Tiêu chảy có nên uống nước mía

Nước mía không chỉ có hương vị ngon mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và ngăn ngừa một số bệnh. Đây là nguồn cung cấp dồi dào chất khoáng thiết yếu và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, nó còn chứa một lượng nhỏ canxi, sắt, magie, kali, kẽm, thiamine và riboflavin.

Những điều cần biết về nước mía

Thành phần chủ yếu trong mía là đường saccharose, ngoài ra còn có cacbonhydrat, axit amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Lợi ích của nước mía

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Lượng đường glucose có trong mía giúp bổ sung và hồi phục năng lượng giúp cơ thể bớt mệt mỏi và tỉnh táo hơn.

Bạn nên lựa chọn nước mía vì chất tự nhiên mà nó mang lại thay vì sử dụng những loại nước tăng lực có chất kích thích, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và giải khát hiệu quả.

Các vận động viên thể thao và những ai làm công việc nặng nhọc nên uống nước mía thường xuyên để bổ sung năng lượng kịp thời cho các hoạt động của mình.

Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía lại có ích cho những người bị tiểu đường, người bệnh vẫn có thể dùng nước mía những lúc giải khát nắng nóng và tăng cường sức khỏe tự nhiên cho cơ thể.


Trong nước mía chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan...

Bổ sung nước cho cơ thể

Cái nóng của mùa hè khiến cơ thể chúng ta mất nhiều nước hơn tuy nhiên nước mía sẽ giúp chúng ta tránh việc mất nước trong mùa hè.

Trong nước mía chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan sẽ bổ sung thêm cho cơ thể một lượng nước và chất điện giải để chống lại cái nóng mùa hè.

Chống viêm họng

Uống một ly nước mía thường xuyên giúp bạn tránh xa các bệnh như viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm.

Nếu bạn mắc những vấn đề này thì nước mía là một phương thuốc hiệu quả. Không quan trọng là mùa hè hay mùa đông, bạn đều có thể sử dụng.

Nước mía giúp dưỡng ẩm cơ thể, trị sỏi thận, tiểu đường, bệnh vàng da, cảm cúm, đau cổ họng, ngừa ung thư.

Làm đẹp

Nếu mắc chứng viêm da, nướng vỏ mía tím thành tro, nghiền thật vụn rồi trộn chung với dầu hạt mè, thoa lên da. Khi môi, miệng có kẽ nứt, dùng nước mía vừa thoa vừa uống.

Không những thế nước mía còn có tác dụng giảm cân hiệu quả đối với các chị em. Nước mía sạch thoa lên mí mắt trên và dưới hoặc dùng gạc sạch thấm nước mía đắp lên mắt giúp giảm mắt sưng đỏ, viêm mắt.

Các loại axit alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) là dưỡng chất mang lại rất nhiều lợi ích cho da, chúng có công dụng ngăn ngừa mụn, làm giảm các nốt mụn sưng tấy, ngăn ngừa lão hóa, dưỡng ẩm cho da vì thế mà uống nước mía mỗi ngày giúp duy trì một làn da khỏe đẹp.

Hỗ trợ đường tiêu hóa

Một trong những tác dụng của nước mía là hỗ trợ đường tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa của bạn thêm khỏe mạnh hơn vì chứa một lượng lớn kali giúp trung hòa axit. Ngoài ra kali còn có tác dụng kháng sinh, bảo vệ dạ dày của bạn khỏi bị nhiễm trùng và tăng tác dụng nhu động.

Bên cạnh những lợi ích trên, nước mía cũng có những tác hại sau:

Tác hại của nước mía

Tăng cân nhanh

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này.


Những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này.

Đau bụng, tiêu chảy

Nước mía có tính hàn và hàm lượng đường cao, do đó những người có thể trạng yếu uống nhiều dễ bị đau bụng, đi ngoài.

Dễ bị nhiễm khuẩn

Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng nước thường không đảm bảo sạch sẽ, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Không uống khi đang sử dụng một số loại thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Không uống nước mía để lâu

Nước mía nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không tốt là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, người uống vào có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

Ngoài ra, nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường cao nên nếu bảo quản quá lâu trong tủ lạnh có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, chỉ nên uống nước mía mới ép, còn nước để lâu tốt nhất không nên dùng.

Không dùng nhiều khi mang thai

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Ngoài ra, những người có đường ruột yếu, hay đầy bụng, đi lỏng không nên uống nước mía thường xuyên.

