Trả lãi ngân hàng mới nhất năm 2022

Áp lực thanh khoản mùa cao điểm đã qua, cùng diễn biến tăng trưởng tín dụng giảm nhẹ, mặt bằng lãi suất tiết kiệm ngân hàng tương đối ổn định trong những ngày đầu tháng 3/2022.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM ĐI NGANG

Đầu tháng 2/2022, do lo ngại dòng tiền huy động tiếp tục sụt giảm nếu lạm phát tăng, nhiều ngân hàng đã phải nâng biểu lãi suất. Điều này khiến lãi mặt bằng lãi suất huy động nhích nhẹ.

Theo tổng hợp của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trung bình lãi suất huy động 6 tháng tăng nhẹ 0,003 điểm phần trăm lên mức 4,795%. Trong khi lãi suất huy động 12 tháng trung bình giảm nhẹ 0,006 điểm phần trăm xuống còn 5,545% vào cuối tháng 2.

Chi tiết hơn, ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn (vốn trên 5.000 tỷ đồng) là nhóm ngân hàng duy nhất nâng lãi suất đối với kỳ hạn 6 tháng, với mức tăng 0,02 điểm phần trăm, lên 4,56%/năm nhưng không thay đổi lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng, duy trì ở mức 5,307%/năm.

Ngược lại, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ (vốn dưới 5.000 tỷ đồng) giảm 0,02 điểm phần trăm đối với cả 2 loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, xuống còn lần lượt 4,42%/năm và 6,04%.

Riêng nhóm ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục không điều chỉnh lãi suất trong tháng 2. Lãi suất trung bình kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được duy trì ở mức 3,775%/năm trong tháng thứ 9 liên tiếp, đồng thời lãi suất kỳ hạn 12 tháng vẫn đang không thay đổi ở mức 4,95%/năm sau 7 tháng.

Hiện tại, mùa cao điểm về chi trả, thanh toán đã chính thức trôi qua, và dòng tiền chảy ra khỏi hệ thống hồi trước Tết Nguyên đán cũng dần quay trở lại.

Mặt khác, theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 25/2/2022, tín dụng tăng 2,52% so với cuối năm 2021. Trước đó, số liệu tăng trưởng tín dụng được cơ quan này ghi nhận vào cuối tháng 1 năm nay là 2,74%. Như vậy, tăng trưởng tín dụng đã giảm tốc trong tháng 2/2022.

Với các yếu tố như trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt “căng”. Do đó, biểu lãi suất huy động tháng 3/2022 tại nhiều ngân hàng cũng không biến động nhiều so với tháng trước.

Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng, áp lực tăng lãi suất huy động chưa phải hoàn toàn hết. Thời gian tới, khả năng lạm phát của Việt Nam tăng là rất lớn khi giá nhiều loại nguyên vật liệu có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là giá xăng dầu. Áp lực này sẽ khiến ngân hàng tăng lãi suất huy động, duy trì mức lãi suất thực dương để hút lượng tiền từ thị trường.

Nhóm nghiên cứu tại BVSC dự báo, mặt bằng lãi suất năm 2022 khó giảm thêm so với cuối năm 2021, thậm chí còn tăng thêm khoảng  0,25%-0,5%.

LÃI SUẤT TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG NÀO CAO NHẤT?

Bảng xếp hạng lãi suất tiền gửi cao nhất trong tháng 3/2022 hầu như không có nhiều biến động so với tháng trước đó. Duy chỉ có ngân hàng VIB là tăng nhẹ 0,01 điểm điểm phần trăm, từ mức cao nhất là 6,19%/năm lên 6,20%/năm.

Nhìn chung, mức lãi suất cao nhất đang dao động trong vùng từ 5,5%/năm đến 7,1%/năm tuỳ từng ngân hàng.

Trong đó, SCB dẫn đầu với mức lãi suất 7,6%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền 500 tỷ đồng cho kỳ hạn 13 tháng.

Tiếp đến là Techcombank với mức 7,1%/năm. Khách hàng muốn nhận được mức lãi suất này cần phải gửi khoản tiền từ 999 tỷ đồng trở lên tại kỳ hạn 12 tháng.

Liền sau là ngân hàng MSB với mức ấn định 7%/năm và điều kiện số tiền gửi áp dụng từ 200 tỷ đồng trở lên tại hai kỳ hạn là 12 tháng và 13 tháng.

LienVietPostBank hiện đang xếp ở vị trí thứ tư với lãi suất là 6,99%/năm. Điều kiện để khách hàng nhận được mức lãi suất này là phải có khoản tiền gửi có kỳ hạn 13 tháng và 60 tháng, trong đó giá trị tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng phải từ 300 tỷ trở lên.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn gửi tiền ở một số ngân hàng khác cũng có lãi suất tiết kiệm tương đối cạnh tranh như MBBank (6,9%/năm), Ngân hàng Việt Á (6,9%/năm), HDBank (6,85%/năm), BacABank (6,8%/năm)... Nhưng, các ngân hàng này đều có những tiêu chuẩn riêng để đạt được mức lãi suất như trên, chứ không cào bằng cho mọi khoản tiền gửi.

