Chức năng nhiệm vụ của phòng nghiên cứu thị trường

Sau khi thành lập Phòng Marketing cần phải xác định rõ mục đích vànhiệm vụ là điều tra và nghiên cứu thị trường, nếu không việc thành lập PhòngMarketing chỉ mang tính hình thức chứ không mang tính hiệu quả đối với hoạtđộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Qua nghiên cứu thị trường củaPhòng Marketing, Công ty có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết nhưloại sản phẩm nào khách hàng có nhu cầu, tình hình cạnh tranh trên thị trường,các biện pháp đối thủ cạnh tranh đang sử dụng… từ những kết quả thu được kếthợp với tình hình ký kết hợp đồng và các đơn hàng với các đối tác sẽ giúp choCông ty có đầy đủ thông tin để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Công tysẽ chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, xem xét khả năng tiêuthụ đối với từng thị trường.Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường phải được thông qua các chỉtiêu phản ánh sự phát triển của Công ty nh: tỉ lệ tăng doanh thu, lợi nhuận.Muốn làm được như vậy, trong quá trình nghiên cứu thị trường PhòngMarketing cần phải:- Trả lời tại sao doanh thu tại các thị trường đó lại thấp?- Nghiên cứu tìm hiểu những đoạn thị trường khác xem có phù hợp với khảnăng của Công ty không?- Làm thế nào để đảm bảo mức giá bán phù hợp?- Các biện pháp hỗ trợ cần được sử dông nh thế nào để thu hót thêm kháchhàng ở thị trường mới.Tóm lại, để thực hiện giải pháp này cần thực hiện những vấn đề sau: + Công ty phải lập ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường, đây làcông việc đầu tiên rất quan trọng, là nguồn kinh phí cho hoạt động nghiên cứuthị trường.+ Ban Lãnh đạo phải thấy được vai trò to lớn của công tác nghiên cứu thịtrường khu vực miền Bắc và miền Trung, đặc biệt các tỉnh miền núi phía Bắc.+ Nhân viên Marketing phải có kiến thức về Marketing, có khả năng phântích và biết sử lý thông tin sau khi đã thu thập để đưa ra chính sách sản phẩmphù hợp nhu cầu khách hàng.+ Phương tiện làm việc phải được trang bị đầy đủ, giúp cán bộ thị trườngcó điều kiện tốt cho công tác thu thập xử lý, lùa chọn thông tin.1.2. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường.Khi đã thành lập được Phòng Marketing chức năng thì nghiên cứu thịtrường là một trong những nhiệm vụ chính của Phòng Marketing.- Thu thập và xử lý thông tin.Để có quyết định về thị trường một cách đúng đắn, Công ty cần nỗ lực hơntrong việc tìm kiếm và thu thập thông tin. Ban Lãnh đạo phải trực tiếp lên kếhoạch và giao nhiệm vụ cụ thể cho Phòng Marketing để theo dõi và cập nhậtnhững biến động của thị trường, những hoạt động của đối thủ cạnh tranh, sự chỉđạo vĩ mô của Nhà nước... tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý thông tin nhằmđưa ra các quyết định kịp thời, triệt để, chính xác.Từ các thông tin thu thập được Công ty tổ chức phối hợp giữa cácPhòng ban cùng tham gia các cuộc họp Marketing tổng kết lập báo cáo kếhoạch sản xuất kinh doanh.- Nghiên cứu thị trường và lùa chọn thị trường mục tiêu. Hoạt động trong cơ chế thị trường, để đạt được thành công thì ngoài sự nỗlực của bản thân Công ty còn phải có sự nhạy bén và khả năng tận dụng cơ hộithị trường, luôn tìm cách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty để thoả mãntối đa nhu cầu thị trường. Muốn vậy Công ty phải có sự phân đoạn, phân chiathị trường theo một tiêu thức nhất định để từ đó lùa chọn cho mình một số đoạnthị trường mục tiêu mà Công ty có khả năng thâm nhập vào.Sản phẩm của Công ty phục vụ cho xây dựng cơ bản, các công trình điện,cấp thoát nước... Công ty nên chọn tiêu thức phân đoạn thị trường theo khu vựcđịa lý là hợp lý nhất.Qua việc phân sơ đoạn theo tiêu thức trên cùng với phân tích năng lực sảnxuất đặc điểm sản phẩm của Công ty về chất lượng, giá cả, mẫu mã... Công tydễ dàng xác định các đoạn thị trường mục tiêu, từ đó có các kế hoạch tập trungnỗ lực vào các đoạn thị trường đã chọn.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và trình độtay nghề cho công nhân.Lao động, đối tượng lao động, công cụ lao động là ba yếu tố cơ bản củaquá trình sản xuất. Vì vậy, quá trình sản xuất có đạt hiệu quả cao là do yếu tốcon người quyết định.Trong thời kỳ bao cấp, người công nhân không phải nghĩ nhiều đến hiệuquả sản xuất, đến việc nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ củamình; họ chỉ cần làm đạt chỉ tiêu do cấp trên giao xuống là hoàn thành nhiệmvụ. Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi dù bất cứ một doanhnghiệp nào cũng phải đạt được hiệu quả kinh doanh. Điều đó phụ thuộc vàotrình độ, kiến thức kinh nghiệm của người lao động, những lao động không có khả năng, không phù hợp với công việc hiện tại hoặc phải chuyển sang làmcông việc khác hoặc buộc phải thôi việc.Ngoài ra, hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào lợi nhuận thực hiện có cao haykhông, nếu người lao động làm việc không hiệu quả thì chi phí sẽ tăng. Do đó,để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còng nh đảm bảo chất lượng để thúcđẩy tiêu thụ sản phẩm, Công ty cần chú trọng đến công tác quản lý và sử dụnglao động sao cho đạt hiệu quả cao nhất.+ Mở các cuộc họp thường kỳ rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trongphạm vi từng xưởng còng nh toàn Công ty.+ Mở các líp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn ngay tạiCông ty do các chuyên viên đảm nhận.+ Huấn luyện kỹ sư, công nhân đúc rút kinh nghiệm ngay trên dây chuyềnsản xuất. Tổ chức hội nghị thi đua tay nghề giỏi cho công nhân, tổ chức cáccuộc thi sáng tạo về phát minh sáng chế, cải tiến kỹ thuật, nhằm tạo môi trườnghăng hái trong nghiên cứu và sản xuấtNgoài ra, để khuyến khích đội ngò cán bộ công nhân viên phát huy tàinăng, sáng tạo chuyên môn trong sản xuất kinh doanh, Công ty cần có nhữngbiện pháp động viên khen thưởng kịp thời với những cán bộ công nhân có thànhtích trong công việc.Đề bạt vào vị trí lãnh đạo những người có đức, có tài, thể hiện tinh thầntrách nhiệm, có trình độ chuyên môn cao, có nhân cách và trình độ quản lý...phù hợp với cơ chế thị trường.+ Đảm bảo các chế độ về tiền lương, thưởng, trợ cấp để người lao độngyên tâm làm việc.

