Thuốc Ivermectin điều trị giun đũa chó

Chào bác sĩ, Em xét nghiệm Toxocara kết quả POS 1.93 OD. Thực tế em bị ngứa đã lâu nên gần như chắc chắc bị giun đũa chó. Bác sĩ chỉ định uống 4 viên Ivemectin 6mg, mỗi lần uống 2 viên, cách nhau 14 ngày. Theo em tìm hiểu, thuốc này chỉ uống duy nhất 1 lần 2 viên. Vậy có phải do bác sĩ lạm dụng không, vì mỗi viên giá 100.000. Em có đọc một số trang nói, Ivermectin điều trị hiệu quả không cao bằng Albendazole phải không bác sĩ?
 

Bệnh giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,Trong điều trị giun đũa chó, Albendazole có hiệu quả tốt hơn so với Ivermectin, nhưng việc lựa chọn thuốc điều trị còn tuỳ vào cơ địa từng người, tình trạng sẵn có thuốc, cân nhắc hiệu quả và tác dụng phụ… Bạn nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị lý do vì sao được kê thuốc như vậy thì mới có câu trả lời chính xác bạn nhé!Thân mến.

Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.Phác đồ điều trị giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được nhiều tác giả khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Albendazole, thuộc nhóm benzimidazole, ức chế sự polyme-hoá tubulin của ký sinh trùng để tạo ra các microtubule, dẫn đến ký sinh trùng bị rối loạn hấp thu glucose. Khi đó ký sinh trùng sẽ không tạo ra được năng lượng, sẽ bị bất động và chết. Ngoài tác dụng lên ký sinh trùng trưởng thành, thuốc còn có tác dụng trên trứng và ấu trùng.Albendazole đã được sử dụng với liều thường dùng là liều duy nhất trong ngày (trẻ em > 2 tuổi và người lớn liều như nhau) hoặc trong 2-3 ngày, ít ghi nhận các phản ứng bất lợi. Nhưng khi dùng dài ngày, albendazole có thể có những phản ứng bất lợi như: đau bụng, rụng tóc hồi phục lại được, tăng men gan, giảm bạch cầu, nổi ban ngoài da, độc cho thận.Để phòng bệnh giun đũa chó, bạn nên:- Hàng tuần dọn dẹp sạch sẽ nơi chó, mèo nằm.- Phân chó, mèo phải được chôn lấp hay bỏ vào túi và vứt bỏ vào thùng rác.- Không cho trẻ chơi đùa nơi có chó, mèo thải phân.- Rửa tay với xà phòng sau khi chơi đùa với chó, mèo, sau khi nghịch đất cát và trước khi ăn uống.- Định kỳ tẩy giun cho chó, mèo.

Ivermectin là loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do một số ký sinh trùng gây ra. Cần lưu ý rằng thuốc Ivermectin không có tác dụng tiêu diệt giun trưởng thành.

Thuốc Ivermectin được chỉ định để điều trị:

  • Bệnh sán lá gan lớn và bệnh giun lươn đường ruột;
  • Bệnh ghẻ đóng vảy trong da kết hợp với điều trị tại chỗ;
  • Bệnh ghẻ ở người khi điều trị tại chỗ trước đó không thành công hoặc có chống chỉ định.

Trong đó, việc điều trị với thuốc Ivermectin chỉ được thực hiện khi chứng minh bệnh ghẻ trên lâm sàng và/ hoặc bằng kiểm tra ký sinh trùng. Nếu không có chẩn đoán chính thức, điều trị với thuốc Ivermectin sẽ không hợp lý trong trường hợp bệnh nhân chỉ có triệu chứng ngứa đơn thuần.

  • Không dùng Ivermectin nếu người bệnh từng bị dị ứng với ivermectin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Trước khi bắt đầu điều trị với thuốc Ivermectin, hãy nói với bác sĩ về tất cả tiền sử bệnh, nhất là: Có hệ thống miễn dịch kém (rối loạn miễn dịch), sinh sống hoặc ghé qua các khu vực của Châu Phi (nơi có các trường hợp nhiễm ký sinh trùng ở người với loài giun chỉ Loa loa còn gọi là sâu mắt).
  • Sử dụng thuốc Ivermectin quá liều hoặc không đúng chỉ định có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Cần lưu ý là thuốc Ivermectin không được sử dụng để ngăn chặn sự xâm nhập của các ký sinh trùng nhiệt đới và cũng không có hiệu quả đối với giun ký sinh trưởng thành. Thuốc Ivermectin chỉ có thể được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ khi có bằng chứng về nhiễm ký sinh trùng.

Thuốc Ivermectin cần được uống theo chỉ dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất

Thuốc Ivermectin được trình bày sẵn dưới dạng viên nén màu trắng, tròn, đóng trong gói vỉ nhôm. Người bệnh cần dùng thuốc chính xác như bác sĩ hoặc dược sĩ đã chỉ định, nên hỏi lại nếu chưa chắc chắn.

