Trắc nghiệm trầm cảm ở trẻ em

Một trong những thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em được sử dụng nhiều nhất đó là thang RADS. Bảng đánh giá này phù hợp nhất với thanh thiếu niên trong khoảng 10 - 20 tuổi. Có thể sử dụng để đánh giá tâm lý cho học sinh tại các trường học hoặc dùng để đánh giá lâm sàng cho bệnh nhân.

1. Dấu hiệu trầm cảm ở trẻ em

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, 50% bệnh nhân tâm thần đã bắt đầu có những dấu hiệu phát bệnh từ khi 14 tuổi. Nhưng hầu như cha mẹ cũng như người thân xung quanh không phát hiện ra điều đó, họ không biết đến khái niệm đánh giá trầm cảm ở trẻ em.

Trẻ em khi mắc bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng mà còn gây tác động xấu đến sự phát triển về tâm sinh lý. Các bé sẽ không thể hiểu được bản thân mình, tạo suy nghĩ trốn tránh xã hội, học hành kém đi thậm chí có các hành vi phạm pháp. Các dấu hiệu trầm cảm bao gồm:

  • Dấu hiệu trầm cảm chủ yếu

Đây đều là những dấu hiệu cơ bản của bệnh trầm cảm, không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà với bất kỳ bệnh nhân trầm cảm nào. Các triệu chứng này được tính khi kéo dài trên hai tuần như mất ngủ, ngủ không ngon giấc, không thể tập trung khi làm việc.

  • Dấu hiệu trầm cảm hỗn hợp

Đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 10 tuổi rất dễ thấy những dấu hiệu này. Thông thường trẻ em sẽ có phản ứng chống đối xã hội, khá tăng động, cáu gắt không rõ nguyên nhân. Trẻ sẽ có xu hướng phản ứng thái quá, không lường trước được hành động của mình. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp này thường do cảm giác bị áp đặt, ép buộc trong cuộc sống từ người lớn khiến trẻ có suy nghĩ và hành động mang tính phản kháng.

  • Dấu hiệu rối loạn khí sắc

Trong thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em thì đây dường như là dấu hiệu nặng nhất của bệnh trầm cảm. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện khi bệnh trầm cảm kéo dài quá lâu mà không có hướng giải quyết. Thời gian kéo dài bệnh có thể lên đến 5 năm hoặc hơn thế với những dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe như đau đầu, mất ngủ, chán ăn,... Lúc này trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, không thể tập trung học tập, thường xuyên buồn bã, thậm chí có thể nghĩ đến việc tử tự.

  • Các dấu hiệu khác

Trẻ em dưới 2 tuổi khi mắc bệnh trầm cảm sẽ thay đổi thói quen bú sữa mẹ, đảo lộn giờ giấc. Trẻ trên 3 tuổi thường sẽ có dấu hiệu kén ăn hoặc tự nhiên ăn quá nhiều.

Trầm cảm ở trẻ em còn khiến trẻ chậm phát triển về mặt nhận thức, đặc biệt khi so sánh với bạn bè cùng trang lứa, trẻ chậm nói, chậm đi lại và khả năng học tập cũng bị ảnh hưởng,...

Ngoài ra, khi bị trầm cảm trẻ em phần lớn có xu hướng sống khép kín, ngại giao tiếp. Trẻ sẽ không muốn nói chuyện, chơi đùa với bạn bè, không muốn chia sẻ suy nghĩ của mình với người thân. Lúc này trẻ nhỏ sẽ không làm chủ được cảm xúc của mình. Dấu hiệu rõ nhất chính là sự quấy phá vô cớ, thường xuyên tức giận khóc lóc không lý do.

Trắc nghiệm trầm cảm ở trẻ em

Thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em dựa trên một số nguyên nhân gây ra

2. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em?

Cũng như với người trưởng thành, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ. Nó bao gồm cả các vấn đề về yếu tố bên ngoài như môi trường sống, gia đình, nhà trường,... cùng với các vấn đề sức khỏe có sẵn trong gen của trẻ. Một số nguyên nhân thường gặp nhất là:

  • Áp lực từ việc học tập
  • Bạo lực học đường
  • Gia đình
  • Môi trường sống thay đổi
  • Phương pháp giáo dục của gia đình
  • Di truyền: Theo một số thống kê của các chuyên gia tâm lý thì hầu hết các đánh giá trầm cảm ở trẻ em trong khoảng từ 1 đến 6 tuổi là do các yếu tố di truyền.

Một trong những thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em được sử dụng nhiều nhất đó là thang RADS. Bảng đánh giá này phù hợp nhất với thanh thiếu niên ở trong khoảng 10 - 20 tuổi. Có thể sử dụng để đánh giá tâm lý cho học sinh tại các trường học hoặc dùng để đánh giá lâm sàng cho bệnh nhân.