Tại nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, VietinBank, Agribank và BIDV) trong tháng này chỉ Vietcombank là có điều chỉnh giảm lãi suất tại một số kỳ hạn ngắn. Tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến mức lãi suất cao nhất đang được huy động tại ngân hàng này. Trong đó, mức lãi suất ngân hàng cao nhất là 5,6%/năm tại VietinBank; ba ngân hàng còn lại có chung mức 5,5%/năm.

NGỌC DIỆP

Lãi suất bất ngờ lên 8%

Chị Hoàng Lan (Hoàng Mai, Hà Nội) mới đây đã tất toán một khoản tiết kiệm kỳ hạn sáu tháng tại Techcombank chi nhánh Linh Đàm. Tuy nhiên, chị được nhân viên ngân hàng đề nghị tiếp tục gửi tiền tại đây bởi ngân hàng này mới nâng lãi suất. Cụ thể, Techcombank đã nâng lãi suất tiết kiệm ở hầu hết các kỳ hạn. Nếu tháng trước, lãi suất kỳ hạn dưới 11 tháng cao nhất là 3,6%/năm thì tháng này đã tăng lên 4,1%/năm. Đáng chú ý, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tại Techcombank đã tăng mạnh lên 4,9%/năm, cao hơn các kỳ hạn dưới 36 tháng (là 4,8%/năm). Tuy nhiên, chị Lan được nhân viên khuyên nên gửi tiết kiệm online (trực tuyến) vì khi gửi tiết kiệm online sẽ được cộng thêm 0,4%/năm so với gửi thông thường tại quầy.

Chị Xuân Hồng (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng được nhân viên ngân hàng quen nhắn tin thông báo lãi suất tiền gửi cách đây mấy ngày. Cụ thể, ngân hàng này đã tăng lãi suất thêm 0,5% lên 6,3%/năm tại kỳ hạn 12 tháng mà chị Hồng hay gửi. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi cao nhất tại ngân hàng này tính đến cuối tháng 12/2021. Là khách VIP, chị Hồng cũng được nhân viên thông báo tham gia đợt bốc thăm trúng thưởng đợt cuối năm để tri ân khách hàng. Nhân viên ngân hàng này cũng động viên chị Hồng nếu còn tiền nhàn rỗi hãy gửi vào ngân hàng vì cuối năm lãi suất thường cao hơn các tháng vừa qua.

Không chỉ hai ngân hàng trên, một số ngân hàng cũng vừa nâng lãi suất tiết kiệm từ cuối tháng 11, đầu tháng 12 lên thêm 0,3-0,5%/năm: Techcombank, GPBank tăng 0,5% ở nhiều kỳ hạn; Eximbank cũng tăng lãi suất huy động thêm 0,1-0,3%/năm ở các kỳ hạn ngắn… Nếu gửi tiền tiết kiệm theo hình thức online, khách hàng còn được cộng thêm 0,2-0,4%/năm so với gửi tiết kiệm thông thường tại quầy. VPBank thậm chí tăng lãi suất gửi tiết kiệm online thêm 0,4-0,8%/năm ở một số kỳ hạn… Có một điểm đáng chú ý trong tháng cuối năm  này là một chi nhánh ngân hàng SHB tại Vạn Phúc, Ba Đình (Hà Nội) đã nâng lãi suất huy động lên 8,0%/năm, cao hơn mức lãi suất huy động cao nhất các tháng trước là 7,1%/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp cá biệt áp dụng cho một số khách hàng đáp ứng điều kiện về số tiền gửi, kỳ hạn, điều kiện lĩnh lãi và cam kết không rút trước hạn; còn trên thực tế, lãi suất cơ sở tại SHB đến nay cao nhất chỉ là 6,6%/năm nằm trong gói tiết kiệm Đại Lợi, áp dụng cho kỳ hạn 18 tháng. 

Có thể thấy, lãi suất huy động cuối năm 2021 đã “nóng” hơn.

Năm 2022-Tăng tín dụng, ổn định lãi suất

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, một số ngân hàng tăng lãi suất hiện nay là do nhu cầu thị trường thanh khoản chu kỳ cuối năm. “Dư địa giảm lãi suất là rất khó vì gần như không còn dư địa giảm lãi suất nữa, chưa kể ngân hàng còn rất nhiều khoản nợ cơ cấu của khách hàng mà khách hàng vẫn chưa có khả năng trả. Đây cũng là nguyên nhân khiến áp lực thanh khoản thời gian tới sẽ khó khăn hơn”, ông Hùng nói. 

