Trẻ lười ăn dặm phải làm sao

Nguyên nhân khiến trẻ ăn dặm biếng ăn là gì?

Một trong số những nguyên nhân sâu xa khiến trẻ bị biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm là thói quen sai lầm của cha mẹ. Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm:

- Cho trẻ ăn không đúng giờ

- Thời gian bữa ăn bị kéo dài hơn 30 phút

- Chỉ chưa quen với thực ăn mới nhưng cha mẹ lại luôn ép trẻ ăn thật no, ăn cho hết

- Cha mẹ phục vụ trẻ quá mức khiến trẻ phụ thuộc, chờ xúc mới ăn

- Trong bữa ăn, trẻ luôn bị xao nhãng bởi đồ chơi, smartphone hoặc tivi và cha mẹ chiều theo nhu cầu xem tivi, xem điện thoại trong bữa ăn của trẻ.

- Một số trẻ sợ ăn vì không khí bữa ăn quá nặng nề (cha mẹ cãi vã hoặc biểu cảm không tốt của cha mẹ khi cho bé ăn).

Ảnh minh họa

Cha mẹ nên làm gì để trẻ hết biếng ăn ở độ tuổi ăn dặm?

Đầu tiên, cha mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc ăn dặm theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) đã đúc kết.

- Bắt đầu ăn dặm với những món ăn gần giống với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cần ghi nhớ công thức “ngọt - mặn”, hãy bắt đầu ăn dặm với bột ngọt trước sau đó mới chuyển dần qua bột mặn.

- Nguyên tắc “ít - nhiều”: Mẹ nên chuẩn bị lượng thức ăn tăng dần để đảm bảo tiêu hóa và cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ cho giai đoạn phát triển quan trọng này.

- Nguyên tắc “loãng - đặc”: Để bé không bị chán ăn và táo bón, mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc này. Mẹ cần nấu bột loãng để bé làm quen dần, sau đấy mới chuyển qua dạng đặc. Như vậy sẽ đảm bảo quá trình ăn dặm của trẻ luôn “suôn sẻ”.

- Nguyên tắc “không ép trẻ ăn”: khi bé đã từ chối món ăn thì cha mẹ không nên ép, bởi bé đang cảm thấy không thích hoặc đã no rồi. Lúc này, cha mẹ nên dừng cho bé ăn trong khoảng 5-7 ngày, sau đó tập cho bé ăn trở lại.

Thứ hai, thời gian tối đa cho bữa ăn chỉ nên là 30 phút, nếu bố mẹ mất thời gian nhiều hơn nghĩa là đã thất bại trong việc giúp con hết biếng ăn. Hãy cố gắng hướng bé tập trung cho bữa ăn bằng cách ngồi cùng bé, bỏ hết những đồ vật gây xao nhãng.

Ảnh minh họa

Thứ ba, không cho bé ăn vặt trước bữa chính. Khoảng cách giữa các bữa ăn rất quan trọng. Trước bữa chính 1 tiếng, mẹ không nên cho bé uống sữa hoặc ăn bánh. Vì thực phẩm này sẽ khiến bé no bụng và không muốn ăn bữa chính. Nếu có, mẹ chỉ nên cho bé ăn vặt sau bữa chính 1 lần/ngày.

Cuối cùng, thay đổi thực đơn thường xuyên để trẻ không cảm thấy chán ngán với món ăn “ngày nào cũng ăn”. Mẹ chỉ nên lặp lại một món ăn sau 3 ngày và một tuần đổi thực đơn một lần. Nhiều đa dạng món ăn, trang trí bữa ăn đẹp mắt là một “vũ khí tối thượng” dụ được bé hứng thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần chú ý rằng, nếu con không muốn ăn nhưng vẫn vui chơi và phát triển bình thường thì không cần quá lo lắng. Và cha mẹ cũng đừng bỏ hẳn sữa mẹ (hoặc sữa công thức) trong giai đoạn con ăn dặm từ 6 tháng - 9 tháng nhé. Hãy giảm từ từ để bé không bị “sốc” quá khi phải thích nghi với một thứ mới toanh.

Bào tử lợi khuẩn LiveSpo Preg-Mom là sản phẩm ứng dụng công nghệ “Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH” với thành phần chứa trên 3 tỷ lợi khuẩn sống Bacillus subtilis, Bacillus clausii, Bacillus coagulans và nước cất vừa đủ 5ml.

Sản phẩm an toàn với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và cho con bú và không gây phụ thuộc sản phẩm.

Fanpage: //www.facebook.com/Livespopregmomofficial/

Website: //pregmom.vn/

Để được tư vấn và giải đáp miễn phí về sức khỏe, độc giả vui lòng liên hệ hotline: 1900.8946

Sản phẩm được phân phối chính thức bởi Công ty Cổ phần Phoenik Pharma Việt Nam

Số GPQC: 00316/2018/ATTP-XNQC

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh


Giai đoạn trẻ ăn dặm là cột mốc quan trọng, giúp trẻ dần làm quen với những “thức ăn mới lạ”, từ đó tăng trưởng toàn diện hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đáng lo ngại là không ít trẻ khi chuyển sang giai đoạn này lại bắt đầu xuất hiện tình trạng biếng ăn. Điều đó khiến cân nặng lập tức sụt, biểu đồ tăng trưởng yếu đi, không còn tốt như giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn nữa.

Theo lý giải của các chuyên gia Nhi khoa, trẻ bắt đầu giai đoạn “làm quen” với các loại và dạng thức ăn (vì chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang ăn dặm) nên tỏ ra khó thích ứng với việc ăn dặm khiến cho quá trình này gặp nhiều khó khăn.

