Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh cấp 1

Các kiến thức tiếng Anh tiểu học đóng vai trò quan trọng, là nền tảng giúp phát triển các kỹ năng tiếng Anh tổng hợp sau này. Trong đó, ngữ pháp là yếu tố cơ bản, tương tự như lớp nền móng trong việc xây dựng một ngôi nhà. Ngữ pháp giúp quá trình vận dụng tiếng Anh hiệu quả, sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp một cách chính xác cũng như tự tin trong việc trao đổi và truyền tải ý kiến. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp một số nội dung ngữ pháp tiếng Anh tiểu học để học sinh tham khảo.

Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học đóng vai trò nền tảng cho quá trình học tiếng Anh sau này của con trẻ ở từ lớp 1 đến lớp 5.

1. Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh tiểu học về từ loại (Danh từ, Động từ, Tính từ, Trạng từ)

Từ là đơn vị nhỏ để cấu thành câu. Nắm được các kiến thức cơ bản về từ loại, học sinh có thể chủ động xây dựng và hình thành câu văn bằng tiếng Anh. Các con cũng có thể sử dụng từ điển để phân loại các từ loại.

Tính từ (Adj)

Tính từ là các từ được sử dụng để miêu tả tính chất, đặc điểm của con người, sự vật, hiện tượng,…

Tính từ đứng trước danh từ:

beautiful girl, lovely house, expensive car,…

Sau động từ To-be: is/am/are, was/were,… + Adj

Ví dụ: She is pretty, It is big, The garden is fresh,…

Sau các động từ chỉ cảm xúc: feel, look, become, get, turn, seem, sound, hear… + Adj

Ví dụ: I feel so hungry, The sky becomes green,…

Danh từ (N)

Danh từ trong tiếng Anh là các từ dùng để chỉ người, vật, hiện tượng, trạng thái cảm xúc,…

Các vị trí của danh từ trong câu:

Sau động từ to-be: 

Ví dụ: I am a student, She is a teacher,…

Sau tính từ: Adj + N

Ví dụ: nice hat, dark horse, big elephant,…

Đầu câu làm chủ ngữ: 

Ví dụ: She is the most beautiful girl that I’ve ever met.

Sau a/an, the, this, that, these, those,… + N

Ví dụ: this cat, these flowers, the book,… 

Sau tính từ sở hữu: my, your, his, her, their,… + N

Ví dụ: my table, your pillow, his nose, her eyes,…

Sau số từ: many, a lot of/ lots of , plenty of,… + N

Ví dụ: many children, a lot of notebooks, plenty of bookstores

Động từ (V)

Động từ trong tiếng Anh là các từ hoặc cụm từ được sử dụng để diễn tả hành động, trạng thái của người, sự vật. Trong câu, động từ thường xuất hiện trong các vị trí:

Thường đứng sau Chủ ngữ: 

Ví dụ: He reads books everyday; I play football twice a week,…

Đứng sau trạng từ chỉ tần suất: 

Ví dụ: I always do homework in the morning; She rarely sings karaoke,…

Trạng từ (Adverb)

Trạng từ là các từ/cụm từ được bổ nghĩa cho động từ, tính từ hoặc trạng từ khác trong câu. 

Vị trí của trạng từ trong câu:

Đứng sau động từ thường: 

Ví dụ: He runs quickly; She sang perfectly;…

Đứng sau tân ngữ: 

Ví dụ: I use this system meticulously; She plays the guitar well;…

Học sinh cần nắm vững các nội dung về từ loại trước khi tập hình thành và xây dựng câu

2. Kiến thức ngữ pháp về danh từ số ít – số nhiều

Muốn chuyển danh từ từ dạng số ít sang số nhiều, với hầu hết các trường hợp, bạn chỉ cần thêm “s” vào sau mỗi danh từ. 

