thăng Long, ông học hành rất giỏi sau đó thi đậu được vào Tam Trường. Năm 19 tuổi cha mất, ông phải thôi học để chịu tang và sau đó ít lâu ông cũng tham gia đi lính. Ông nhận ra mình không phù hợp với nghiệp cầm cung kiếm, nên sau anh trai của ông mất ông cũng xin rời khỏi quân ngũ về nhà nuôi mẹ và các cháu.

Ông bị lâm trọng bệnh trong suốt 2 – 3 năm, chạy chữa nhiều nơi nhưng không khỏi. Ông tìm đến nhà của thầy thuốc Trần Độc ở huyện Thanh Chương (nay là tỉnh Nghệ An) để chữa bệnh và đây cũng là cơ duyên cho ông tìm đến với nghề thuốc. Suốt một năm trời ở tại nhà ông Độc, Lê Hữu Trác đã có cơ hội đọc được nhiều sách vở y học. Quyển sách y học “Phùng thi cẩm nang” của Trung Quốc là quyển ông thường xuyên đọc lúc rỗi rãi và hiểu thấu những điều trong sách viết và từ đó chính thức theo nghề y.

Ông không chỉ đọc sách vở mà còn trao đổi kinh nghiệm với những thầy thuốc khác để nâng cao tay nghề. Ông bắt được nhiều bệnh, chữa khỏi nhiều nhiều trường hợp khó nên được rất nhiều người tin tưởng. Ông vừa chữa bệnh, vừa dạy học, vừa biên soạn sách y khoa. Quyển sách “Y tông tâm lĩnh” được ông biên soạn trong từ năm ông 40 tuổi cho đến năm 50 tuổi (1760 – 1770) và đến khoảng 20 năm sau trước một năm ông mất (1790) thì ông còn bổ sung thêm vào một số phần khác. Toàn bộ sách Hải Thượng để lại mà ngày nay chúng ta được thừa hưởng như một tài sản vô giá của nền y học cổ truyền Việt Nam gọi là “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, sản khoa, nhi khoa, đậu sởi, nhãn khoa, thương khoa, cấp cứu và cả đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh…Đặc điểm nổi bật là sách của ông có tiếp thu chọn lọc những y thuật của nước ngoài rồi ứng dụng phù hợp với điều kiện của con người Việt Nam.

Ước muốn quyển sách của mình được in ra để  lưu truyền nhiều nơi nhưng đến khi ông mất (1791) vẫn không thực hiện được. Mãi đến gần một thế kỉ sau 1885, các học trò của ông đã tập hợp được đầy đủ bộ “Hải thượng Y tông tâm lĩnh” và in thành sách nên ngày nay chúng ta mới thụ hưởng được một bộ sách đầy quý giá về lĩnh vực Y học cổ truyền Việt Nam

Nguyễn Đình Chiểu

Không cần phải nói quá nhiều về tiểu sử của vị danh y này khi hầu hết người Việt Nam đều biết đến ông qua những thành tựu văn học kiệt xuất như Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sỹ Cần Giuộc.

Nhưng không nhiều người biết rằng Nguyễn Đình Chiểu cũng là một thầy thuốc tài năng, đức độ. Cuộc đời thăng trầm không cho phép tiếp tục công danh khoa cử, ông trở về quê dạy học bốc thuốc, viết văn. Thành tựu văn chương với nhưng câu thơ đanh thép đã làm nên tên tuổi của cụ Đồ Bến Tre, và gắn liền với đó là thành tựu y học xuất chúng.

Trong suốt cuộc đời, ông chuyên tâm vào việc chữa bệnh cứu người, giảng dạy đạo lý dù đã bị mù hai mắt. Những tác phẩm y học của ông nổi tiếng nhất là Ngư tiều y thuật vấn đáp, tác phảm thơ Nôm nói về các vị thuốc Nam và cách chữa bệnh bằng thuốc.

Ông được xem như tấm gương sáng cho phong trào yêu nước, chống giặc ngoại xâm dù không trực tiếp ra trận. Những sáng tác cổ động đạo nghĩa, lòng yêu nước của ông khiến nhân dân khắp vùng Nam Bộ hưởng ứng và học tập.

