Trẻ em bao lâu thì mọc răng

Thời điểm các bé mọc răng hàm trong bao lâu thì hết? Các dấu hiệu mọc răng là gì ở trẻ nhỏ? Cách chăm sóc răng miệng ra sao? Là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ khi lần đầu tiên con mọc răng hàm. Muốn có được những câu trả lời cho vấn đề trên thì hãy đọc ngay bài viết này.

1/ Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Răng hàm là răng vô cùng quan trọng trong quá trình nghiền nát thức ăn trước khi xuống dạ dày. Nó giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, chất dinh dưỡng được hấp thu tối đa. Chính vì lý do đó mà răng hàm có vai trò vô cùng quan trọng trên hàm răng. Vậy bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Răng hàm của trẻ sẽ bắt đầu mọc sau khi các răng cửa mọc hoàn chỉnh, thông thường các răng sẽ bắt đầu mọc trong khoảng thời gian từ 13 – 19 tháng tuổi. Và các răng hàm trên sẽ bắt đầu mọc đầu tiên, cách vị trí răng cửa 1 khoảng để tạo chỗ trống cho răng nanh mọc lên.

Từ tháng tuổi thứ 14 – 18 hai chiếc răng hàm hàm dưới sẽ mọc. Chúng mọc đối xứng với hai chiếc hàm trên và lúc này 4 chiếc răng hàm đã hoàn thiện.

Bé mọc răng hàm trong bao lâu

Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Và tiếp tục đến khoảng thời gian từ 23 – 31 tháng tuổi hai chiếc răng hàm dưới bên cạnh sẽ tiếp tục mọc. Và 25 – 33 tháng tuổi thì các răng hàm trên sẽ mọc để hoàn thiện tất cả răng hàm của trẻ. Lúc này khi các răng này mọc lên thì các triệu chứng không còn nặng và gây ra nhiều khó chịu như các chiếc răng ban đầu nữa.

Và thời gian trên là thời gian mọc răng hàm sữa, đến tầm 5 – 6 tuổi bé sẽ lại mọc răng hàm mới, chúng sẽ tồn tại với bé đến hết cuộc đời. Và răng hàm thường sẽ mọc lâu hơn các răng khác trên cung hàm nhưng nó chỉ kéo dài vài ngày. Các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng mà nên chú ý nhiều hơn đến các dấu hiệu và giúp bé giảm khó chịu trong thời gian này.

2/ Dấu hiệu khi trẻ mọc răng hàm là gì?

Bé mọc răng hàm trong bao lâu là vấn đề bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy chú ý đến những dấu hiệu khi trẻ mọc răng. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bố mẹ cần quan tâm:

Trẻ mọc răng thường lười ăn: Do răng hàm chuẩn bị nhú lên khiến nướu khó chịu, đau, sưng nên sẽ làm trẻ lười ăn hơn so với bình thường. Lúc này cả việc uống sữa cũng làm bé không chịu uống nên bố mẹ cần chú ý nhiều hơn ở giai đoạn này

Dãi chảy ra nhiều hơn: Khi trẻ mọc răng thì dây thần kinh thứ 5 sẽ được não kích thích, làm cho tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Cùng với đó khoang miệng của trẻ còn nông, việc nuốt nước bọt chưa được linh động khiến dãi chảy ra ngoài

Trẻ mọc răng thường quấy khóc, lười ăn

Trẻ sẽ bị sốt trong mấy ngày đầu: Nướu trong những ngày này thường rất nhạy cảm do sưng và chuẩn bị nứt ra để răng mọc lên. Chính vì vậy đây sẽ là vị trí dễ bị các vi khuẩn tấn công gây sốt

Hay cắn, nhai mọi vật xung quanh: Dù không chịu ăn uống nhưng trẻ rất hay ngậm, nhai những đồ vật xung quanh mà trẻ có thể lấy được. Việc này sẽ giúp cho lợi bớt khó chịu, ngứa ngáy

Trẻ thường hay quấy khóc: Do nướu đang bị nứt, gây khó chịu, sốt nên trẻ sẽ quấy khóc, nhất là vào ban đêm

Trẻ bị tiêu chảy hay có tên gọi khác là đi tướt mọc răng: Do lúc này sức đề kháng của bé kém, dễ bị vi khuẩn tấn công nên gây ra tình trạng đi tướt. Nhưng bố mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn ở giai đoạn này vì rất nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý khác gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe bé.

