Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954

Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định đưa 6 vạn quân sang Đông Dương. Mặc dù mới có một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.

Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.

Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.

Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.

5. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945- 1954)

 Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2. Ta thực hiện mọi biện pháp để chiến tranh không xảy ra, nhưng Pháp rất ngoan cố. Ta đã đánh bại nhiều cuộc hành binh lớn của quân Pháp và với chiến thắng ĐBP đã kết thúc cuộc KC chống Pháp.

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 được đánh giá là giai đoạn vô cùng cam go và khốc liệt nhưng rất đáng tự hào. Bạn đang muốn tìm hiểu các thông tin về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tham khảo kiến thức lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Một số khó khăn

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 đứng trước muôn vàn khó khăn. Sau CM tháng Tám tình hình VN chính là – ngàn cân treo sợi tóc. Tại miền Bắc 20 vạn quân Tưởng kéo vào. Tại miền Nam hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, quân Pháp quay trở lại nước ta. Trong nước phản động ngóc đầu dậy cấu kết với Pháp. Trong khi đó chính quyền của ta còn non trẻ, lực lượng vũ trang yếu. Nền kinh tế còn lạc hậu, thiên tai liên tiếp diễn ra, lạng phát liên tiếp. Hơn 90% dân số mù chữ, ngân hàng Đông Dương trống rỗng.

Thuận lợi cơ bản

Chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Cách mạng nước ta có sự lãnh đạo của Đảng cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh với kinh nghiệm dày dạn. CNXH trên thế giới lớn mạnh, phong trào giải phóng dâng cao và phát triển. Nhân dân phấn khởi và có niềm tin vào cách mạng có ý chí sục sôi chiến đấu.

Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954
Giặc đói-giặc dốt-giặc ngoại xâm khiến VN rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc

Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 đánh dấu các khó khăn về mọi mặt của cách mạng nước ta. Tuy nhiên bằng tinh thần quyết không để mất nước chúng ta đã bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng với các thành tựu nhất định.

Chính trị – quân sự

Ngày 6/1/1946, cả nước cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (Quốc hội khóa 1). Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên. Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ở các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển.

Kinh tế – tài chính

Để giải quyết nạn đói Đảng đã đề ra biện pháp trước mắt như quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ. Cùng các biện pháp lâu dài như “tăng gia sản xuất”, “tấc đất tấc vàng”, giảm thuế đất 20%, giảm tô 25%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân thiếu ruộng. Chính nhờ những biện pháp trên mà nạn đói được đẩy lùi.

Để giải quyết những khó khăn về tài chính Đảng ta đã đề ra các biện pháp trước mắt như kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng “quỹ độc lập”, phát động “tuần lễ vàng”. Nhà nước cũng tiến hành các biện pháp lâu dài như phát hành tiền Việt Nam.

Văn hóa – giáo dục

Để giải quyết nạn dốt Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. Cuối 1946, cả nước có 76 ngàn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.

Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954
Cuộc họp thứ nhất Quốc hội nước Cộng Hòa Việt Nam

Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng

Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng được đánh giá là một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954.  Với các mốc thời gian cùng sự kiện sau đây:

Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

Đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai bằng việc đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ. Quân dân Sài Gòn – Chợ lớn cùng nhân dân Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp. Nhân dân cả nước quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Những đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu.

Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở Miền Bắc

Thực dân Pháp trở lại xâm lược ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc uy hiếp Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước tình hình đó CT HCM chủ trương hoàn hoãn tạm thời với quân Tưởng để đánh Pháp.

Tháng 2 năm 1946 Pháp ký với THDQ hiệp ước Hoa – Pháp buộc nhân dân ra đứng trước 2 sự lựa chọn. Đó là: Hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc, hoặc hòa hoãn nhân nhượng Pháp, để tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.

Và chúng ta đã chọn phương án Hòa để tiến. Chiều 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam DCCH ký với G.Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ.  Với việc kí Hiệp định sơ bộ, Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. Bên cạnh đó ta đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng…

Kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1946 đến 1954

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 hầu hết là giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp với các mốc thời gian nổi bật sau đây:

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 qua cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1946 đến 1950

Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ do Pháp bội ước và tiến công nước ta. Cuộc kháng chiến tại các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến chống toàn dân, toàn diện. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950.

Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm 1951 đến 1953

Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương. Đại hội Đại biểu lần thứ 2 của Đảng diễn ra vào tháng 2 năm 1951. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường.

Bao gồm các chiến dịch: Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ 1950 đến 1951; Chiến dịch Hòa Bình Đông – Xuân từ 1951 đến 1952. Chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông năm 1952; Chiến dịch Thượng Lào Xuân – Hè năm 1953.

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc từ năm 1953 đến 1954

Âm mưu mới của Pháp – Mĩ ở Đông Dương với kế hoạch Nava. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân từ năm 1953 đến 1954 với các chiến dịch: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 đến 1954; Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây cũng được coi là chiến dịch nổi bật nhất trong Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954.

Hiệp định Giơnevơ năm  1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1945 đến 1954. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954  cũng kết thúc tại đây để chuẩn bị cho thời kỳ 1954 – 1975.

DINHNGHIA.VN đã cung cấp đến quý vị và các bạn các thông tin về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 qua bài viết trên đây. Mong rằng với thông tin trong bài viết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 đã đem đến những kiến thức bổ ích cho quý vị độc giả!

Please follow and like us:

Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954

Tóm tắt cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 đến 1954