Đồ Chiểu mất đi trong sự tiếc thương vô hạn của quần chúng nhân dân Nam Bộ, một tài năng văn chương xuất sắc, một nhà văn hóa lớn, một người thầy vĩ đại và hơn hết là một danh y yêu nước đã làm nên tên tuổi Nguyễn Đình Chiểu.

Tiến sỹ y khoa Phạm Ngọc Thạch

Sinh năm 1909 tại Quy Nhơn, Bình Định trong một gia đình giàu truyền thống, từ nhỏ Phạm Ngọc Thạch đã được học hành bài bản và trở thành một tên tuổi lớn của cách mạng Việt Nam.

Trở về nước sau khi tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa tại Pháp, Phạm Ngọc Thạch mở phòng khám tư và tham gia cách mạng. Nổi tiếng vì sự giàu có, tiếp cận với quốc tế, Phạm Ngọc Thạch nhanh chóng trở thành trụ cột trong chính phủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông trở thành bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam và là gần như là người Việt đầu tiên ứng dụng khoa học kỹ thuật phương Tây vào y học Việt Nam.

Từ Tuệ Tĩnh đến Phạm Ngọc Thạch, nền y học Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể gắn liền với từng chặng đường lịch sử. Ngày 27 tháng 2 hằng năm, dân tộc ta dùng để tôn vinh những thầy thuốc như vậy.

Đăng Kiệt - Đức Tiến

Từ khóa:

Văn hóa Trung Hoa bác đại tinh thông, mà Trung Y, thuộc văn hóa Thần truyền cũng hết sức huyền diệu tinh vi. Trong đó có một mối quan hệ mật thiết giữa Trung Y và tu luyện mà hầu hết con người không nhận ra.

Những danh y Trung Quốc và những phương thức chữa trị kỳ diệu của họ đã được ghi nhận trong chính sử phương Đông, khoa học hiện đại cục hạn không cách nào lý giải được nhiều hiện tượng kỳ bí. Sau đây là một vài ghi chép từ lịch sử:

1 - BIỂN THƯỚC: CHỮA BỆNH BẰNG MẮT

Biển Thước (401 - 310 TCN), tên thật là Tần Hoãn, tự Việt Nhân, hiệu Lư Y, người nước Triệu (thời Chiến Quốc). Ông là một trong những vị thầy thuốc đầu tiên được biết đến vào thời Chiến quốc (770 - 221 TCN).

Thời trẻ, Biển Thước từng làm việc tại một khách quán, tại đây ông gặp một vị khách tên là Trường Tang Quân. Biển Thước cảm thấy Trường Tang Quân cũng không phải là người tầm thường, và rất cung kính lễ độ với ông ấy. Trường cũng đánh giá cao Biển Thước. 

Giao lưu hàng thập kỷ, đến một ngày Trường bảo Biển Thước ngồi xuống và nói: "Ta có một phương thuốc bí mật, nay ta đã già rồi, muốn truyền cho ngươi, ngươi nhất định không được tiết lộ cho người khác". Biến Thước đáp: "Ta nhất định không làm vậy".

Trường Tang Quân lấy ra một ít thảo dược và nói: "Hãy pha thuốc này với nước ở hồ Thượng Trì và uống trong 30 ngày. Điều này sẽ giúp ngươi có công năng thấu thị vật thể”. Sau khi đưa thảo dược cho Biển Thước và truyền đạt tất cả những phương thuốc bí mật khác, Trường Tang Quân đột nhiên biến mất.

Biển Thước đã dùng thuốc theo lời hướng dẫn của Trường Tang Quân, nhờ đó có thể cách tường khán vật. Ông trở thành một đại phu chẩn bệnh giỏi. Dù có vẻ như ông chẩn đoán bằng cách bắt mạch, nhưng thật ra ông có thể nhìn thấy vấn đề từ nội tạng của họ. Ông lúc thì hành y tại nước Tề, có khi lại đến nước Triệu.

Biển Thước vận dụng thành thạo 4 kỹ thuật y khoa, được gọi là "tứ chẩn" để bắt bệnh, bao gồm: nhìn, nghe, hỏi và bắt mạch. Ngoài ra, ông cũng rất giỏi dùng các thuật loại trị liệu khác như: châm cứu, phẫu thuật, kê thuốc, xoa bóp…

Có rất nhiều giai thoại về khả năng chữa bệnh thần kỳ của Biển Thước vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.

