Tổng hợp các phương trình hóa học lớp 9 học kì 1

Ôn tập lại kiến thức Hóa Học lớp 8 đầu năm học của lớp 9 là tiết học vô cùng quan trọng. Trước tiên, khi ôn tập kiến thức Hóa Học lớp 8 giúp em học sinh củng cố lại kiến thức Hóa Học cùng với đó sẽ giúp các em lấy lại tinh thần học tập sau 1 quãng dài nghỉ hè. Ở tiết học này, thầy cô thường ôn lại những kiến thức Hóa Học lớp 8 cơ bản nhất như:

Phản ứng hóa học là một quá trình dẫn đến biến đổi một tập hợp các hóa chất này thành một tập hợp các hóa chất khác. Các em học sinh sẽ phải viết được phương trình phản ứng và cân bằng nhanh phương trình để làm bài tập Hóa Học.

Mol Và Tính Toán Hóa Học với những công thức tính khối lượng chất tham gia, tính khổi lượng sản phẩm tạo thành . . . và một số tính chất cơ bản của nguyên tố hóa Học Oxy, Hidro . . .

Chương trình Hóa Học lớp 9 học kỳ 1

Trong chương trình Hóa Học lớp 9 ở học kỳ 1 sẽ có hai phần chính chia thành hai chương là Các loại hợp chất vô cơChương Kim Loại. Trong hai chương này đề cấp tới những tính chất hóa học của Oxit bazơ, Bazơ, Tính chất của axit và tính chất của Muối.

Trong chương 2, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tính chất Vật Lý của kim loại và tính chất Hóa Học của Kim Loại. Bên cạnh đó chúng ta cũng đi tìm hiểu một số kim loại điển hình và ứng dụng Hóa Học của Kim Loại là gì?

Trong phần kiến thức trên, có phần dãy hoạt động Hóa Học của Kim Loại là phần rất cơ bản và cần nhớ, học thuộc vận dụng một cách nhuần nhuyễn vì có ảnh hưởng tới kiến thức Hóa Học sau này rất nhiều.

Chương I: CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Tính chất hoá học của oxit

+ Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

+ Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.

- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính va oxit trung tính.

Oxit axit có những tính chất hóa học nào ? + Tác dụng với nước + Tác dụng với ba zơ + Tác dụng với oxit ba zơ

Làm thí nghiệm để

- Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.

- Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.

- Tính thành phần phần trăm về khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.

Bài 2: Một số oxit quan trọng

Canxi Oxit (CaO)

Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.

Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit .

Biết các ứng dụng của CaO.

Lưu huỳnh đi oxit (axit sunfurơ) SO2

Biết được tính chất vật lí và hoá học của SO2. Cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Biết các ứng dụng của SO2

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Làm thay đổi màu chất chỉ thị (Quỳ tím)

Tác dụng với Kim Loại

Tác dụng với Oxit Bazơ

Tác dụng với Bazơ

Bài 4: Một số axit quan trọng

- Các tính chất vật lí ,tính chất hoá học của HCl ,tính chất vật lí - hoá học của H2SO4 (l) .Chúng có đầy đủ tính chất hoá học của axít .

- Những ứng dụng quan trọng của các axít này trong sản xuất ,trong đời sống

Bài 5: Luyện tập : Tính chất hóa học của oxit và axit

Bài 6: Thực hành Hóa Học: Tính chất hóa học của oxit và axit

Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

Tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với axit), tính chất hoá học riêng của bazơ tan (tác dụng với oxit axit và vớí dd muối), tính chất hoá học riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ)

Bài 8: Một số bazơ quan trọng

Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Những tính chất hoá học của muối (kiến thức trọng tâm): tác dụng với kim loại, dd axit, dd bazơ, dd muối khác, nhiều muối bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao.  

Khái niệm  phản ứng trao đổi và những điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi (kiến thức trọng tâm)

Bài 10: Một số muối quan trọng

Bài 11: Phân bón hóa học

Bài 12: Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ

Bài 13: Luyện tập chương I

Bài 14: Thực hành : Tính chất hóa học của bazơ và muối

Chương II : KIM LOẠI

Bài 15,16: Tính chất vật lí - Tính chất hóa học của kim loại

1. Tính chất Vật Lý của Kim Loại

Kim loại có tính dẫn điện: Thứ tự tính dẫn điện của kim loại Ag Cu, Al, Fe…

Kim loại có tính dẫn nhiệt

Kim loại có ánh kim

2. Tính chất Hóa Học của Kim Loại

Kim loại tác dụng với Oxi và tác dụng với nhiều phi kim khác

Phản ứng của kim loại với dung dịch axit

Phản ứng của Kim Loại với Dung dịch muối

Bài 17: Dãy hoạt động hóa học của kim loại

Biết dãy hoạt động hoá học của kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.

Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động của kim loại

Bài 18:  Nhôm

Bài 19: Sắt

Bài 20: Hợp kim sắt: Gang, thép

Bài 21: Ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Bài 22: Luyện tập chương II

Bài 23:Thực hành : Tính chất hoá học

Những tin mới hơn

Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa lớp 9

Giải hóa 9 bài 24

11 11.073

Tải về Bài viết đã được lưu

Bài 24 Ôn tập học kì 1 Hóa 9

Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa lớp 9 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh hoàn thành tốt chuỗi phản ứng hóa học lớp 9 bài 24 bài tập số 1 sách giáo khoa hóa 9 trang

Bài 1 trang 71 SGK Hóa 9 Viết các phương trình hoa học biểu diễn các chuyển hóa sau đây:

a) Fe

FeCl3
Fe(OH)3
Fe2(SO4)3
FeCl3

b) Fe(NO3)3 Fe(OH)3 Fe2O3 Fe FeCl2 Fe(OH)2

Phương pháp giải bài tập

Nắm chắc tính chất hóa học của kim loại Fe

  • Tác dụng với phi kim

Với oxi: 3Fe + 2O2

Fe3O4

Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim, Cl2, S, O2,...

  • Tác dụng với dung dịch axit

Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội

  • Tác dụng với dung dịch muối

Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học:

a)

(1) Fe + 3Cl2

2FeCl3

(2) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

(4) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 3BaSO4 + 2FeCl3

b)

(1) Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3

(2) 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O

(3) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2

(4) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(5) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. CaCl2 → NaCl → Cl2 → CaOCl2 → CaCO3 → CaCl2 → NaCl

1) CaCl2 + Na2CO3→ NaCl + CaCO3

2) NaCl

Na + Cl2

3) 2Cl2 + 2Ca(OH)2 → Ca(OCl)2 + CaCl2 + 2H2O

4) 2CaOCl2 + H2O + CO2 → CaCl2 + CaCO3 + 2HClO

5) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

6) CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl

Câu 2. S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Đáp án

(1) S + O2 SO2

(2) SO2 + O2 SO3

(3) SO3 + H2O → H2SO4

(4) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

(5) SO2 + H2O→ H2SO3

(6) H2SO3 + 2NaOH → Na2SO3 + 2H2O

(7) H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2

Câu 3.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + NaOH → Fe(OH)2 + NaCl

Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu 4. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnO → Zn

Đáp án:

1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

2) 2SO2 + O2 → 2SO3

3) SO3 + H2O → H2SO4

4) H2SO4 +Zn → ZnSO4 + H2

5) ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4

6) Zn(OH)2 → ZnO + H2O

Câu 5. MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → clorua vôi

1) MnO2 + 4HCl MnO2 + Cl2 + H2O

2) 3Cl2 + 6KOH(đặc) 5KCl + KClO3 + 3H2O

3) KClO3 KCl + 3O2

4) KCl(rắn) + H2SO4 2HCl + K2SO4

5) 4HCl + MnO2 MnO2 + Cl2 + H2O

6) Cl2 + Ca(OH)2 CaOCl2 + H2O

Câu 6. Al → Al2O3 → NaAlO2 →Al(OH)3 → Al2(SO4)3 → AlCl3→ Al(NO3)3

Đáp án:

1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3

2) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O

3) NaAlO2 + 2H2O → NaOH + Al(OH)3

4) 2Al(OH)3 + 3ZnSO4 → Al2(SO4)3 + 3Zn(OH)2

5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4

6) AlCl3 + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3AgCl

Câu 7. FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4 → ZnSO4 → Zn(OH)2 → ZnO → Zn

Đáp án:

1) 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

2) 2SO2 + O2 → 2SO3

3) SO3 + H2O → H2SO4

4) H2SO4 +Zn → ZnSO4 + H2

5) ZnSO4 + 2NaOH → Zn(OH)2 + Na2SO4

6) Zn(OH)2 → ZnO + H2

Câu8. Na → NaOH → Na2CO3 → NaHCO3 → NaOH → NaCl → NaOH → Na → NaH → NaOH → NaCl + NaOCl

Đáp án:

1) 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

3) Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3

4) 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH + 2H2O

5) NaOH + HCl → NaCl + H2O

6) 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + Cl2 + H2

7) 4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

8) 2Na + H2 → 2NaH

9) NaH + H2O → NaOH + H2

10) 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaOCl + H2O

Câu 9. Al → Al2O3 → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Na[Al(OH)4] → Al(OH)3 → Al2O3 → Na[Al(OH)4] → Al2(SO4)3 → KAl(SO4)2.12H2O

Đáp án:

1) 4Al + 3O2 2Al2O3

2) Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

3) Al(NO3)3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4NO3

4) Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

5) K[Al(OH)4] + CO2 → Al(OH)3 + KHCO3

6) 2Al(OH)3 → 2Al2O3 + 3H2O

7) Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

8) 2K[Al(OH)4] + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + K2SO4 + 4H2O

9) Al2(SO4)3 + K2SO4 + 24H2O → 2KAl(SO4)2.12H2O

..............................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa lớp 9. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ đề