Tính khả hoán là gì

A. LÝ THUYẾT

I)      SỰ RA ĐỜI CỦA TIỀN TỆ

Gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

– Thời kỳ công xã nguyên thủy

SX tự cung – tự cấp: Không có trao đổi hàng hóa

– Xã hội phát triển, có sự phân công lao động: Bắt đầu có sự trao đổi hàng hóa

+ Trao đổi hàng hóa trực tiếp: H-H’

+ Trao đổi hàng hóa gián tiếp: H- Vật trung gian-H’

II)   KHÁI NIỆM TIỀN TỆ

Tiền là bất cứ vật gì được chấp nhận chung trong thanh toán để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc để thanh toán các khoản nợ.

III) BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ

Thể hiện qua hai thuộc tính:

  • Giá trị sử dụng của tiền: là khả năng thỏa mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền do xã hội quy định
  • Giá trị của tiền: “ sức mua tiền tệ”, đó là khả năng đổi được ít hay nhiều hàng hóa khác trong trao đổi

IV)   CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ

1)      Chức năng phương tiện trao đổi

H-T-H’

Trao đổi hàng hóa trực tiếp ( H-H’) Trao đổi hàng hóa gián tiếp (H-T-H’)
Hai người trao đổi phải có nhu cầu phù hợp (Người có vải phải cần thóc và ngươi có thóc cũng phải cần vải thì hai người mới trao đổi được) Có thể trao đổi giữa những người không có nhu cầu phù hợp (Người có vải bán cho người cần vải lấy tiền,  và người bán vải có thể dung tiền để mua những thứ mà mình cần)
Việc mua và bán phải diễn ra đồng thời vì là trao đổi trực tiếp Việc mua và bán không cần phải diễn ra đồng thời
Việc mua và bán phải diễn ra tại cùng một địa điểm Việc mua và bán không cần diễn ra tại cùng một địa điểm

1)      Chức năng thước đo giá trị

Tiền tệ biểu thị, đo lường giá trị của hàng hóa đem ra trao đổi.

Biểu thị bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa

2)      Chức năng cất trữ giá trị

Khi tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi và thanh toán, nó được cất trữ lại để dành cho những nhu cầu giao dịch trong tương lai. Khi đó, tiền có tác dụng như một nơi chứa giá trị, nơi chứa sức mua hàng qua thời gian.

V)   SỰ PHÁT TRIỂN HÌNH THÁI CỦA TIỀN TỆ

VI)         CÁC CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ

  • Chế độ lưu thông tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia đã được quy định thành luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất
  • Các yếu tố cấu thành của chế độ lưu thông tiền tệ
  • Bản vị tiền tệ
  • Đơn vị tiền tệ
  • Công cụ lưu thông tiền tệ
  • Chế độ lưu thông tiền kim loại
  • Chế độ đơn bản vị
  • Chế độ song bản vị
  • Chế độ bản vị vàng
  • Chế độ lưu thông tiền giấy
  • Chế độ tiền giấy khả hoán

–      Chế độ bản vị vàng thoi

–      Chế độ hối đoái vàng

–      Chế độ bản vị dola

  • Chế độ tiền giấy bất khả hoán

B. CÂU HỎI TỰ LUẬN

  1. Bản chất của tiền tệ là gì? Làm thế nào để nhận biết vật đó là tiền tệ
  • Bản chất tiền tệ được thể hiện qua 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị

– Giá trị sử dụng của tiền là việc vật đó được xã hội chấp nhận làm vật ngang giá chung trong trao đổi.

–  Giá trị của tiền là thể hiện “sức mua của tiền”, đó là khả năng đổi được ít hay nhiều hàng hóa khác trong trao đổi.

  • Để nhận biết một vật có phải tiền tệ hay không ta xét xem vật đó có đáp ứng các yêu cầu sau hay không:

– Là vật ngang giá chung

–  Là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa

– Là phương tiện trao đổi được luật pháp thừa nhận và được chấp nhận rộng rãi

– Là trung gian thanh toán

  1. Trong các chức năng của tiền tệ, chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Trong các chức năng của tiền tệ, chức năng phương tiện trao đổi là chức năng quan trọng nhất.