Theo "Hán thư ngoại truyện", Biển Thước đã cứu thế tử nước Quắc từ cõi chết trở về. Thông qua bắt mạch, Biển Thước biết được thế tử đang ở trong trạng thái "chết giả". Sau đó, ông đã dùng thuật châm cứu để cứu sống thế tử. Nhờ đó, Biển Thước được người đời ca tụng là có tài "cải tử hoàn sinh".

Một giai thoại khác kể rằng Biển Thước có thể dùng mắt mà đoán được bệnh ở bên trong cơ thể người bệnh. Trong "Sử Ký" (một ghi chép lịch sử đồ sộ về Trung Quốc và thế giới cổ đại), Tư Mã Thiên chép: Biển Thước sang nước Tề, gặp vua Tề thấy khí sắc không tốt bèn tâu: "Quân hầu, trong da và chân lông ngài đã có gốc bệnh, nếu không kịp thời chữa trị, bệnh sẽ nặng thêm". Vua Tề không nghe, cho rằng đó là chuyện hoang đường. Vài ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến vua, lại nói rằng: "Bệnh của ngài đã vào đến nội tạng, phải chữa ngay đi!". Một lần nữa vua Tề bỏ ngoài tai lời cảnh báo.

Năm hôm sau, khi chỉ mới vào yết kiến, nhìn mặt vua Tề, Biển Thước đã quay gót trở đi, chẳng nói chẳng rằng. Vua Tề thấy lạ, cho người chạy theo níu lại hỏi. Biển Thước thẳng thắn: "Bệnh ở da, thịt thì còn xoa thuốc được, bệnh ở huyết mạch thì còn tiêm thuốc được. Nay bệnh đã vào đến xương tủy rồi thì trời cũng không cứu được nữa, bởi vậy tôi mới bỏ đi".

Quả nhiên, chẳng bao lâu sau, vua Tề đổ bệnh, phái người đến gọi Biển Thước lại chữa. Nhưng Biển Thước đã sang đất Tần từ lâu, vốn chẳng còn ở lại. Bệnh của vua Tề ngày càng nặng, thuốc thang thế nào cũng không chữa dứt, được ít lâu thì qua đời.

Lại có một giai thoại khác nữa về vị thần y: Một hôm có một phụ nữ khá đẹp đến gặp Biển Thước, xin một toa thuốc độc, có thể giết người mà không để lại dấu vết. Đối tượng mà người phụ nữ định đầu độc chính là chồng của chị ta, vì chị này vốn đã có tình ý với một người đàn ông khác. Biển Thước sợ nếu mình từ chối, sẽ có người khác giúp chị đàn bà hoàn thành tâm nguyện, nên giả vờ nhận lời. Ông dặn: về mua khoai mài (hoài sơn) gọt vỏ nấu với lươn cho chồng ăn, mỗi ngày một lần, ít lâu sẽ chết. Người đàn bà hớn hở về làm đúng như lời hướng dẫn.

Khoảng tháng sau, chị này mang lễ vật đến tạ ơn Biển Thước, báo tin chồng đã chết. Ông rất đỗi ngạc nhiên, chẳng hiểu sao khoai mài nấu cháo lươn là một món rất bổ dưỡng mà ăn vào lại chết. Biển Thước cảm thấy lương tâm cắn rứt, lại hoài nghi về kiến thức y học của chính mình, nên thề giải nghệ, không chữa cho bất kỳ ai. Ông còn lấy chìa khóa tủ sách thuốc nhà mình vứt xuống sông cạnh nhà.

Sau đó ít lâu, một hôm vừa thức dậy, Biển Thước thấy một chàng trai trẻ làm nghề đánh cá đến van xin ông làm phước cứu vợ anh ta đang bị sanh khó. Biển Thước nhớ lại lời thề dạo trước nên không thèm trả lời chàng trai, chỉ lớn tiếng bảo người nhà: "Lấy nước rửa mặt" (cho ông)! Chàng ngư phủ lại ngỡ đó là lời vị danh y mách bảo cho mình, bèn ba chân bốn cẳng chạy về nhà làm đúng như thế. Quả nhiên vừa rửa mặt xong thì vợ anh ta đẻ được ngay.