Thuốc Ivermectin được dùng qua đường uống. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nên nghiền nhỏ viên thuốc trước khi nuốt. Nên uống Ivermectin với ly nước đầy khi bụng đói và không ăn bất kỳ thứ gì trong vòng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng thuốc. Lý do là bởi thức ăn có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc trong cơ thể.

Liều lượng dùng thuốc Ivermectin là tùy vào từng trường hợp:

  • Điều trị bệnh giun lươn đường tiêu hóa: Liều lượng khuyến cáo là 200 μg ivermectin cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, dùng đường uống với 1 liều duy nhất.
  • Điều trị bệnh giun chỉ bạch huyết do Wuchereria bancrofti: Liều lượng khuyến nghị cho các chiến dịch điều trị bệnh giun chỉ hàng loạt trong cộng đồng là khoảng 150 đến 200 μg ivermectin trên mỗi kg trọng lượng cơ thể, được dùng dưới dạng đơn liều, uống mỗi 6 tháng/ lần.
  • Điều trị bệnh ghẻ da ở người: Dùng liều 200 microgam cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Trong một số trường hợp, hiệu quả của việc điều trị khó xác định đã thành công trong 4 tuần hay chưa. Lúc này, bác sĩ có thể quyết định thêm liều thứ 2 trong vòng 8 đến 15 ngày. Đồng thời, người bệnh cũng cần quan sát những tiến triển của việc điều trị bệnh ghẻ. Song song đó, mọi người tiếp xúc với bệnh nhân, đặc biệt là các thành viên trong gia đình cũng nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ quyết định xem những người này có nên được điều trị đồng thời hay không. Nếu những người tiếp xúc bị nhiễm bệnh không được điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ gây tái nhiễm bệnh cho người bệnh sau khi đã khỏi bệnh.

Giống như tất cả các loại thuốc khác, Ivermectin có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho người dùng. Phản ứng phụ thường không nghiêm trọng và không kéo dài nhưng có thể nặng hơn ở những người bị nhiễm một số ký sinh trùng.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra với thuốc Ivermectin như sau:

  • Sốt đột ngột;
  • Phản ứng da đột ngột (chẳng hạn như phát ban, ngứa) hoặc các phản ứng da nghiêm trọng khác;
  • Khó thở;
  • Viêm gan cấp tính;
  • Làm thay đổi một số xét nghiệm (tăng men gan, tăng bilirubin trong máu, tăng bạch cầu ái toan), tiểu ra máu, chán ăn, đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.

Tóm lại, Ivermectin là thuốc kê đơn, thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, bao gồm nhiễm giun lươn, giun chỉ và ghẻ da. Vì những nguy cơ có thể mắc phải từ việc dùng thuốc nên người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong thời gian điều trị. Đồng thời, nhằm nâng cao hiệu quả tiêu diệt ký sinh trùng, người bệnh cũng cần thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ khác như giữ vệ sinh cơ thể, ăn chín uống sôi và xây dựng thói quen sổ giun định kỳ cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: tga.gov.au, accessdata.fda.gov, webmd.com

XEM THÊM:

Em đi xét nghiệm giun đũa chó ở Viện Nhiệt đới trên phiếu có ghi: Toxocara canis - IgG; Pos 0.65 OD; (< 0.3 OD, GZ: 0.25 - 0.35). Bác sĩ nói em bị nhiễm giun đũa chó và kê cho em 2 viên thuốc Ivermectin 6mg về nhà uống. Nhưng giờ em xét nghiệm lại thấy vẫn dương tính.

Em gửi câu hỏi muốn nhờ Bác sĩ Phòng khám Ký sinh trùng Ánh Nga TP. HCM tư vấn giùm em về kết quả xét nghiệm giun đũa chó của em có chắc chắn bị nhiễm giun đũa chó không và chỉ số như vậy có nặng không? Mong các bác sĩ bớt thời gian giải đáp các thắc mắc của em. E xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Sát khuẩn 2 lần và lấy máu đúng kỹ thuật để có một kết quả xét nghiệm giun đũa chó chính xác và toàn

Chào bạn, qua câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau :

Thông tin chung về bệnh giun đũa chó Toxocara

Bệnh giun đũa chó Toxocara là loài giun tròn sống ký sinh ở chó và mèo. Tỷ lệ lây nhiễm từ phân chó trong môi trường là 80%, trong khi lây nhiễm từ mèo và động vật khác là 20%, nên thường gọi là bệnh sán chó. Phương pháp xét nghiệm giun đũa chó là ELISA thực hiện trên máy xét nghiệm miễn dịch tự động. Tại phòng khám ký sinh trùng thường chạy mẫu ngay sau khi lấy máu sẽ cho kết quả một buổi hoặc trong ngày.