Ông Hùng cũng cho biết, đầu năm 2022, do lạm phát của Việt Nam ổn định ở mức thấp, lãi suất huy động khó có thể tăng cao hơn bởi khi lãi suất cho vay vẫn được duy trì ở mức thấp thì ngân hàng khó tăng lãi suất huy động do còn phải giữ biên lợi nhuận. 

Giám đốc chi nhánh một ngân hàng lớn tại Cầu Giấy (Hà Nội) cũng đồng tình khi cho biết, gần đây lãi suất tăng nhưng mức tăng không lớn và chỉ do một số ngân hàng quy mô nhỏ thực hiện. “Theo chu kỳ hằng năm, dịp cuối năm là thời điểm các ngân hàng chuẩn bị vốn để doanh nghiệp trả lương thưởng, vay vốn chuẩn bị cho sản xuất, kinh doanh năm tới, ký kết các hợp đồng hợp tác kinh doanh cho quý I, quý II năm sau. Nhưng hiện nay thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào dù nhiều ngân hàng được tăng chỉ tiêu tín dụng. Nếu để ý hoàn toàn có thể thấy một số ngân hàng tăng lãi suất đợt này chủ yếu là số ít, quy mô rất nhỏ do căng thẳng thanh khoản và một số ngân hàng đang huy động vốn cho các dự án triển khai ngay đầu năm tới của khách hàng lớn”, vị này thông tin.

Còn về dài hạn, theo chuyên gia tài chính Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính), cuối năm, một số ngân hàng đã tăng lãi suất nhưng tất nhiên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước vẫn mong muốn giảm lãi suất và duy trì lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh. “Do đó, nếu theo xu hướng lãi suất tăng thì mức tăng cũng nhỏ. Mọi người nhìn thấy nguy cơ lạm phát tăng trong năm 2022 nhưng không lớn, nên năm 2022 lãi suất có tăng cũng chỉ tăng nhẹ”, ông Thịnh nói.

Thông tin về chính sách tiền tệ năm 2022, ngày 28/12, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất ổn định. “Nếu có điều kiện, các ngân hàng tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế bằng cách giảm lãi suất, cộng với các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, tạo hiệu ứng chung vừa có hỗ trợ của ngành ngân hàng vừa có gói hỗ trợ phục hồi kinh tế. Đặc biệt, dành nguồn vốn cho các lĩnh vực khó khăn, lĩnh vực cần ưu tiên; không tập trung vốn cho các lĩnh vực không ưu tiên”, ông Tú nói.

Phó Thống đốc cũng cho biết, năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 14%, cao hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng của năm 2021 là 12%. “Năm nay mở rộng đến 14%. Đây là con số đặt ra để định hướng. Còn thực tế có thể hơn hoặc chưa đến vì năm tới có nguy cơ tác động đến lạm phát, mà mục tiêu của chúng ta là ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát”, Phó Thống đốc cho hay.

Nợ xấu tăng lên 8,2%

Phó Thống đốc Đào Minh Tú thông tin thêm, mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước là duy trì nợ xấu toàn ngành dưới 3%, tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại phát triển quy mô, lành mạnh hóa quan hệ tín dụng… Tuy nhiên do dịch bệnh, số liệu thống kê đánh giá đến nay, nợ xấu nội bảng là 1,9%, cao hơn con số cuối năm 2020 là 1,69%. Nếu tính cả nợ xấu bán cho Công ty Mua bán nợ và tài sản (VAMC) và nợ tiềm ẩn thì nợ xấu nội bảng là 3,79%.

“Trong trường hợp thận trọng, tính đầy đủ hơn, tính toán tác động của dịch và cơ cấu đến hạn chưa trả, chính sách miễn giảm theo Thông tư 01, 03 và sau này là Thông tư 14 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu này là 8,2%. Nợ xấu này không ai mong muốn nhưng nó là của nền kinh tế, của dịch bệnh. Người ta không muốn, chứ không phải do sai phạm cố tình hay làm ăn thua lỗ”, ông Tú đánh giá. Phó Thống đốc cũng cho hay, nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp thì nợ xấu còn tăng hơn nữa. Nợ xấu do dịch thì càng cần hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ sức xử lý trong thời gian tới.

Được biết, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế, kể từ khi có dịch Covid-19 đến nay, các ngân hàng đã giảm 34 nghìn tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất. Trong đợt cam kết gần nhất của 16 ngân hàng lớn giảm lãi suất từ tháng 7 đến hết năm 2021, số tiền lãi cam kết giảm là 20 nghìn tỷ đồng, riêng bốn ngân hàng thương mại nhà nước giảm thêm 4.000 tỷ đồng. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/11, các ngân hàng đã giảm 18.095 tỷ đồng tiền lãi suất, tương đương 87,78% số cam kết. Đến hết năm 2021, Ngân hàng Nhà nước dự tính sẽ đạt 100% cam kết.

Video liên quan

Chủ đề