Vài hôm sau, chàng trai đánh bắt được một con cá lớn, nhớ ơn thầy thuốc cứu vợ con mình, bèn kính cẩn đem con cá đến biếu. Một lần nữa, Biển Thước rất ngạc nhiên, mới hỏi: "Tôi có ơn huệ gì với anh đâu, mà anh đem cá tạ ơn?". Chàng trai đáp: "Nhờ ơn thầy dạy, tôi lấy nước rửa mặt cho vợ tôi thì vợ tôi sinh được ngay một thằng con trai rất cứng cáp, dễ thương, nên có chút quà này, mong thầy nhận cho". Biển Thước không sao lý giải được hai trường hợp hy hữu trên, cho là tại thời vận hên xui, nên cảm hứng thốt lên hai câu thơ:

Vận khứ, hoài sơn năng trí tử
Thời lai, thanh thủy khả thôi sinh
(nghĩa là: Hết thời, khoai mài có thể làm chết người; còn thời, nước lã có thể cứu sống người).

Sau khi chàng đánh cá về, người nhà đem cá ra mổ làm món nhắm cho nhà danh y uống rượu. Lại một sự không ngờ thứ ba xảy đến: khi mổ bụng cá, thấy chùm chìa khóa, lại chính là chìa khóa tủ sách thuốc mà Biển Thước đã ném xuống sông lúc trước. Ông tự nghiệm rằng: Thiên mệnh đã đặt cho mình nghề làm thuốc để cứu người, không thể chối bỏ. Từ đó ông ra sức nghiên cứu sâu thêm về y thuật, cứu được rất nhiều bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên ông vẫn chưa hiểu do đâu có tác dụng ngược lại của củ mài và nước lạnh.

Một hôm có người đem lươn lại bán. Một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu. Biển Thước bảo người bán lươn đổ cả giỏ lươn xuống đất, thấy trong đám lươn chỉ có một con ngóc đầu lên cao, còn lại đầu rạp sát đất. Biển Thước mua con lươn ngóc đầu ấy đem làm thịt nấu cho chó ăn thì chó chết. Bấy giờ Biển Thước mới hiểu cái chết oan uổng của chàng trai có vợ lăng loàn là do ăn phải thứ lươn ngóc đầu lên chứ không phải tại khoai mài. Còn nước lã giúp vợ chàng đánh cá đẻ mau, vì chị ấy quá mệt, không còn sức rặn. Khi đem nước lạnh rửa mặt, sản phụ cảm thấy sảng khoái, sức mạnh tăng thêm nên sinh được dễ dàng chứ không có gì bí hiểm cả.

Bắt mạch, chẩn đoán chính xác bệnh tình là một cống hiến lớn của Biển Thước đối với y học Trung Quốc nói riêng, ngành Đông y nói chung. Trong "Sử ký", Tư Mã Thiên tán tụng: "Đến nay thiên hạ nói đến mạch là do Biển Thước vậy". Thật ra nói thế có phần nào hơi phóng đại, nhưng đúng là Biển Thước rất tinh thông phép bắt mạch, chẩn đoán bệnh chính xác và trị bệnh giỏi như thần. Chính vì vậy nên dân gian có rất nhiều giai thoại truyền tụng về Biển Thước mà ở trên là một vài ví dụ.

Đến cuối đời, danh tiếng Biển Thước ngày càng lớn, càng khiến cho nhiều người ganh ghét, trong đó có một viên quan Thái y nước Tần tên Lý Ê. Hắn vốn là kẻ bất tài, thấy y thuật Biển Thước hơn người, sợ một ngày nào đó có thể thay vị trí của hắn nên đang tâm âm mưu giết Thước.

Năm Chu Noãn vương thứ 5 (310 TCN), Biển Thước diện kiến Tần Vũ vương. Sau khi nghe vua Tần kể bệnh Biển Thước xin được điều trị. Một số người can ngăn vua Tần: "Đại vương đau ở phía trước tai, phía dưới mắt. Trị chưa chắc đã hết, không khéo tai lại hóa điếc, mắt hóa mờ mất". Tần Vũ vương vốn nhát, nghe vậy bèn thôi, không cho Biển Thước trị bệnh. Biển Thước giận dữ, liệng cục đá đồ nghề xuống đất, mắng vua Tần: "Đại vương vấn kế bậc trí giả mà lại nghe lời kẻ ngu để hỏng việc. Điều đó cho tôi thấy chính trị của nước Tần như thế nào, nước Tần có thể mất vì đại vương đấy".