Ví dụ: cup – cups, bottle – bottles, flower – flowers

Một số trường hợp đặc biệt khi chuyển danh từ từ dạng số ít sang số nhiều:

  • Danh từ tận cùng bằng O, X, S, Z CH, SH => thêm “es” vào sau danh từ

Ví dụ: box – boxes, watch – watches,…

  • Danh từ tận cùng bằng F hay FE => bỏ F hoặc FE và thêm “ves” vào sau danh từ

Ví dụ: wolf – wolves, wife – wives, leaf – leaves

  • Một số danh từ kết thúc bằng nguyên âm Y hay O => không có quy tắc nhất định

Ví dụ: baby – babies, toy – toys, kidney – kidneys

  • Một số trường hợp đặc biệt khác: child – children, woman – women, man – men, mouse – mice, sheep – sheep, deer – deer, series – series,…

3. Nội dung ngữ pháp tiếng Anh tiểu học về động từ To-be trong thì hiện tại đơn 

Thì hiện tại đơn có 3 dạng động từ To-be:

  • am: đi liền với chủ ngữ duy nhất là “I”
  • is: đi liền với chủ ngữ ở ngôi thứ ba số ít (He, She, It,…)
  • are: đi liền với các chủ ngữ (You, We, They) và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào  

Công thức thì hiện tại đơn của động từ To-be:

  • Câu khẳng định: S + am/is/are  + O

Ví dụ:  She is a farmer. 

  • Câu phủ định: S + am/is/are + NOT + O

Ví dụ: They are not sociable.

  • Câu nghi vấn: Am/ Is/ Are + S + O?

Trả lời: Yes, S + am/is/are

No, S + am/is/are + NOT.

Ví dụ: Is your cat black? – Yes, it is./ No, it is not.

4. Ngữ pháp tiếng Anh tiểu học với động từ khiếm khuyết “Can/can’t”

“Can/Can’t” là động từ khiếm khuyết dùng để diễn tả khả năng, năng lực. 

Ví dụ: 

I can run like a rabbit.

She can’t swim.

Sau “Can/can’t”, động từ không chia và được giữ nguyên thể. 

Công thức:

  • Dạng khẳng định: S can + V(nguyên thể)

Ví dụ: I can eat a lot of noodles.

  • Dạng phủ định: S + can’t + V(nguyên thể)

Ví dụ: They can’t attend the course.

  • Dạng nghi vấn: Can + S + V(nguyên thể)?

Trả lời: Yes, S + can/ No, S can’t.

Ví dụ: Can we change the schedule? – Yes, we can/ No, we can’t.

Các kiến thức ngữ pháp cần được sắp xếp một cách khoa học trong quá trình học tập

Đọc thêm:

  • Tự học từ vựng tiếng Anh tiểu học lớp 2 với các chủ đề thân thuộc

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số nội dung ngữ pháp tiếng Anh tiểu học quan trọng trong chương trình từ lớp 1 đến lớp 5. Phụ huynh có thể tham khảo các nội dung này và áp dụng trong quá trình hướng dẫn trẻ học ngoại ngữ.

Tải xuống MIỄN PHÍ ngay
Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!

Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!

Kiến thức ngữ pháp tiếng Anh của học sinh tiểu học khá đơn giản, là những ngữ pháp “vỡ lòng” giúp bé làm quen với ngoại ngữ. Cha mẹ hãy cùng Benative điểm qua một số ngữ pháp cơ bản nhất.

>>> Cách dùng 12 thì trong tiếng Anh

1. DANH TỪ SỐ ÍT – DANH TỪ SỐ NHIỀU

Định nghĩa: Danh từ (Noun) là từ để chỉ một người, một vật, một sự việc, một tình trạng hay một cảm xúc.

Một số quy tắc của danh từ:

– Thêm “s” vào sau danh từ nếu diễn tả số nhiều. Ex: bottles, cups, pencils…

– Danh từ tận cùng bằng o, x, s, z, ch, sh ta thêm “es” để diễn tả số nhiều. Ex: boxes, watches…

– Danh từ tận cùng bằng F hay FE thì chuyên ngành “ves” ở số nhiều. Ex: wolves, wives, leaves…

– Một số danh từ đặc biệt: Ex:  child – children/ woman – women/ man – men/ mouse – mice.