Trên đây là những dấu hiệu mà trẻ mọc răng hàm có thể gặp phải bố mẹ cần chú ý và chăm sóc tốt cho bé giai đoạn này để tránh sau khi mọc răng trẻ sẽ bị sụt cân, thiếu dinh dưỡng. Việc này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

3/ Bé sưng lợi bao lâu thì mọc răng hàm?

Bé sưng lợi trong bao lâu thì mọc răng hay bé mọc răng hàm trong bao lâu là những câu hỏi luôn được các bố mẹ đặt ra khi con bắt đầu mọc răng hàm. Thông thường mỗi lần mọc răng lợi của bé sẽ sưng tấy, đau nhức đến khi răng của bé chồi lên khỏi nướu.

Một chiếc răng hàm khi nhú lên khỏi nướu sẽ mất khoảng thời gian từ 3 – 5 ngày. Trước đó tình trạng sưng nướu sẽ bắt đầu trước ở trong khoảng thời gian 4 – 7 ngày. Tùy tình trạng sức khỏe và răng miệng của bé mà thời gian này có thể dài hoặc ngắn hơn.

Mọc răng hàm sẽ sưng lợi trong bao lâu?

Và tình trạng sốt khi mọc răng cũng là vấn đề thường hay gặp phải và sốt mọc răng còn tùy thuộc vào việc mọc răng của trẻ, bởi răng hàm không mọc liên tiếp mà sẽ có những khoảng nghỉ giữa thời gian mọc các răng. Thời gian sốt sẽ là 4 ngày trước khi mọc răng và 4 ngày sau khi răng đã mọc lên hoàn toàn.

Khoảng thời gian sưng, sốt khi mọc răng sẽ làm bé rất khó chịu, bởi vậy nên bạn cần giúp bé giảm đi những khó chịu này.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

4/ Cách giảm đau trong thời gian trẻ mọc răng hàm

Để giải đáp rõ hơn nữa về thời gian bé mọc răng hàm trong bao lâu? Trong mỗi tình trạng răng miệng, sức khỏe của bé khác nhau mà có thời gian mọc răng khác nhau. Nhưng trong thời gian mọc răng chắc chắn sẽ làm bé không thể thoải mái ăn uống, sinh hoạt được như bình thường. Bởi vậy nên bố mẹ cần thực hiện tốt những vấn đề sau đây:

Khi mọc răng trẻ sẽ sốt, mẹ cần hạ sốt cho bé bằng cách dùng khăn ấm lau người cho trẻ, nhất là những bộ phận như trán, nách, bẹn. Nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, lau lưng trẻ thường xuyên tránh việc mặc ấm khiến toát mồ hôi chúng có thể ngấm ngược lại cơ thể gây viêm phổi, viêm phế quản

Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 thì nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ kê thuốc hạ sốt phù hợp. Tránh việc sử dụng thuốc tràn lan, không đúng liều dùng sẽ gây những hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ

Trẻ chắc chắn trong thời gian này sẽ không chịu ăn uống nên bố mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn của bé hàng ngày. Đừng bắt ép bé phải ăn nhiều, ăn no ngay một bữa như bình thường, điều này sẽ làm bé sợ ăn uống, khó quấy nhiều hơn

Nướu sưng nên hãy cho bé ăn những thực phẩm được nghiền nát, nấu nhừ, dễ nuốt. Và đặc biệt nên cho bé ăn nhiều đồ ăn mát để giảm đau, dễ chịu hơn

Nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, loãng

Nên cho bé ăn thêm một số hoa quả, rau củ hoặc một số đồ uống có chứa vitamin C, A, chất sơ để giảm viêm nhiễm, sưng nướu