Cập nhật: 09/04/2021 Tổng Hợp

Những lợi ích của nước mía đối với sức khỏe

Cung cấp năng lượng nhanhNước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Các loại đường đơn trong món nước này cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.

Ngăn ngừa nhiễm độc gan: Nước mía mà một nguồn rất giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic. Flavonoid được biết đến như một chất kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chống dị ứng cơ thể. Chính vì thế, đối với người bị vàng da do viêm gan, uống nước mía sẽ bảo vệ gan khỏi bị viêm và góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam.

Giúp phòng ngừa bệnh ung thư: Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

Ảnh minh họa: Internet

Chống mệt mỏi và phục hồi nhanh sau sốt: Đối với thời tiết nắng nóng, thay vì sử dụng các loại nước giải khát hay tăng lực, lời khuyên dành cho bạn là nên sử dụng nước mía. Bởi lẽ hàm lượng đường glucose dồi dào trong nước mía sẽ được cung cấp ngay cho cơ thể giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời tiết nắng nóng khó chịu.

Trường hợp bạn bị sốt, nước mía được xem là loại thức uống lý tưởng vì chúng sẽ cung cấp nguồn protein bị mất trong quá trình sốt, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Thanh lọc thận và chống táo bón: Cũng nhờ vào khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể mà nước mía rất tốt cho thận. Bên cạnh đó, tính dưỡng ẩm tốt của nước mía giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.

Nếu bạn có bệnh dạ dày hay táo bón, hãy để lượng kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo chúng sẽ rất hiệu nghiệm.

Giảm đau do một số bệnh: Một số bệnh như bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt có thể khiến bạn bị nóng rát khó chịu. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể pha nước mía với nước chanh hay nước dừa tươi để uống.

Hỗ trợ xương và răng phát triển: Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống để tận dụng được lợi ích này của mía.

Cải thiện vấn đề răng miệng: Nước mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước này cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.

Đẹp da, ngừa mụn: Nỗi ao ước không chỉ riêng của chị em phụ nữ là sở hữu một làn da sạch mụn và khỏe đẹp. Với các loại a-xít alpha hydroxy (hay còn gọi là AHA) mà nước mía sở hữu chúng mang đến một nguồn dưỡng chất quan trọng giúp duy trì một làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa mụn xuất hiện, giảm mụn sưng tấy, chống lão hóa và dưỡng ẩm cho da.

Những người không nên uống nhiều nước mía

Người đang uống thuốc: Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người hay đầy bụng, đường ruột yếu: Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử “bụng dạ yếu” thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quả nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía.

Người béo phì: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".

Phụ nữ mang thai: Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Người bị tiểu đường: Trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm “cần hạn chế” của những người mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.

Người muốn giảm cân: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Những người đang muốn giảm cân và người có nguy cơ bị tiểu đường cũng không nên uống nước mía.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột nên dễ gây tăng cân, béo phì.

Lưu ý khi uống nước mía

Nước mía là thức uống rất tốt nhưng nếu để quá lâu hoặc bảo quản trong điều kiện không thích hợp thì rất dễ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh phát triển, có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

Đối với những máy ép mía không đảm bảo vệ sinh, ngoài việc làm nước mía có màu đục, chất lượng kém, còn tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Trong máy ép sẽ có những kim loại nặng tích tụ có thể sẽ gây độc tính và nguy hiểm hơn là tiềm ẩn khả năng gây ung thư rất cao.

Khâu vệ sinh cây mía, máy ép, cốc đựng nước thường không đảm bảo sạch sẽ, nên nước mía có thể dễ dàng nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa, thậm chí gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Một hệ lụy tất yếu của việc sử dụng nước mía kém vệ sinh thường xuyên chính là ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Cho dù một số người khỏe mạnh hơn, không bị hoặc ít khi bị đau bụng, tiêu chảy do uống nước mía bẩn, nhưng như thế không có nghĩa là không bị ảnh hưởng. Những chất bẩn và các vi khuẩn trong đó vẫn có thể tích tụ và gây hại cho hệ tiêu hóa. Nó có thể trở thành nguyên nhân gây bệnh cho dạ dày và hệ tiêu hóa bất cứ lúc nào.

Nguồn: Tiền Phong

Video liên quan

Chủ đề