Vì: Chức năng phương tiện trao đổi thể hiện được bản chất của tiền

3.  Trình bày ưu và nhược điểm của các hình thái phát triển của tiền tệ

– Ưu điểm: Những hàng hóa được chọn làm tiền tệ có giá trị sử dụng cần thiết chung cho nhiều người, có thể bảo tồn lâu và mang tính chất phổ biến, đặc trưng cho địa phương, khu vực diễn ra trao đổi.

– Bất lợi: Không đồng nhất; Dễ hư hỏng; Khó phân chia hay gộp lại; Khó bảo quản cũng như vận chuyển; Mang tính khu vực, địa phương…

  • Hóa tệ kim loại: Vàng được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất.

– Ưu điểm (vàng): Là kim loại quý hiếm, được chấp nhận rộng rãi; Bền; Giá trị cùa vàng ổn định trong thời gian dải.

– Nhược điểm (vàng): Quý hiếm; Giá trị lớn (bất lợi trong trao đổi nhỏ); Vận chuyển cồng kềnh, không an toàn, tốn phí; Sẽ hạn chế dùng vào công dụng khác (VD: làm đồ trang sức)

– Ưu điểm (tiền giấy): Nhẹ, dễ vận chuyển và cất trữ; Có đầy đủ mệnh giá; Chính phủ tốn ít chi phí sản xuất.

– Nhược điểm: Không bền; Khá cồng kềnh khi giao dịch lớn; Tốn chi phí vận chuyển và dễ gặp rủi ro; Có thể bị làm giả; Dễ rơi vào tình trạng bất ổn (đồng tiền bị mất giá)

Ưu điểm: An toàn, dễ vận chuyển, bảo quản

– Tiền tín dụng: phổ biến là lệnh thanh toán bằng séc

SÉC:

Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí giao dịch; Nhanh, đơn giản và an toàn; Thuận lợi khi giao dịch lớn.

Nhược điểm: Mất thời gian vận chuyển séc, kiểm tra tính hợp pháp của séc..nên không phù hợp khi cần thanh toán nhanh; Tốn kém chi phí xử lý chứng từ

– Tiền điện tử

Ưu điểm: Giúp cho việc thanh toán trở nên đơn giản, tiện lợi, nhanh chóng, tốn ít chi phí mà lại an toàn.

Tuy có nhiều tiện ích nhưng để sử dụng cần một khoảng thời gian dài để đưa vào ứng dụng phổ biến, rộng rãi.

  1. Phân biệt các chế độ tiền tệ
  • Chế độ lưu thông tiền kim loại

– Chế độ đơn bản vị: Đây là chế độ chỉ sử dụng một kim loại làm vật ngang giá chung, đó có thể là kẽm, đồng, bạc, vàng, được tự do đúc thành tiền và có khả năng miễn trái vô hạn. Khi nói đến chế độ đơn kim bản vị, người ta muốn nhấn mạnh đến chế độ lưu thông tiền kém giá trị, tương ứng giai đoạn phát triển của chủ nghĩa phong kiến trở về trước.

– Chế độ song bản vị: Đây là chế độ 2 thứ kim loại vàng và bạc được chọn làm vật ngang giá chung. Chế độ song bản vị có 2 loại:

+ Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và bạc được tự do lưu thông theo giá trị thực tế, nhà nước không can thiệp.

+ Chế độ bản vị kép: Tiền đúc bằng vàng và bạc được tự do lưu thông nhưng phải theo tỷ giá bắt buộc do nhà nước quy định.