Sau khi chẩn bệnh cho Tần Vũ vương xong, Biển Thước rời đi. Khi đến mặt bắc của Ly Sơn, Lý Ê đã sai người lén phục kích bên hông đường nhỏ chờ Biển Thước đến và giết chết ông. Tương truyền khi ấy ông đã khoảng 90 tuổi. Nhân dân ở nhiều địa phương rất thương tiếc, đã cho dựng mộ, bia và thờ Biển Thước ở Thiểm Tây, Sơn Đông, Hà Bắc,...

2 - HOA ĐÀ: ÔNG TỔ CỦA KHOA PHẪU THUẬT

Hoa Đà (145 - 208), biểu tự Nguyên Hóa, là người ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự Châu (nay là Bạc Châu, tỉnh An Huy), là đồng hương của Tào Tháo.

Ông là một thầy thuốc nổi tiếng thời cuối Đông Hán và đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông được xưng tụng như một Thần y nổi tiếng không chỉ trong Trung Quốc mà trong các nước đồng văn hóa như Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc, được xem là một trong những ông tổ của Đông Y. Ông cùng Đổng Phụng và Trương Trọng Cảnh được xưng tụng làm Kiến An tam Thần y; cùng với Biển Thước, Trương Trọng Cảnh và Lý Thời Trân được xem là 4 vị đại danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử.

Hoa Đà nổi tiếng là thầy thuốc giỏi đương thời. Có lần ông đã chữa cho Lữ Bố khi bị gãy chân. Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm, sai người triệu ông đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông được giữ lại trong quân Tào Tháo một thời gian. Những lúc bị đau, Tào Tháo nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.

Hoa Đà còn được biết đến là thầy thuốc phẫu thuật đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, cách đây 1.800 năm, vị thần y này đã có thể thực hiện được các cuộc phẫu thuật ngoại khoa, mổ lồng ngực, sau đó dùng kim chỉ khâu lại như cũ, không khác nhiều so với các thao tác của phẫu thuật hiện đại. Ông đã sáng tạo ra loại thuốc gây mê và giảm đau "Ma Phí Tán" (trộn rượu và thảo dược) để dùng trong các ca phẫu thuật, điều mà người phương Tây chỉ biết đến sau đó hơn 1.600 năm. Điều này cũng đủ chứng minh y thuật của ông tinh thông cái thế tới chừng nào. Hoa Đà cũng là người phát triển "Ngũ Cầm Hí", vốn là một môn khí công Đạo gia phỏng theo động tác của năm loài vật: hổ, hươu, gấu, khỉ và chim.

Có một giai thoại đi vào sử sách kể về lần Hoa Đà trị thương cho Quan Vũ, vị tướng quân nổi tiếng của Lưu Bị, nước Thục trong thời Tam Quốc. Trong một lần xuất quân giao chiến, Quan Vũ bị trúng tên độc ở cánh tay phải. Hoa Đà đã sử dụng thuốc giảm đau và phẫu thuật cắt bỏ phần thịt bị nhiễm độc ngay trong lúc Quan Vũ đang đánh cờ vây.

Một câu chuyện khác kể rằng Hoa Đà nhìn thấy một khối u trong não Tào Tháo và khuyên Tào Tháo mổ não để làm thủ thuật bỏ khối u. Nhưng Tào Tháo lại nghĩ rằng Hoa Đà muốn giết mình nên đã giam ông trong ngục cho tới chết. Quả nhiên sau đó Tào Tháo đã thực sự phát bệnh đau đầu mà chết.

"Tam Quốc diễn nghĩa" (La Quán Trung) chép lại rằng, trong khi bị giam trong ngục tối, vì cảm kích trước sự chăm sóc tận tình của viên coi ngục, Hoa Đà đã truyền lại toàn bộ y thuật của mình cho người này. Tuy nhiên, khi về nhà, vợ của anh ta lại đem sách y thuật đó đốt đi vì sợ chồng mình cũng có kết cục giống Hoa Đà. Kết quả là y thuật của Hoa Đà mãi mãi thất truyền, chỉ còn được hậu thế biết đến qua những giai thoại dân gian.