Nên chú ý đến bệnh lý tiêu chảy của bé, thăm khám với bác sĩ để có hướng dẫn sử dụng men tiêu hóa phù hợ, giúp tình trạng đi tướt được giảm tối đa

Vệ sinh răng miệng cho bé bằng khăn sạch, mềm sau ăn 30 – 60 phút để làm sạch những thức ăn thừa, vi khuẩn có hại trong khoang miệng và trên răng

Vệ sinh phòng và đồ chơi của bé thường xuyên, trong giai đoạn này nên chuẩn bị cho trẻ một vài đồ chơi mềm, an toàn với sức khỏe để trẻ có thể nhai khi ngứa nướu

Bạn có thể massage nướu cho bé bằng băng gạc sạch, mềm để nướu bớt đau nhức, khó chịu

Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như sốt cao, ngủ li bì, bỏ ăn kéo dài, tiêu chảy nhiều ngày không giảm thì đưa trẻ đi khám ngay. Việc này sẽ giúp bác sĩ chuẩn đoán xem trẻ mọc răng hay mắc các bệnh lý khác.

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc? Nếu răng mọc chậm có gây biến chứng gì không?

Thứ Tư ngày 26/02/2020

  • Cácloại sữa tắm trị rôm sảy cho bé mẹ nên biết
  • Sữa tắm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt? Kinh nghiệm dành cho mẹ
  • Lợi ích tuyệt vời của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc lại là vấn đề được nhiều mẹ có con trong thời gian thay răng quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về quá trình thay răng của trẻ, hãy cùng tham khảo ngay nhé!

Thông thường, độ tuổi thay răng của trẻ là từ 6 - 12 tuổi. Tuy nhiên, vấn đề được các mẹ quan tâm ở đây là trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc? Nếu thời gian mọc lâu có gây ảnh hưởng gì đến trẻ hay không? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp hết những vấn đề này nhé!

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc lại

Thường thì đến khoảng 6 - 12 tuổi thì trẻ sẽ bắt đầu thay thế răng sữa bằng những chiếc răng vĩnh viễn cứng cáp hơn. Và thời gian mọc răng vĩnh viễn sẽ giao động từ khoảng 1 - 2 tháng. Thời gian thay răng sữa bao lâu thì mọc của bé gái thường sẽ nhanh hơn bé trai và chúng còn phụ thuộc nhiều vào tính di truyền từ bố mẹ.

Trẻ em bao lâu thì mọc răng

"Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc lại" là câu hỏi mà nhiều mẹ quan tâm

Nhìn chung, thời gian mọc, thay răng và thay răng sữa bao lâu thì mọc thường sẽ theo những cột mốc thời gian như sau:

- Răng cửa sẽ mọc khoảng thời gian từ 6 – 7 tháng và đến khoảng 6 - 8 tuổi sẽ bắt đầu thay răng vĩnh viễn. Và răng cửa sẽ mọc trong khoảng thời gian 2 – 4 tuần sau đó.

- Răng nanh sẽ mọc khi trẻ khoảng 16 tháng tuổi và đến khoảng 10 - 12 tuổi. Răng vĩnh viễn sẽ mọc vào khoảng 2 - 4 tuần sau đó.

- Răng hàm nhỏ sẽ mọc muộn hơn khi trẻ được khoảng 1 – 2 tuổi, và từ 9 – 11 tuổi sẽ bắt đầu thay răng. Và thời gian mọc răng mới là khoảng 1 – 2 tháng sau đó.

- Răng hàm lớn sẽ mọc từ 10 – 12 tuổi và không thay răng.

