Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Các bác sĩ khuyến cáo không nên tự ý dùng kháng sinh khi trẻ bị ho - Ảnh: drjillneff.com

Thời tiết thay đổi, trẻ nhỏ rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp và có các biểu hiện như ho, sổ mũi, sốt… Khi trẻ có biểu hiện như vậy, nhiều bậc phụ huynh có thói quen dùng kháng sinh cho trẻ. 

Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ. Bởi với trẻ nhỏ, ho có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau và không phải lúc nào cũng cần dùng đến kháng sinh.

Ho không nhất thiết phải dùng kháng sinh

Ho thông thường do cảm lạnh, cảm cúm hoặc hít phải các khí lạ trong môi trường gây kích thích ho. Còn ho bệnh lý (nặng) thì thường là do các bệnh ở đường hô hấp dưới (như viêm phổi, viêm tiểu phế quản…) có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của em bé. Còn các bệnh đường hô hấp trên (cảm lạnh, viêm mũi, viêm tai mũi họng…) không nặng đến mức nguy hiểm và không cần phải lo lắng lắm. 

Các nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ ho thông thường (có thể có sốt, vẫn chạy nhảy ăn chơi bình thường, không có khó thở nặng) thì không phải là bệnh đường hô hấp dưới.

Đối với trẻ em, do khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn nên nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho, sổ mũi thường là do nhiễm những siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp lây lan trong không khí. 

Những siêu vi này không bị ảnh hưởng bởi kháng sinh. Vì vậy việc uống kháng sinh không thể cải thiện bệnh mà chỉ làm trẻ mệt thêm, làm cho vi khuẩn dễ nhờn thuốc, kháng thuốc và gây ra nhiều tác dụng phụ như dị ứng, tiêu chảy...

Nếu ho không phải bệnh nặng, không phải biến chứng viêm phổi, viêm tai... tức là những bệnh không cần dùng kháng sinh thì chỉ cần dùng thuốc ho theo hướng dẫn của bác sĩ là được. 

Thông thường các thuốc ho chế từ các sản phẩm thiên nhiên thì thường không độc, hoặc rất ít độc, thì các phụ huynh có thể mua được. 

Nhưng còn các loại thuốc ho tây y thì không thể dùng tuỳ tiện. Gần đây một số nước châu Âu quy định dưới 2 tuổi là phải rất cẩn thận với thuốc ho tây y. 

Còn với trẻ dưới 2 tháng tuổi thì Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo là không cho uống thuốc ho. Cần chú ý nếu dùng thuốc thời gian 2-3 ngày mà không đỡ, bệnh nặng lên hoặc các dấu hiệu khác thì cần đến bệnh viện.

Với các phương pháp chữa ho dân gian như hấp chanh quất đường phèn, rồi chanh đào mật ong cũng rất tốt với trẻ ho thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức lưu ý khi dùng cách chữa ho này. 

Chúng ta có thể sử dụng những sản phẩm có sẵn được làm từ thiên nhiên đảm bảo quy trình vệ sinh, nồng độ, liều lượng.

Chăm sóc cho trẻ khi bị ho

Khi trẻ bị ho, dù có sử dụng kháng sinh hay không, đối với những trẻ đang mắc bệnh lý đường hô hấp, chúng ta cần biết cách chăm sóc trẻ.

Về chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho trẻ bị ho, bên cạnh việc dùng thuốc, dinh dưỡng rất quan trọng trong phòng và điều trị ho. 

Nếu dinh dưỡng không đủ, trẻ sẽ không đủ sức đề kháng. Ăn không đúng cách càng kích thích, gây ho nhiều hơn.

Khi trẻ bị ho, đầu tiên phải chú ý tới dinh dưỡng, bởi ho khiến trẻ biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng. Khi suy dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, ho lại càng nặng lên. Trong khẩu phần ăn cần đảm bảo năng lượng cho trẻ: 

Cung cấp đủ tinh bột, đạm, chất béo, chế biến thức ăn mềm lỏng. Nên cho trẻ ăn loại đạm quý trong thời điểm này như cho trẻ ăn thịt bò, thịt gà, trứng, sữa. 

Theo quan điểm Đông y, khi ho thường kiêng thịt gà. Tuy nhiên, xét về cơ sở khoa học, thì thịt gà không có thành phần gây ra ho. Ngược lại, trong nước dùng gà còn có thành phần acid amin cấu trúc khoa học giống kháng sinh, giúp giảm viêm, chống vi khuẩn.