3 - TÔN TƯ MẠC: THẦN Y CỦA LÒNG NHÂN ÁI

Tôn Tư Mạc (550 - 691) thời Đường được xưng tụng là "Dược vương Tôn Thiên Y". Ông sinh vào thời Tây Ngụy (535 - 556), thuở nhỏ thường ốm yếu nên lớn lên quyết lập chí học nghề y. Với tư chất thông minh sẵn có, chẳng mấy chốc Tôn Tư Mạc thông hiểu nhiều kinh điển Trung Hoa, trở thành thầy thuốc nổi tiếng nhất thời đại của mình.

Tôn Tư Mạc là một trong những danh y nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử y học Trung Quốc cổ truyền. Tùy Văn Đế đã cố mời ông làm quan, nhưng ông đã từ chối. Ông nói với bạn mình: "Tôi sẽ không làm việc cho triều đình. 50 năm sau sẽ có một đấng minh quân, chỉ khi đó tôi sẽ bước ra giúp đỡ Ngài"

50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị Hoàng đế được tôn sùng nhất trong lịch sử Trung Hoa. Ngài đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Vua Đường rất ngạc nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc. Đường Thái Tông nói: "Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta".

Tương truyền, Tôn Tư Mạc sống tới 141 tuổi rồi đi tu tiên. Sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.

Ông cũng là người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh. Dù rất tài năng nhưng Tôn Tư Mạc chỉ ở nhà chuyên tâm nghiên cứu y thuật, quyết không ra làm quan. Tôn Tư Mạc rất coi trọng đạo đức của người thầy thuốc, luôn kiên định bảo trì một trái tim từ bi, hòa ái và tấm lòng hy sinh cao cả đối với bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, đẹp xấu, thân sơ…

Ông đã cống hiến cho nền y học Trung Hoa hai kiệt tác y học là "Thiên kim yếu phương" và "Thiên kim dược phương", tập hợp và phân loại toàn diện các bài thuốc Trung y.

4 - LÝ THỜI TRÂN: NGƯỜI CHÉP VỀ CÁC LOẠI THẢO MỘC

Lý Thời Trân (1518 - 1593), tự là Đông Bích, lúc già có hiệu là Tần Hồ sơn nhân, là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh, người Kỳ Châu (nay là trấn Kỳ Châu, huyện Kỳ Xuân, địa cấp thị Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc). Ông được xem là cha đẻ của các bài thuốc Trung y và là vị Y thánh tinh thông về các loài thảo dược.

Ông sinh trưởng trong gia đình theo nghề thầy thuốc. Khi Lý Thời Trân sinh ra, có một con nai trắng đi vào phòng. Kể từ khi còn nhỏ, Lý Thời Trân đã được cho là có mệnh học thứ gì đó liên quan đến trường sinh bất tử.

Ngay từ nhỏ ông đã có chí hướng theo nghề y cứu người. Nhưng theo trào lưu xã hội phong kiến Trung Hoa trọng khoa cử để làm quan nên năm 14 tuổi, ông đã đi thi và đỗ tú tài. Tuy vậy, sau ba lần thi cử nhân đều không đỗ, ông đã xin cha mình theo học y thuật và hành nghề thầy thuốc. Sau trên mười năm học tập gian nan, khi trên 30 tuổi, ông đã trở thành một thầy thuốc nổi tiếng khắp vùng.

Năm 1551, do trị khỏi bệnh cho con của hoàng thân nhà Minh là Phú Thuận vương Chu Hậu Khôn tiếng tăm của ông lan xa, ông được Sở vương Chu Anh Kiểm ở Vũ Xương mời làm chức Phụng từ chính ở vương phủ, kiêm chức Lương y sở sự vụ. Năm 1556, ông lại được tiến cử chức Thái y viện phán quan ở Thái y viện. Nhưng vì không màng công danh, nên 1 năm sau ông từ chức về nhà chuyên tâm viết sách, nghiên cứu y thuật.