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng chân răng và điều kiện mọc răng. Đối với răng chỉ có một chân như răng cửa, răng nanh thì thời gian sẽ nhanh hơn (khoảng 2 - 4 tuần) và đối với những chiếc răng có nhiều chân như răng hàm thì cần phải có thời gian lâu hơn (khoảng 1 - 2 tháng). Và những chiếc răng có khoảng mọc răng lớn sẽ nhanh trồi lên hơn so với những chiếc răng bị chèn ép, thiếu chỗ mọc. Đồng thời một số thói quen xấu của trẻ như lấy tay hoặc dùng lưỡi đụng vào cũng sẽ ảnh hưởng đến thời gian mọc răng của trẻ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ rụng răng lâu mọc

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé lâu mọc răng. Có nhiều bậc cha mẹ cho rằng, trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc và thời gian mọc lâu là do trẻ ăn quá nhiều đồ ăn lạnh. Trên thực tế, đây chỉ là một trong những nguyên nhân nhỏ và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tính trạng này như:

- Răng mọc ngầm hoặc bị mất định hướng khi mọc khiến răng bị đâm vào các răng khác và không thể mọc lên được.

- Nướu của trẻ bị tình trạng xơ hóa, bị dày lên làm cho răng vĩnh viễn không mọc lên được.

- Bị thiếu mầm răng hoặc mầm răng bị tổn thương do trẻ bị va chạm khi chơi thể thao, đạp xe hoặc do bất cẩn.

- Răng vĩnh viễn bị cứng khớp, dính chặt vào xương hàm và không thể mọc lên được. Đây là một nguyên nhân khá hiếm gặp ở trẻ.

- Do trẻ không được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là canxi khiến răng lâu mọc.

- Do ảnh hưởng từ một số thói quen xấu như trẻ đẩy lưỡi, dùng tay xờ vào những chỗ thiếu răng, mút tay, bú bình, thở bằng miệng, nghiến răng.

Trẻ em bao lâu thì mọc răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ rụng răng lâu mọc

Trẻ thay răng lâu mọc để lại những biến chứng gì?

Trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống, thói quen và khả năng di truyền từ bố mẹ. Tuy nhiên, thời gian mọc răng vĩnh viễn chỉ thường chỉ kéo dài 1 - 2 tháng, nếu thời gian thay răng quá lâu có thể dẫn đến một số biến chứng sau:

- Những chiếc răng mọc lệch có thể sẽ làm tổn thương những chiếc răng bên cạnh và nướu. Dẫn đến tình trạng mưng mủ, có thể bị sưng má.

- Mất răng quá lâu sẽ khiến xương hàm bị tiêu biến, gây nên viêm xương hàm hoặc làm cung hàm bị thu nhỏ khiến trẻ bị hô, móm…

- Răng vĩnh viễn sẽ mọc lộn xộn, khấp khểnh gây mất thẩm mỹ. Biến chứng nặng nhất khi răng lâu mọc là sẽ làm khuôn mặt của trẻ bị biến dạng.

Trẻ em bao lâu thì mọc răng

Trẻ thay răng lâu mọc dễ dẫn đến nhiều biến chứng

Vì vậy, để răng của bé khỏe mạnh và mọc đúng thời gian thì các mẹ cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Trong giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt là khi trẻ thay răng các mẹ nên xây dựng cho con một thực đơn dinh dưỡng bổ sung đầy đủ các chất cần thiết cho trẻ như: canxi, vitamin A, B, D, magie, kẽm… những chất này có nhiều trong rau xanh, thịt đỏ, cá, trứng…

- Hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas, đồ quá nóng hoặc quá lạnh để tránh gây ảnh hưởng đến thời gian mọc răng vĩnh viễn của bé.

- Cần tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày trước và sau khi ăn. Đồng thời nhắc trẻ bỏ ngay những thói quen xấu như mút tay, lấy lưỡi đẩy răng, nghiến răng khi ngủ… để giúp mầm răng vĩnh viễn mọc nhanh hơn.

- Nên cho bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/1 lần để đảm bảo răng phát triển bình thường và không mất thời gian quá lâu để mọc.

Hy vọng với những chia sẻ về việc trẻ thay răng sữa bao lâu thì mọc trên đây sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích khi chăm sóc con. Đối với những trường hợp trẻ rụng răng quá lâu mà chưa mọc lại thì mẹ cần phải đưa trẻ đến các bệnh viện nha khoa để các bác sĩ kiểm tra tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Thủy Phan

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • thay răng sữa
  • răng sữa
  • trẻ em
  • mẹ và bé