– Chế độ bản vị vàng: Vàng được đúc tự do và thanh toán không hạn chế; Tiền giấy được tự do chuyển đổi lấy tiền vàng theo giá trị danh nghĩa; Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước theo chế độ tỷ giá cố định và xác định dựa trên cơ sở “ngang giá vàng” → Thương mại đa phương được khuyến khích. Chế độ bản vị vàng là đặc trưng của nền kinh tế TBCN

  • Chế độ lưu thông tiền giấy

– Chế độ tiền giấy khả hoán (có khả năng chuyển đổi ra vàng) → Chế độ bản vị bảng Anh, chế độ bản vị đô la Mỹ

– Chế độ tiền giấy bất khả hoán (gắn liền với tiền pháp định)

  1. Hiện tượng Gresham là gì?

Gresham đã đưa ra quy luật “đồng tiền xấu đuổi đồng tiền tốt ra khỏi lưu thông” để chứng minh lý do khiến tiền vàng dần dần bị loại khỏi hoàn toàn trong lưu thông.

  1. Hãy nêu 3 vai trò của tiền tệ

Tiền tệ có 3 vai trò là: Công cụ hạch toán kinh tế; Công cụ quản lí vĩ mô; Thể hiện chủ quyền quốc gia

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (TRONG GIÁO TRÌNH)

Câu 1: Quá trình gắn liền với sự ra đời của tiền tệ

a. Quá trình phát triển và lưu thông hàng hóa

b. Quá trình ra đời của NHTW

c. Quá trình ra đời và phát triển của NHTM

d. Không có đáp án đúng

Câu 2: Hai thuộc tính thể hiện bản chất của tiền tệ

a. Giá trị sử dụng và giá trị hiện tại

b. Giá trị thực và giá trị danh nghĩa

c. Giá trị sử dụng và giá trị

d. Giá trị hiện tại và sức mua của tiền

Câu 3: Các chức năng cơ bản của tiền tệ

a. Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán

b. Phương tiện trao đổi, phương tiện thanh toán

c. Phương tiện trao đổi, thước đo giá trị, cất trữ giá trị

d. Trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, tạo bút tệ

Câu 4: Trong trao đổi hàng hóa trực tiếp (H – H’)

a. Việc mua và bán không cần phải diễn ra đồng thời

b. Hoạt động mua diễn ra trước hoạt động bán

c. Hoạt động mua diễn ra sau hoạt động bán

d. Việc mua và bán diễn ra đồng thời

Câu 5: Trong trao đổi hàng hóa gián tiếp (H – T – H’)

a. Việc mua và bán không cần phải diễn ra đồng thời

b. Hoạt động mua diễn ra trước hoạt động bán

c. Hoạt động mua diễn ra sau hoạt động bán

d. Việc mua và bán diễn ra đồng thời

Câu 6: Cái hình thái phát triển của tiền tệ

a. Hóa tệ, tín tệ, bút tệ

b. Hóa tệ, phi kim loại, kim loại, tiền giấy

c. Hóa tệ, tiền xu, tiền vàng, tiền giấy

d. Hóa tệ, kim loại, tiền giấy, polime, tiền vàng

Câu 7: Trong các chức năng của tiền tệ, chức năng nào thể hiện rõ bản chất của tiền tệ

a. Phương tiện trao đổi

b. Thước đo giá trị

c. Cất trữ giá trị

d. Cả b và c

Câu 8: Tiền giấy là một loại tiền dấu hiệu vì

a. Tiền giấy không bền

b. Tiền giấy có mẫu mã phong phú

c. Tiền giấy chỉ có giá trị đại diện, mang giá trị danh nghĩa

d. Cả a và b

Câu 9: Đặc điểm cơ bản của tiền giấy bất khả hoán

a. Tiền giấy không có khả năng chuyển đổi ra giấy tờ có giá

b. Tiền giấy không có khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ

c. Tiền giấy không có khả năng hoán đổi lấy hàng hóa

d. Tiền giấy không có khả năng chuyển đổi ra vàng

Câu 10: Đặc điểm cơ bản tiền giấy khả hoán

a. Tiền giấy có khả năng chuyển đổi ra vàng

b. Tiền giấy có khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ

c. Tiền giấy có khả năng hoán đổi lấy hàng hóa

d. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Tác giả: Lê Thị Hà Phương (Sinh viên lớp 17DKT2, khoa Kế toán – Kiểm toán); Tùng – Khóa 18D – Khoa Quản trị kinh doanh