Cống hiến vĩ đại nhất của Lý Thời Trân là bộ sách "Bản thảo cương mục". Để biết rõ hình trạng, tính chất, mùi vị, công hiệu,... của các loại thảo dược, dược liệu đông y, ông đã đi điền dã bốn phương, sưu tầm khắp thâm sơn cùng cốc. Sau 27 năm lao động khó nhọc, với 3 lần sửa đổi bản thảo lớn, vào năm 1578 (ở tuổi 61) ông đã hoàn thành bộ sách. Nhưng phải tới năm 1596, ba năm sau khi ông qua đời, bộ sách Bản thảo cương mục mới chính thức được xuất bản tại Kim Lăng (nay là Nam Kinh). Bộ sách này là một cống hiến vĩ đại cho sự phát triển ngành dược liệu học Trung Quốc. Bộ sách được coi là một pho từ điển bách khoa của Trung Quốc về y dược đông y với nội dung gồm: 16 phần, 53 quyển, 2.000.000 chữ tập hợp khoảng 1.893 loại cây thuốc (374 trong số đó do chính Lý Thời Trân nghiên cứu) cùng 11.096 đơn thuốc. Bộ sách này cũng miêu tả kiểu, dạng, hương vị, bản chất và ứng dụng của 1.094 cây thuốc trong điều trị bệnh. Bản thảo cương mục cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng và luôn là công trình tham khảo hàng đầu trong y học cổ truyền. Bộ sách của ông đề cập tới nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, như thực vật học, động vật học, khoáng vật học và luyện kim. Bộ sách này được tái bản thường xuyên và 5 cuốn của bản in đầu tiên vẫn còn tồn tại.

Là danh y giỏi về kinh mạch học đông y nên ngoài Bản thảo cương mục, Lý Thời Trân còn viết 11 quyển sách khác, bao gồm: "Sở quán thi", "Y án", "Mạch quyết", "Ngũ tạng đồ luận", "Tam Tiêu Khách nan", "Mệnh Môn khảo", “Thi thoại”, "Tần Hồ mạch học" và "Kỳ kinh bát mạch khảo".

Trong những năm tuổi già, Lý Thời Trân tự gọi mình là "Tần Hồ sơn nhân". Ông không những là một y sĩ và nhà nghiên cứu thảo mộc nổi tiếng, mà còn là một người tu luyện, và ông thường ngồi đả tọa luyện công hàng đêm.

Mặc dù Lý Thời Trân tinh thông y học và cũng là người tu tiên, ông rất chú trọng đến Kỳ kinh bát mạch. Ông chỉ ra trong cuốn "Kỳ kinh bát mạch khảo" rằng những người tu tiên nhất định phải biết về Kỳ kinh bát mạch. Ông cho rằng họ sẽ hiểu được thế giới thực tại trong nghề nghiệp của chính họ nếu họ biết về Kỳ kinh bát mạch.

Truyền thuyết kể rằng, các vị danh y của Trung Hoa cổ đại đều có những khả năng siêu thường. Họ có thể nhìn thấu cơ thể người bằng "thiên mục" hay con mắt thứ ba. Theo các kinh sách cổ xưa, thiên mục nằm ở trước trán, hơi dịch lên trên và ở giữa hai hàng lông mày. Thiên mục có thể được khai mở thông qua việc thực hành các môn pháp tu luyện tâm linh. Mặc dù vẫn còn là một ẩn đố, thiên mục được cho là một phần của tuyến tùng quả. Ngày nay, khoa học hiện đại đã công nhận rằng, phía trước tuyến tùng quả có một cấu trúc giống y hệt con mắt người.

Ngày nay, các vấn đề sức khỏe của con người dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát của khoa học hiện đại khi có rất nhiều bệnh mới xuất hiện. Vấn đề này chưa được giải quyết xong thì đã phát sinh thêm vấn đề khác. Đó cũng là điều thôi thúc nhiều người đặt chân lên hành trình về phương Đông, về với đất nước Trung Hoa để tìm hiểu những điều huyền bí vô tận, giải mã nền y thuật cổ truyền nơi đây với hi vọng đem lại cho loài người một cuộc sống khỏe mạnh hơn, cả về thể chất lẫn tinh thần... Nếu du khách cũng đang háo hức về một hành trình khám phá vùng đất này thì hãy tham gia ngay tour du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

Video liên quan

Chủ đề