Tim những từ ngữ miêu tả cảm xúc của nhân vật tôi khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình

Soạn bài Bức tranh của em gái tôi. Trả lời câu 4 trang 51 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 1 Kết nối tri thức.

Câu hỏi: Nhân vật “tôi” đã thay đổi ra sao sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Vì sao có sự thay đổi ấy.

Trả lời: Nhân vật “tôi” đã thay đổi thái độ, hành động sau khi xem bức chân dung của mình do em gái vẽ. Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” : Thoạt tiên ngỡ ngàng vì anh không ngờ anh chàng hay cáu gắt với em, ghen tị với em lại là người mà em vẫn quý mến và chọn để vẽ. Anh còn ngỡ ngàng vì người em đã vẽ anh rất đẹp, một con người hoàn hảo, mơ mộng, suy tư chứ không phải là người anh hay cáu gắt, mắng mỏ, ghen tị. Người anh tự hào, hãnh diện vì anh được thể hiện rất đẹp, được nhiều người chiêm ngưỡng. Cũng có phần hãnh diện vì đứa em gái có tài. Sau đó người anh xấu hổ : Anh xấu hổ vì đã cư xử không đúng với em gái. Xấu hổ vì con người thật của anh không xứng đáng với người ở trong tranh.



    Chuyên mục:

Quảng cáo

Diễn biến tâm trạng nhân vật người anh thay đổi qua những thời điểm, hoàn cảnh khác nhau:

Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách  thích thú.

Sau đó là sự coi thường khi tình cờ thấy em gái chế thuốc vẽ “ Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ”; Tôi bắt gặp nó, thì ra…”, tôi bí mật…cái giọng điện kể cả của một ông anh nghĩ cô em mình chỉ làm những trò trẻ con nghịch ngợm.

Khi tài năng của em gái được phát hiện:

Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.

Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.

Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.

=>Người anh có tâm trạng và thái độ không thể chơi thân với em gái nhue trước kia nữa là vì người anh đang bị “ con rắn ghen tị luồn vào tim”, ghen tỵ vì thấy em giỏi hơn mình, ghen tỵ vì em định trở thành trung tâm chú ý của mọi người: “Được chú Tiến Lê tặng cho một hộp màu ngoại xịn”; “ được bố mẹ hào hứng mua sắm”.. Còn mình thì bị bỏ rơi. Điều đó đã làm tâm hồn người anh trở nên nhỏ nhen, đố kị, sẵn sàng bực dọc, tức tối với em mọi lúc.

Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:

Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.

Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.

Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.

     Khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của Kiều Phương, thoạt tiên người anh ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện và sau đó là sự xấu hổ. Trước hết, người anh ng ngàng vì không thể tin được chú bé ngồi trong bức tranh kia là mình. Sau sự ngỡ ngàng ban đầu ấy, người anh thấy hãnh diện, hãnh diện vì mình là chủ đề chính của bức tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi vẽ quốc tế. Ngỡ ngàng, hãnh diện rồi cuối cùng là cảm giác xấu hổ. Người anh nhận ra mình không được đẹp, hoàn hảo như những gì em gái đã thể hiện. Đặc biệt, người anh xấu hổ khi thấy mình không xứng đáng với tình cảm trong sáng của Kiều Phương. Chính cảm giác xấu hổ ấy giúp ta phát hiện ra phần đẹp nhất trong tâm hồn của người anh.

Loigiaihay.com

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Em hãy cho biết:

a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm: từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b) Vì sao khi tài năng hội hoạ ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa?

c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “ Anh trai tôi ” của em gái: Thoạt nhiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Soạn cách 1

a, Diễn biến tâm trạng của người anh:

- Lúc đầu:

+ Gọi em là Mèo

+ Thích thú đến khó chịu việc lục lọi của Mèo

+ Theo dõi Mèo chế màu vẽ

⇒ Mọi hành động của Mèo đều được coi đáng yêu, chỉ là máy trò nghịch ngợm không đáng quan tâm

- Khi tài năng hội họa của Mèo được phát hiện:

+ Cảm thấy bất tài

+ Không thể thân với mèo được như trước kia

+ Hay khó chịu, gắt gỏng

⇒ Tự ái, mặc cảm, tự ti về bản thân với Mèo

- Khi đứng trước bức tranh của Mèo vẽ người anh hoàn hảo:

+ Giật sững người

+ Bám chặt lấy tay mẹ

⇒ Từ ngỡ ngàng, hãnh diện đến xấu hổ

b. Đây là biểu hiện dễ thấy, là một biểu hiện tâm lý ở nhiều người nhất là lứa tuổi thiếu niên, ở cái tuổi mà luôn muốn khẳng định mình. Người anh trong câu chuyện này cũng vậy khi mọi người luôn tập trung vào cô em gái khiến người anh cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Nên có thái độ không tốt và có những cử chỉ không thể thân thiết với Mèo nữa cũng là một điều dễ hiểu.

c. Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh:

- Thoạt đầu là sự ngỡ ngàng: Ngỡ ngàng vì bức tranh đó vẽ chính mình

- Hãnh diễn vì tài năng của em gái mình và hình ảnh của mình trong tranh rất đẹp

- Xấu hồ vì mình không xứng đáng, xấu hổ về cách cư xử, suy nghĩ của mình đối với Mèo

Soạn cách 2

a. Diễn biến tâm trạng của người anh:

- Từ trước cho tới khi thấy em gái tự chế màu vẽ: tỏ ra người lớn, tò mò 

- Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện: ghen tị 

- Khi lén xem tranh em vẽ: mặc cảm, thua kém 

- Khi đứng trước bức tranh được giải nhất: ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ, hối hận

b. Khi tài năng người em gái được phát hiện người anh cảm thấy không thể thân với em như trước do ranh giới mong manh mà người anh đã tự vạch ra. Ranh giới đó chính là cảm giác thua kém, ghen tị và cảm giác không được mọi người chú ý

c. Nười anh ngỡ ngàng vì quá bất ngờ, ngạc nhiên và hãnh diện khi được em gái vẽ, thấy chân dung mình qua con mắt em lại đẹp như vậy, hãnh diện vì có người em tài giỏi. Đồng thời xấu hổ khi thấy mình quá hẹp hòi, ích kỉ với em

Soạn cách 3

a) – Khi biết được thói quen chế màu của em gái:

      + Thể hiện qua biệt danh dành cho em: Mèo

      + Theo dõi rồi chỉ cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra em gái mình chết màu vẽ.

      + Cho rằng anh không còn trẻ con như vậy.

      + Không có cảm giác gì nhiều.

 b) – Anh dần dần trở nên lạnh nhạt với em vì:

      + Trở nên ghen tị với em.

      + Xuất phát từ tâm lý bị bỏ rơi, mọi sự tập trung đều ở em mình.

      + Tự cho mình không có tài cán gì, bất tài.

c) Đứng trước bức tranh mà em vẽ mình

      + Cảm thấy bất ngờ , xúc động

      + Nhận ra tình cảm em dành cho mình

      + Cảm thấy xấu hổ cho sự mù quáng , ngu ngốc của bản thân

      + Hối hận về những việc làm trước kia.

Đầu tiên người anh thấy ngỡ ngàng vì không thể ngờ rằng em gái lại vẽ chân dung của mình làm bức tranh để dự thi . Sau đó, người anh cảm thấy hãnh diện vì thấy mình trong bức tranh, hơn thế lại là bức tranh đạt giải nhất trong cuộc thi nên trong phút chốc, người anh có cảm giác vô cùng tự hào. Nhưng sau giây phút ấy, người anh lại thấy xấu hổ vì cảm thấy mình không xứng đáng là nhân vật chính trong bức tranh. Trước đây, khi thấy em gái mình có tài năng hội họa và được mọi người yêu quý, người anh đã ghen ghét , đố kị với em . Thế mà giờ đây, người em không những không giận mà còn lấy mình làm hình mẫu để vẽ tranh nên thấy thế , người anh cảm thấy thật xấu hổ. Những cảm xúc của người anh từ ngỡ ngàng, đến hãnh diện rồi xấu hổ là hoàn toàn phù hợp với tâm trạng của nhân vật trong hoàn cảnh ấy.