Đồng thời hệ tiêu hóa trẻ giai đoạn này còn non yếu, chưa hoàn thiện nên nếu cho ăn không đúng cách, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như làm cho chức năng nhai phát triển chậm chạp, gây ra tình trạng biếng ăn và kén ăn ở trẻ.

Nhiều trẻ khi bước vào giai đoạn ăn dặm lại bắt đầu xuất hiện tình trạng biếng ăn (Ảnh minh họa)

Vậy trẻ giai đoạn ăn dặm (từ 6- 12 tháng tuổi) biếng ăn, bố mẹ phải xử lý ra sao? Dưới đây là một vài lời khuyên hữu ích giúp mẹ trị dứt điểm thói quen xấu này của trẻ:

1. Cho con ăn dặm theo đúng độ tuổi

Việc cho con ăn dặm sớm quá hoặc muộn quá sẽ phần nào ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của con sau này. Nếu muốn con ăn uống một cách bình thường mẹ nên cho bé ăn dặm vào tháng thứ 5 hoặc 6 để bé có thể tiếp nhận một cách tốt nhất. Nếu cho trẻ ăn sớm quá, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể làm quen được, dẫn đến hiện tượng trẻ biếng ăn.

- Giai đoạn ăn bột: Bắt đầu từ 5-7 tháng tuổi, mẹ đã có thể cho bé nhấm nháp một chút bột. Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên chọn các thức ăn có mùi vị nhẹ nhàng và được xay thật nhuyễn mịn.

- Giai đoạn ăn cháo: Từ tháng thứ 7-10 mẹ có thể tập cho con ăn cháo, ban đầu nên để bé tập làm quen thì mẹ chỉ cần đút 1-2 thìa mỗi bữa xen kẽ bột, sau đó tăng dần lượng cháo lên. Tuyệt đối không chuyển đột ngột từ bột sang cháo vì bé sẽ không kịp thích nghi dẫn đến kém ăn. 

- Giai đoạn ăn cơm: Khi có đủ răng (20 cái), bé mới có thể nhai cơm thật kỹ. Bạn nên nấu cơm mềm và dằm nát cho trẻ ăn. Nên cắt ngắn rau cho bé dễ nhai.

2. Cân bằng đủ chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn dặm

Bột ăn dặm của trẻ cũng phải đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm… Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi.

Các nhóm chất dinh dưỡng này phải được sử dụng một cách cân bằng, không thừa không thiếu bởi quá nhiều hoặc quá ít chất bổ dưỡng trong món ăn cũng là một nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vì thế mẹ cần phải lưu tâm đến vấn đề này khi nấu đồ ăn dặm cho bé.

Bữa ăn dặm của trẻ cần cân bằng đủ các chất dinh dưỡng. Ảnh mẹ Teppi

3. Không bắt trẻ ăn quá nhiều bữa bột 1 ngày

Ở mỗi tháng tuổi, nhu cầu năng lượng của bé khác nhau và sẽ tăng dần theo thời gian. Mẹ nên cung cấp cho bé một lượng thức ăn vừa phải, tăng dần theo thời gian, phu thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của bé. Nếu bắt trẻ ăn nhiều quá, bữa nào cũng cố ép ăn hết bát, sẽ khiến trẻ có cảm giác chán ăn và sợ ăn.

4. Không kéo dài thời gian mỗi bữa ăn

Khi con không chịu ăn, các cha mẹ thường hay cho con vừa ăn vừa chơi hoặc đi rong để cố ép con ăn hết bát bột. Thời gian thường kéo dài cả tiếng đồng hồ. Điều này vừa làm bát bột bị vữa, khó ăn, vừa khiến bé thêm chán. Như vậy sẽ khiến khoảng cách giữa các bữa ăn của bé bị thu hẹp lại, bé còn chưa kịp cảm thấy đói đã lại phải ăn bữa sau.

Vòng luẩn quẩn này khiến bé đã chán lại càng chán ăn hơn và không có cảm giác kích thích vị giác, không có cảm giác thèm ăn. Vì vậy, một bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút, nếu bé không ăn được nhiều cũng nên kết thúc và cố gắng cho bé ăn ở  bữa kế tiếp hoặc tăng thêm bữa ăn cho bé.

5. Đa dạng thực đơn cho bé

Các chuyên gia tâm lý cho rằng tạo ra tâm lý thoải mái, cảm giác yên tâm sẽ giúp con cảm thấy vui vẻ, ăn uống ngon miệng hơn rất nhiều. Đôi khi chỉ vì có ấn tượng xấu về một món ăn nào đó, trẻ có thể sẽ từ chối ăn món này vào lần sau. Cách tốt nhất đó chính là người lớn hãy thay đổi món ăn để cải thiện cảm giác thèm ăn ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn ăn dặm.

Nên đa dạng món ăn cho trẻ và thay đổi thực đơn mỗi ngày. Ảnh mẹ Teppi

Các món ăn mang hương vị thơm ngon và trình bày đẹp mắt sẽ rất hấp dẫn trẻ đang bị biếng ăn. Ảnh mẹ Teppi

>> Xem tiếp: KHÔNG CẦN PHƯƠNG PHÁP CAO SIÊU, LÀM MÓN ĂN NHƯ NÀY CON HẾT BIẾNG ĂN NGAY LẬP TỨC

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia. 

Theo Thanh Loan (TH) (Khám phá)

Video liên quan

Chủ đề