Top 5 anh hùng trong thủy hử đẹp trai nhất

Danh sách các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc tập hợp họ tên, có kèm theo biệt hiệu "ngoài đời" và tên sao "chiếu mệnh" của các thủ lĩnh Lương Sơn Bạc trong truyện Thủy hử của Thi Nại Am, một tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc.

Trong danh sách này, có kèm theo lời dịch giải nghĩa của tên biệt hiệu các thủ lĩnh. Có những biệt hiệu gắn liền với đặc điểm ngoài đời, sở trường võ thuật hoặc tính cách của người đó. Tuy nhiên, có những tên hiệu chỉ mang ý nghĩa xưng danh để tăng thêm tiếng tăm.

Khai lập Lương Sơn[sửa | sửa mã nguồn]

Các anh hùng Lương Sơn Bạc thường được nhắc tới gồm có 108 người, tuy nhiên trên thực tế phải là 109 người, nếu tính cả Tiều Cái. Xa hơn nữa, chủ trại đầu tiên là Vương Luân, song Vương Luân nhanh chóng bị trừ khử không đóng vai trò gì đối với sự phát triển của Lương Sơn Bạc và do đó không được nhắc tới và không được tính vào hàng ngũ các anh hùng Lương Sơn.

Thác Tháp Thiên Vương Tiều Cái: Mặc dù Tiều Cái không chính thức thuộc về danh sách 108 anh hùng Lương Sơn Bạc vì trúng tên chết sớm ở trại Tăng Đầu, nhưng xét ra Tiều Cái là người lãnh tụ đầu tiên từ lúc Lương Sơn mới mở. Đối với các anh hùng Lương Sơn Bạc, từ Tống Giang trở đi, Tiều Cái là thủ lĩnh tối cao và nếu không vì cái chết của Tiều Cái, Tống Giang có thể không trở thành thủ lĩnh của Lương Sơn. Và sau cái chết của Tiều Cái, ông được xem là tinh thần, là thánh tổ, được 108 anh em tôn kính, như vậy coi như Lương Sơn cũng chỉ có 108 anh hùng mà thôi, và Tiều Cái chính là thủ lĩnh của 108 vì sao kia.

Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Có những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình… có những người giỏi võ thuật như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm… còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành – Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tông, Thời Thiên… Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ (Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương).

Kết cục[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Tống Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, quân Lương Sơn toàn thắng và không có tướng lĩnh nào tử trận. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 59 người bị tử trận, 10 người ốm chết dọc đường, 7 người không trở về triều nhận quan tước, chỉ còn 27 người trở về triều.

59 người tử trận bao gồm:

  • 14 chánh tướng: Tần Minh, Từ Ninh, Đổng Bình, Trương Thanh, Lưu Đường, Sử Tiến, Sách Siêu, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Lôi Hoành, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo.
  • 45 phó tướng: Tống Vạn, Tiêu Đĩnh, Đào Tông Vượng, Hàn Thao, Bành Kỷ, Trịnh Thiên Thọ, Tào Chính, Vương Định Lục, Tuyên Tán, Khổng Lượng, Thi Ân, Hác Tư Văn, Đặng Phi, Chu Thông, Cung Vượng, Bao Húc, Đoàn Cảnh Trụ, Hầu Kiện, Mạnh Khang, Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Hạng Sung, Lý Cổn, Yến Thuận, Mã Lân, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lã Phương, Quách Thịnh, Âu Bằng, Trần Đạt, Dương Xuân, Úc Bảo Tứ, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Lý Văn, Thạch Dũng, Đỗ Thiên, Đinh Đắc Tôn, Trâu Uyên, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương

10 người ốm chết dọc đường bao gồm:

  • 5 chánh tướng: Lâm Xung, Dương Chí, Trương Hoành, Mục Hoằng, Dương Hùng.
  • 5 phó tướng: Khổng Minh, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên, Bạch Thắng.

3 người không về kinh mà bỏ đi tu: Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng ở lại chùa Lục Hòa (Hàng Châu) để tu hành. Võ Tòng về sau thọ ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm mất tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp. Công Tôn Thắng thì từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu.

4 người không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh bao gồm:

  • 2 chánh tướng: Yến Thanh, Lý Tuấn.
  • 2 phó tướng: Đồng Uy, Đồng Mãnh.

27 tướng lĩnh Lương Sơn trở về và nhận chức phong của triều đình, gồm:

  • 12 chánh tướng: Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, Đới Tung, Lý Quỳ, Nguyễn Tiểu Thất.
  • 15 phó tướng: Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Mục Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu.

5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về phục vụ triều đình, bao gồm: An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.

Trong 32 người phục vụ triều đình sau chiến dịch đánh Phương Lạp, 3 người bị bọn gian thần (Sái Kinh, Đồng Quán, Cao Cầu) trực tiếp hoặc gián tiếp sát hại là Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Lý Quỳ; 2 người tự vẫn theo là Ngô Dụng, Hoa Vinh; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

Trong 3 nữ tướng Lương Sơn Bạc (Cố Đại Tẩu, Tôn Nhị Nương, Hỗ Tam Nương), Cố Đại Tẩu là nữ tướng duy nhất sống sót, 2 người kia tử trận khi đánh Phương Lạp.

Ai là người giỏi nhất trong Thủy Hử?

Thạch Tướng quân Thạch Dũng được coi là người đứng đầu trong bảng xếp hạng về sức mạnh của các anh hùng Lương Sơn Bạc.

Ai là người có võ công cao nhất trong Thủy Hử?

Báo tử đầu Lâm Xung Lâm Xung cũng từng đánh ngang với với Lỗ Trí Thâm khi ông chỉ có hai tay không và chân mang xiềng xích, trong khi Trí Thâm mang vũ khí sở trường. Lâm Xung được nhiều người ca ngợi bởi tài năng đức độ và thừa nhận là người có võ công cao nhất trong Thủy Hử truyện.

Võ Tòng và Lâm Xung ai giỏi hơn?

Thế nhưng, đứng đầu bảng xếp hạng những cao thủ có võ công cao cường nhất trong Thủy Hử là 3 nhân vật ít được biết đến nhưng mạnh hơn Võ Tòng, Lâm Xung rất nhiều.

108 anh hùng Lương Sơn Bạc ai đứng đầu?

Và sau cái chết của Tiều Cái, ông được xem là tinh thần, là thánh tổ, được 108 anh em tôn kính, như vậy coi như Lương Sơn cũng chỉ có 108 anh hùng mà thôi, và Tiều Cái chính là thủ lĩnh của 108 vì sao kia.