Kết quả xét nghiệm bệnh giun đũa chó có ý nghĩa hỗ trợ chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh bệnh sán chó khoa học và chính xác cần dựa vào bốn yếu tố sau :

Thứ nhất là yếu tố lâm sàng : bác sĩ cần khám lâm sàng xem bệnh nhân có dấu hiệu triệu gì liên quan đến bệnh giun đũa chó không. Ví dụ như : ngứa da, đau đầu, sốt, rối loạn tiêu hóa, tê tay, tê chân, hay quên,…

Thứ hai yếu tố dịch tễ : hỏi xem bệnh có sống trong vùng nuôi chó mèo thả rông hay không, bệnh nhân có thói quen ăn rau sống không, bệnh nhân có thường xuyên làm vườn tiếp xúc với đất cát không, hàng xóm có người bị nhiếm giun đũa chó không ?

Mẫu máu sau khi lấy sẽ được tách huyết tương trước khi tiến hành xét nghiệm

Thứ ba là xét nghiệm : kết quả xét nghiệm dương tính tức là nhiễm bệnh, như trường hợp của bạn là 0.65OD nghĩa trên ngưỡng 0.3 OD.

Thứ tư là yếu tố bệnh sử : hỏi xem trước đây bệnh nhân có nhiễm bệnh giun đũa Ascaris hay bệnh giun sán gì không không ?

Sau khi khám, hỏi bệnh, kết hợp với kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ tổng hợp và đưa ra chẩn đoán cũng như phương thức chưa trị. Bạn nên khám, xét nghiệm và trị bệnh sán chó tại cơ sở y tế uy tín có bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng, bạn sẽ được các bác sĩ giải thích tận tình, thấu đáu. Tại tuyến chuyên khoa bạn sẽ yên tâm hơn về kết quả xét và thời gian chữa trị hiệu quả hơn, nhanh hơn so với các bác sĩ không chuyên khoa.

Mời bạn tham khỏa xét nghiệm sán phổi tại đây

Phân tích kết quả xét nghiệm giun đũa chó

Kết quả xét nghiệm giun đũa chó ghi như thế này Toxocara canis - IgG; Pos 0.65 OD; (< 0.3 OD, GZ: 0.25 - 0.35). nghĩa là gì ?

  • Toxocara canis là ấu trùng giun đũa chó
  • Pos 0.65 OD : có nghĩa là kết quả xét nghiệm bằng phương pháp miễn ELISA dương tính với giun đũa chó Toxocara ở ngưỡng 0.65 OD. Chữ Pos là viết tắt của Positive (tức là dương tính)
  • Chỉ số này trong kết quả xét nghiệm giun đũa chó là gì (< 0.3 OD, GZ: 0.25 - 0.35) ? Tất cả các xét nghiệm giun đũa chó có kết quả < 0.3 OD là âm tính với kháng thể kháng giun đũa chó Toxocara (không bị bệnh). GZ: 0.25 - 0.35. GZ là viết tắt của từ Greyzone là nghi ngờ, gặp kết quả này nên xét nghiệm lại sau 2 tuần, nếu sau 2 tuần kết quả là pos hoặc Gz thì tiến hành điều trị. Nếu sau 2 tuần xét nghiệm lại kết quả Negative (âm tính) thì không cần điều trị.

Phương pháp xét nghiệm OD sử dụng bộ ủ lắc ở 37oC giúp hạn chế dương tính giả trong xét nghiệm giun đũa chó

Có những trường lần đầu xét nghiệm cho kết quả Greyzone nhưng có những biểu hiện triệu chứng điển hình, bác sĩ lâm sàng sẽ cân nhắc và có thể điều trị thuốc trị giun đũa chó cho bệnh nhân theo phác đồ.

Điều trị bệnh giun đũa chó bao lâu ?

Điều trị bệnh giun đũa chó Toxocara từ một đến ba đợt mỗi đợt uống thuốc từ 7 đến 15 ngày, hết thuốc nghỉ và đợi đến ngày tái khám xét nghiệm lại. Thông thường điều trị đúng, đủ liều, xét nghiệm lại sau 3 tháng sẽ khỏi bệnh.

Nếu có băn khăn, thắc về kết quả xét nghiệm giun đũa chó và điều trị bệnh giun đũa chó. Mời bạn tới, phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng Ánh Nga Tp. HCM. Địa chỉ: 402 An Dương Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM, để khám bệnh, xét nghiệm và điều trị giun đũa chó Toxocara cũng như một số bệnh giun sán khác.

Thời gian phòng khám làm việc từ thứ 2 đến thứ 7. Các kết quả xét nghiệm sẽ được trả trong ngày, sau khi có kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ kê toa về nhà uống thuốc và hẹn ngày tái khám xét nghiệm lại.

Chúc sức khỏe bạn.

Bác sĩ: Lê Giang

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

Video liên quan

Chủ đề