Marketing là một trong những bộ phận không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn thành công trong thị trường kinh doanh đầy cạnh tranh như hiện nay. Nhờ có Marketing mà doanh nghiệp mới có được khách hàng từ đó bán các sản phẩm để có doanh thu, lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay không phải ai cũng hiểu rõ về chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là gì? Làm thế nào để phòng Marketing hoạt động hiệu quả nhất? Hãy cùng Salekit theo dõi bài viết sau đây để cùng hiểu rõ hơn nhé!

Phòng Marketing là gì?

Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức được thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức. Hoặc cũng có thể hiểu đơn giản Marketing là toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ hình thành ý tưởng sản xuất hàng hóa/dịch vụ đến triển khai sản xuất và tiêu thụ để hàng hóa đó bán tốt trên thị trường.

Phòng Marketing có thể được coi là cầu nối giữa công ty/doanh nghiệp với thị trường, giữa sản xuất và tiêu thụ, sản phẩm với khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Nếu doanh nghiệp nào xây dựng được phòng Marketing hùng mạnh sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các nhóm đối tượng khách hàng, đưa ra được những bản kế hoạch tiếp thị sản phẩm phù hợp và mang về doanh thu cao nhất.

Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing

Phòng Marketing là một trong những bộ phận chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hoạt động của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing có thể kể đến như:

Nghiên cứu và dự báo thị trường

Thu thập thông tin thị trường để xác định nhu cầu thị trường, thị trường mục tiêu, thị trường mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing. Thông qua việc làm này các doanh nghiệp sẽ biết thị trường đang có nhu cầu ra sao, sức tiêu thụ như thế nào để từ đó xác định được phạm vi thị trường cho các sản phẩm hiện tại và đưa ra dự báo nhu cầu của sản phẩm hàng hóa mới, hướng tiêu thụ… 

Triển khai chương trình phát triển sản phẩm mới

Theo Philip Kotler và Gary Armstrong thì quá trình phát triển sản phẩm mới cần phải trải qua 8 giai đoạn cơ bản sau:

  • Hình thành ý tưởng về sản phẩm.
  • Sàng lọc ý tưởng về sản phẩm.
  • Phát triển và thử nghiệm mô hình sản phẩm mới.
  • Ước tính lợi nhuận sẽ đạt được khi triển khai sản phẩm này.
  • Phát triển chiến lược Marketing sẽ áp dụng cho sản phẩm.
  • Phát triển và cải tiến sản phẩm.
  • Bán thử nghiệm trên thị trường.
  • Tiến hành thương mại hóa sản phẩm, bán đại trà.