Tất cả 30 biểu hiện tâm lý đều có 4 đáp án để lựa chọn và tính điểm:

  • 0 điểm : Hầu như không có cảm giác đó
  • 1 điểm : Thỉnh thoảng có cảm giác đó
  • 2 điểm : Phần lớn thời gian có cảm giác đó
  • 3 điểm : Hầu hết thời gian có cảm giác đó

Thang đánh giá trầm cảm ở trẻ:

  1. Em cảm thấy cuộc sống hạnh phúc
  2. Em luôn lo lắng về việc học tập
  3. Em cảm thấy cô đơn
  4. Em cảm thấy cha mẹ không thích mình
  5. Em thấy mình là người quan trọng
  6. Em muốn xa lánh tất cả mọi người
  7. Em cảm thấy buồn chán cuộc sống
  8. Em muốn khóc
  9. Em có cảm giác chẳng ai quan tâm đến mình
  10. Em thích cười với mọi người
  11. Em có cảm giác cơ thể không còn sức sống
  12. Em có cảm giác mình được mọi người yêu quý
  13. Em cảm thấy mình giống như kẻ đang bỏ chạy
  14. Em cảm thấy mình đang tự làm tổn thương mình
  15. Em cảm thấy những người khác không thích mình
  16. Em cảm thấy bực bội với mọi việc
  17. Em cảm thấy cuộc sống bất công với mình
  18. Em cảm thấy mệt mỏi
  19. Em cảm thấy mình là một kẻ xấu
  20. Em cảm thấy bản thân vô tích sự
  21. Em thấy mình là một người đáng thương
  22. Em thấy phát điên với mọi thứ
  23. Em thích trò chuyện với người khác
  24. Em khó ngủ (hoặc ngủ nhiều)
  25. Em thích đùa nghịch
  26. Em hay có cảm giác lo lắng
  27. Em hay có cảm giác đau dạ dày
  28. Em thấy cuộc sống tẻ nhạt, vô vị
  29. Em thấy ngon miệng khi ăn
  30. Em không muốn làm gì cả

Cách tính điểm của bảng RADS bằng tổng điểm của cả 30 câu trả lời trên rồi đối chiếu với các mức đánh giá trầm cảm:

  • Từ 0 điểm đến 30 điểm: Không trầm cảm
  • Từ 31 điểm đến 40 điểm: Trầm cảm nhẹ
  • Từ 41 điểm đến 50 điểm: Trầm cảm vừa
  • Từ 51 điểm đến 90 điểm: Trầm cảm nặng

Trắc nghiệm trầm cảm ở trẻ em

Thang đánh giá trầm cảm ở trẻ em được bác sĩ sử dụng trong quá trình thăm khám

4. Các phương pháp điều trị trầm cảm ở trẻ nhỏ

Để có thể điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ nhỏ hiệu quả nhất cần phải có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và các biện pháp của chuyên gia tâm lý. Đây là một phương pháp rất tốn thời gian và cần sự kiên trì của gia đình. Phụ huynh cần thực hiện các biện pháp sau đây để hỗ trợ trẻ:

  • Không tạo áp lực quá lớn đến các vấn đề cá nhân của trẻ như học tập, sinh hoạt,... tránh khiến trẻ có cảm giác khó chịu.
  • Hạn chế việc thay đổi môi trường sống: Cha mẹ cần nghiêm túc lựa chọn một môi trường sống tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Những trẻ dưới 12 tuổi thường khó có thể thích ứng khi phải thay đổi môi trường sống quá thường xuyên nên cần tránh thay đổi chỗ ở quá nhiều để trẻ thích nghi tốt hơn.
  • Thường xuyên tâm sự, chia sẻ với trẻ: Trẻ nhỏ cũng có những suy nghĩ, vấn đề riêng của mình. Có những khúc mắc mà trẻ chưa thể tự giải quyết được nên cha mẹ cần dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, đưa ra các lời khuyên tìm giúp trẻ hướng giải quyết tốt nhất.
  • Học cách lắng nghe trẻ nhiều hơn: Dù có nhiều kinh nghiệm sống hơn nhưng cha mẹ cũng không thể nhanh chóng phủ nhận suy nghĩ của con trẻ. Phụ huynh nên ngồi xuống lắng nghe suy nghĩ của con mình rồi cẩn thận suy nghĩ để hiểu mong muốn của trẻ.
  • Dạy trẻ cách phản ứng với bạo lực: Bất cứ loại bạo lực nào đều không nên xuất hiện với trẻ em. Ta không ủng hộ hành vi bạo lực nhưng phụ huynh cần dạy cho trẻ cách đối phó với các hành bị ức hiếp bạo lực để trẻ có thể bảo vệ bản thân.
  • Chuẩn bị, đảm bảo cho trẻ một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Tạo cho trẻ một chế độ sinh hoạt hợp lý, ăn ngủ đúng giờ, tham gia các môn thể thao lành mạnh.
  • Khuyến khích tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài, tự do vui chơi kết bạn, tham gia các hoạt động văn nghệ, ca hát,...
  • Kết hợp với nhà trường đảm bảo con mình có được môi trường học tập tốt nhất, không có tình trạng bạo lực học đường hay tẩy chay,...

Trong các trường hợp trầm cảm nặng, gia đình cần đưa con mình đến các trung tâm y tế để được bác sĩ tâm lý thăm khám và điều trị. Hiện nay, phần lớn các chuyên gia tâm lý thường nghiêng về hướng điều trị bằng các phương pháp tâm lý, bởi tính an toàn, không có tác dụng phụ. Nhưng đối với các trường hợp bệnh nặng thì vẫn cần phối hợp điều trị với các loại thuốc chống trầm cảm.

Chuyên khoa Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có chức năng khám, tư vấn và điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm lý. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ giáo sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm trong nghiên cứu, khám chữa các bệnh thuộc chuyên khoa Tâm thần như: Rối loạn cảm xúc, các rối loạn liên quan stress và rối loạn dạng cơ thể, các rối loạn phát triển ở trẻ em, thanh thiếu niên & thời kỳ sinh đẻ.... Cùng với việc kết hợp triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị sẽ mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Làm thế nào khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?
  • Cảnh giác trẻ trầm cảm vì áp lực gia đình
  • Trầm cảm tuổi học đường có phải do học căng thẳng?