Bên cạnh thực phẩm giàu đạm, còn lưu ý đến thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng như chất béo có lợi cho sức khỏe: Dầu oliu, dầu đậu nành, bơ lạc, bơ đậu phộng. 

Ngoài ra, mật ong giúp tăng sức đề kháng, sát khuẩn, rất tốt. Phô mai, sữa tốt cho trẻ. Cũng để đảm bảo chất dinh dưỡng nên ăn thông thường rau và trái cây tươi, trái cây màu vàng đỏ, rau màu xanh sẫm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng.

Nên uống nước giúp giảm dịch nhầy, làm sạch dịch nhầy đường hô hấp, giảm dịch tiết phế quản. Nên bổ sung thành phần do ho mà trẻ thiếu, chẳng hạn như khi ho thường đi kèm với vitamin D huyết thanh giảm. 

Vì vậy, nên bổ sung thêm vitamin D trong giai đoạn đó, có thể kèm theo omega 3, acid béo chưa no (dưới dạng thực phẩm bổ sung, thuốc, ....). Nếu phải dùng thuốc điều trị làm giảm hấp thụ canxi thì nên bổ sung thêm canxi, khoáng chất đi kèm để tránh loãng xương.

Song song với chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ, các bậc phụ huynh cần thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ.

Đối với trẻ lớn, cần hướng dẫn trẻ hỉ mũi đúng cách. Hỉ mũi từng bên. Dùng ngón tay đè một bên mũi, hỉ mạnh bên kia và làm ngược lại. Lưu ý không được bịt hai mũi cùng một lúc.

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh dùng giấy mềm làm sạch nước mũi cho trẻ. Trong trường hợp nước mũi đặc gây nghẹt mũi nhiều, phụ huynh nên dùng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9% nhỏ 2 - 3 giọt mỗi bên mũi, sau đó dùng giấy mềm làm sạch mũi cho trẻ.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần phải thường theo dõi sức khỏe, các biểu hiện bất thường của trẻ để nếu phát hiện các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay./.

Nguồn: Sở Y tế TP. Hà Nội

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh không? Nhiều ba mẹ vẫn tin rằng đây là dấu hiệu của bội nhiễm vi khuẩn và bé đang bị bệnh nặng thêm. Vậy điều này có thực sự đúng và cha mẹ cần xử trí thế nào?

1/ Bé bị mũi xanh có phải uống kháng sinh không?

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Chảy nước mũi màu xanh, vàng là triệu chứng điển hình của chứng cảm lạnh. Và để hiểu đúng về bé bị mũi xanh có phải uống kháng sinh không, trước hết ba mẹ hãy cùng xem diễn biến của bệnh cảm cúm, sổ mũi thông thường sẽ ra sao nhé.

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Có hơn 70% trẻ cảm cúm xuất hiện triệu chứng sổ mũi ngay từ ngày 1 – 2. Các ngày 2 – 4 tiếp theo, sổ mũi sẽ tiến triển nặng nhất. Sau đó giảm dần từ ngày thứ 5 và tới ngày thứ 10 thì thường còn rất ít hay ngưng hẳn.

Trong vào 1 – 2 ngày đầu tiên nước mũi sẽ có màu trong, thường sang ngày thứ 3 sẽ chuyển qua màu xanh, vàng. Đây là diễn biến bình thường của bệnh cảm lạnh do virus gây ra, không phải là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cũng không phải biểu hiện cho thấy bé đang bị bệnh nặng hơn. Do đó, khi bé bị mũi xanh có nên uống kháng sinh thì câu trả lời là không nên dùng ba mẹ nhé! Kháng sinh không có tác dụng trên virus gây bệnh, mặt khác còn để lại các tác dụng phụ không mong muốn, tăng nguy cơ kháng kháng sinh và không tốt cho sức khỏe của con.

Như trong một nghiên cứu hồi cứu trên 7224 bệnh nhân từ năm 2007 – 2016, cho thấy có sự liên quan đáng kể giữa việc sử dụng kháng sinh trong năm đầu tiên với sự gia tăng đáng kể bệnh suyễn, viêm mũi dị ứng ở trẻ sau này.

2/ Khi trẻ bị mũi xanh do nguyên nhân nào?