Sau khi đã có được mô hình sản phẩm phù hợp, doanh nghiệp sẽ tiến hành phát triển chiến lược Marketing. Công việc này sẽ bao gồm:

  • Xác định thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Đặc điểm của họ như thế nào? (vị trí địa lý, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tính cách, lối sống,...)
  • Xây  dựng  kế  hoạch Marketing  Mix:  giá  cả,  hệ  thống  phân  phối, Promotion…
  • Xây dựng kế hoạch bán hàng, mục tiêu lợi nhuận dài hạn cho doanh nghiệp.

Trên cơ sở phân tích mức độ hài lòng của thị trường với sản phẩm hiện tại, bộ phận Marketing sẽ đề ra chương trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới. Đồng thời cải tạo, hoàn thiện sản phẩm hiện tại sao cho phù hợp nhất với thị hiếu của người tiêu dùng. 

 Xác định phân khúc thị trường, mục tiêu và định vị thương hiệu

Việc phân tích phân khúc thị trường sẽ giúp cho các Marketer chuyên nghiệp nhận định, đánh giá được cơ hội phát triển trong từng nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm cùng loại nhưng công dụng, bao bì và giá thành khác nhau… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Hơn thế nữa, việc nghiên cứu phân khúc thị trường cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển thị trường, biết đâu là phân khúc thị trường mình nên chú trọng phát triển. Thêm vào đó, doanh nghiệp còn có thể theo dõi diễn biến thị trường để đưa ra những thay đổi trong kế hoạch, đón đầu nhu cầu thị trường và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phát triển sản phẩm mới

Sản phẩm mới được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, bắt kịp với công nghệ, kỹ thuật mới, phù hợp với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, việc tung ra thị trường sản phẩm mới sẽ gặp khá nhiều rủi ro và nhiệm vụ của bộ phận Marketing lúc này là xây dựng chiến lược ra mắt thị trường sản phẩm mới sao cho đỡ tốn kém, hạn chế tối đa những rủi ro, tổn thất có thể gặp phải cho doanh nghiệp.

Xây dựng và triển khai chiến lược Marketing

Rất nhiều người cho rằng việc xây dựng kế hoạch Marketing là không cần thiết vì nó lãng phí thời gian, công sức và tiền của. Tuy nhiên đây là suy nghĩ sai lầm nhé bởi chỉ khi bạn lập được cho mình một chiến lược marketing hoàn chỉnh, đầy đủ thì lúc đấy bạn mới nắm bắt được lộ trình phát triển của sản phẩm. 

Hơn thế nữa, bạn còn có thể đo lường được hiệu quả và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, phòng Marketing có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng rõ ràng không chỉ nhằm mục tiêu thấu hiểu khách hàng mà còn phải quảng bá ra thị trường sản phẩm cũng như thế mạnh của doanh nghiệp.

Quan hệ với báo chí truyền thông

Hiện nay rất nhiều khủng hoảng truyền thông xảy ra do bộ phận Marketing xử lý chưa khéo léo, hiệu quả dẫn tới sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bị tẩy chay, thiệt hại về mặt kinh tế. Nhiệm vụ của phòng Marketing lúc này là tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với cơ quan báo chí, truyền thông để doanh nghiệp luôn được ưu tiên hàng đầu. 

Quan hệ với báo chí truyền thông cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng Marketing bởi nhờ có truyền thông mà doanh nghiệp có thể quảng bá sản phẩm và dịch vụ, giúp cho người mua nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp là sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng cáo sản phẩm và dịch vụ để thu hút người tiêu dùng nhận biết và sử dụng sản phẩm và dịch vụ của mình.

>>> Xem thêm: Làm rõ chức năng nhiệm vụ của phòng chăm sóc khách hàng

Kết luận

Bộ phận Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp hiện nay. Chức năng nhiệm vụ của phòng Marketing là thúc đẩy thương hiệu phát triển, tăng doanh thu, thương hiệu cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu muốn doanh nghiệp phát triển hiệu quả và thu về nguồn lợi nhuận cao nhất bạn nên hết sức chú trọng đến bộ phận này. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn kinh doanh thành công.

Video liên quan

Chủ đề