– Một vài danh từ có dạng số ít và số nhiều như nhau. Ex: sheep – sheep/ deer – deer/   series – series

2. ĐỘNG TỪ TOBE – THÌ HIỆN TẠI ĐƠN VỚI TO BE

Các dạng của động từ TOBE:

Trong thì hiện tại đơn, động từ TOBE có tất cả 3 biến thể là AM, IS và ARE. 

– AM: Dùng cho chủ ngữ duy nhất là I. Cụ thể: I am … (viết tắt = I’m…)

– IS: Dùng cho chủ ngữ là ngôi thứ ba số ít, bao gồm HE, SHE, IT và bất cứ danh từ số ít nào.

She is… (viết tắt = She’s…)

He is…(viết tắt = He’s…)

It is…(viết tắt = It’s…)

– ARE: Dùng cho chủ ngữ là YOU, WE, THEY và bất cứ chủ ngữ số nhiều nào  

You are … (viết tắt =You’re…)

We are…(viết tắt = We’re…)

They are…(viết tắt = They’re…)

Công thức thì hiện tại đơn của động từ TO BE:

Khẳng định: S + AM / IS / ARE  + O

Ex:  I am a teacher. (Tôi là giáo viên)

Phủ định: S + AM / IS / ARE + NOT + O

Ex: He is not handsome

Nghi vấn: AM / IS / ARE + S + O ?

Ex: Is he handsome?

3. PHÂN BIỆT TỪ LOẠI DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ, TRẠNG TỪ

Trong ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh lớp 1, các bé cần nắm rõ cách phân biệt từ loại. Đây cũng là kiến thức cơ bản cần học trước khi học nâng cao về cách viết câu.

Tính từ (Adjective):

– Đứng trước danh từ.

– Đứng sau động từ TOBE.

– Đứng sau động từ chỉ cảm xúc: feel, become, get, turn…

– Sau các từ: something, someone, anything, anyone,..

– Sau keep/make + (O)+ adj…:

Danh từ (Noun):

– Đứng sau TOBE.

– Đứng sau tính từ.

– Đứng đầu câu làm chủ ngữ.

– Đứng sau a/an, the, this, that, these, those…

– Đứng sau tính từ sở hữu : my, your, his, her, their…

– Đứng sau many, a lot of/ lots of , plenty of…

– The +(adj) N …of + (adj) N…

Động từ (Verb)

– Thường đứng sau Chủ ngữ

– Có thể đứng sau trạng từ chỉ mức độ thường xuyên: always, usually, often…

Trạng từ (Adverb)

– Đứng sau động từ thường.

– Đứng sau tân ngữ.

4. ĐỘNG TỪ KHIẾM KHUYẾT CAN VÀ CAN’T

  • “Can” là động từ khiếm khuyết để chỉ ai đó có khả năng làm gì. Đây là điểm ngữ pháp rất thường gặp trong kiến thức tiếng Anh cho học sinh tiểu học.

Ex: I can speak English (Tôi có thể nói được tiếng Anh).

  • “Can’t” là dạng phủ định của “Can” (là cách viết tắt của “Cannot”) dùng để chỉ ai đó không có khả năng làm gì.

Ex: I can’t cook (Tôi không thể nấu ăn)

  • Hình thức của “Can”: Không chia động từ “ Can” và “ Can’t” theo chủ ngữ như động từ thường.

Ex: She can do this exercise (Cô ấy có thể làm bài tập này)

  • Sau “Can” và “ Can’t”, động từ luôn nguyên mẫu không “to”

Ex: He can’t swim (Anh ấy không thể bơi.)

  • Cấu trúc câu với “Can” và “Can’t”

Khẳng định: S + can + V 

Ex: You can do that (Bạn có thể làm điều đó)

Phủ định: S + can not/ can’t + V

Ex: She can’t read (Cô ấy không thể đọc được)

Dạng nghi vấn: Can + S + V?

Ex: Can he ride the bicycle? (Anh ấy có thể đạp xe không?)

Trên đây là một số chủ điểm ngữ pháp tiếng Anh cho học sinh tiểu học mà cha mẹ cần nắm được để có thể dạy con học ở nhà hiệu quả. Hãy cố gắng kết hợp cùng những phương pháp phù hợp để việc học của con hiệu quả nhất nhé.

Video liên quan

Chủ đề