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Thực tế, màu xanh và vàng trong nước mũi chính là màu của các tế bào bạch cầu đa nhân và enzym do chúng tiết ra để tiêu diệt virus gây bệnh.

Sau một vài ngày, hệ miễn dịch của trẻ đã nhận biết được nơi có các yếu tố lạ xâm nhập nên tích cực điều động bạch cầu đa nhân tới để chiến đấu chống lại. Bạch cầu đa nhân có màu xanh và các enzyme chúng tiết ra có màu vàng.

Chính vì thế, trẻ chảy nước mũi xanh, mũi vàng là dấu hiệu tốt cho thấy hệ miễn dịch đang tích cực hoạt động, ngăn chặn virus tiến sâu vào đường hô hấp dưới. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và không hề tìm thấy vi khuẩn trong dịch vàng, xanh này. Thế nên, ba mẹ không cần dùng kháng sinh cho con trong trường hợp này. Thay vào đó, để giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn thì ba mẹ hãy tiếp tục kiên trì chăm sóc và vệ sinh mũi cho con nhé.

3/ Cách xử lý khi bé bị mũi xanh đặc

Bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh không đã rõ ràng. Vậy cha mẹ cần làm gì để giúp bé thoải mái, giảm bớt triệu chứng?

  • Tăng lượng chất lỏng: cho trẻ bú nhiều hơn với trẻ còn đang bú mẹ, khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước trái cây… dịch mũi sẽ loãng hơn nên dễ dàng được tống ra ngoài.
  • Đảm bảo độ ẩm trong phòng: không nên để phòng quá khô, khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, dịch mũi đặc. Bạn có thể tăng cường độ ẩm cho phòng bằng cách dùng máy phun sương, máy tạo độ ẩm.

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

  • Xông hơi cho trẻ với nước ấm: mở vòi nước ấm trong nhà tắm, giữ trẻ ở khoảng cách an toàn và cho con ngồi xông hơi trong 10 – 15 phút. Có thể pha thêm vài giọt tinh dầu khuynh diệp để làm thông mũi tốt hơn.
  • Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối biển, muối sinh lý hay muối ưu trương khoảng 3 lần/ngày. Đây là giải pháp điều trị sổ mũi hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

Để làm sạch mũi sâu và hiệu quả cho con, bạn có thể tham khảo bộ dụng cụ rửa mũi chuyên dụng cho trẻ Nebial 3% Kit.

Trẻ sổ mũi có nên uống kháng sinh

Nebial 3% KIT được sử dụng để đưa dung dịch muối ưu trương Nebial 3% đồng đều, nhẹ nhàng và an toàn vào sâu trong các tổ chức mũi. Hạt dung dịch được tạo ra với kích thước chỉ 16 micromet – tương đương máy khí dung – dung dịch Nebial tiếp cận được cả phần trên và phần sau của hốc mũi như: phức hợp xoang – lỗ ngách; cuốn mũi giữa; xoang cánh mũi, giúp:

  • Phát huy tác dụng giữ ẩm, giảm khô mũi, sung huyết mũi.
  • Làm loãng dịch nhày ở mũi, giảm nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Làm sạch mũi hàng ngày, đặc biệt là trong trường hợp cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản và trong mọi tình huống tắc nghẽn mũi sinh lý.

Nebial 3% KIT có thể dùng xịt xông họng, xông mũi cho bé họng kết hợp với nước muối sinh lý, các dung dịch thuốc điều trị như thuốc kháng Histamin, Corticoid… theo chỉ định của bác sĩ.

Phần lớn các trường hợp sổ mũi ở trẻ, ba mẹ có thể tự chăm sóc và theo dõi tại nhà được. Tuy nhiên, ngay khi thấy con có các dấu hiệu nghiêm trọng khác kèm theo như: khó thở, ho dai dẳng, ho ra máu, ho nhiều dẫn tới nôn hoặc thay đổi màu da, đau tai, sốt cao > 39 độ, khóc không ngừng, không chịu bú hay ăn uống bất cứ thứ gì…

Hy vọng qua các chia sẻ trên đây, ba mẹ dã hiểu rõ bé chảy nước mũi xanh có phải uống kháng sinh cũng như biết cách xử trí tại nhà phù hợp trong trường hợp trẻ chảy nước mũi xanh, mũi vàng này.