Tiêu bản hiển vi là gì

Skip to content

Cửa hàng / Đồ chơi Khoa học

  • Hộp có 12 tiêu bản được làm sẵn cho kính hiển vi, gồm động vật và thực vật. Trọn bộ 4 màu là 48 tiêu bản
  • Là sản phẩm dành cho học sinh thực hành quan sát, nên chất liệu an toàn

Nhuộm Gram thực hiện được những điều sau:

  • Phân loại vi khuẩn theo khả năng bắt màu tím tinh thể (gram dương - xanh) hay không (gram âm- đỏ)

  • Làm nổi bật hình thái tế bào (ví dụ, que, cầu) và sự sắp xếp tế bào (ví dụ, cụm, chuỗi, xếp đôi)

Những đặc điểm đặc trưng có thể định hướng trực tiếp sử dụng kháng sinh trong khi chờ kết quả khẳng định. Tìm ra nhiều loại vi sinh vật đa hình thái và đặc điểm đặc trưng trên tiêu bản nhuộm Gram gợi ý bệnh phẩm bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm trùng đa vi khuẩn.

Để làm một tiêu bản nhuộm Gram, các kỹ thuật viên sẽ cố định bệnh phẩm bằng nhiệt trên một lát cắt và nhuộm bằng cách tiếp xúc tuần tự với tím tinh thể, iodine, chất khử màu, và phản chất nhuộm (thường là safranin).

1. KHÁI NIỆM KÍNH HIỂN VI QUANG HỌC

Là một dụng cụ quang học hỗ trợ cho mắt gồm có nhiều lăng kính với các độ phóng đại khác nhau, có tác dụng làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ mà ta không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

2. CẤU TẠO

Hệ thống giá đỡ gồm:

Bệ, thân, Revonve mang vật kính, bàn để tiêu bản, kẹp tiêu bản.

Hệ thống phóng đại gồm:

- Thị kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi mà người ta để mắt và để soi kính, có 2 loại ống đôi và ống đơn. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát)

- Vật kính: là 1 bộ phận của kính hiển vi quay về phía có vật mà người ta muốn quan sát, có 3 độ phóng đại chính của vật kính: x10, x40, x100. (Bản chất là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật).

Hệ thống chiếu sáng gồm:

- Nguồn sáng (gương hoặc đèn).

- Màn chắn, được đặt vào trong tụ quang dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua tụ quang.

- Tụ quang, dùng để tập trung những tia ánh sáng và hướng luồng ánh sáng vào tiêu bản cần quan sát. Vị trí của tụ quang nằm ở giữa gương và bàn để tiêu bản. Di chuyển tụ quang lên xuống để điều chỉnh độ chiếu sáng.

Hệ thống điều chỉnh:

- Ốc vĩ cấp

- Ốc vi cấp

- Ốc điều chỉnh tụ quang lên xuống

- Ốc điều chỉnh độ tập trung ánh sáng của tụ quang

- Núm điều chỉnh màn chắn

- Ốc di chuyển phiến kính mang tiêu bản (trước, sau, trái, phải)

3. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

- Đặt tiêu bản lên bàn để tiêu bản, dùng kẹp để giữ tiêu bản, nhỏ 1 giọt dầu soi để soi chìm trên phiến kính khi soi vật kính x100.

- Chọn vật kính: tùy theo mẫu tiêu bản và mục đích quan sát để chọn vật kính thích hợp.

- Điều chỉnh ánh sáng.

- Điều chỉnh tụ quang: đối với vật kính x10 hạ tụ quang đến tận cùng, vật kính x40 để tụ quang ở đoạn giữa, vật kính x100.

- Điều chỉnh cỡ màn chắn tương ứng với vật kính.

- Hạ vật kính sát vào tiêu bản (mắt nhìn tiêu bản).

- Mắt nhìn thị kính, tay vặn ốc vĩ cấp để đưa vật kính lên cho đến khi nhìn thấy hình ảnh mờ của vi trường.

- Điều chỉnh ốc vi cấp để được hình ảnh rõ nét.

4. BẢO QUẢN KÍNH HIỂN VI

- Sử dụng và bảo quản kính hiển vi một cách thận trọng.

- Đặt kính ở nơi khô thoáng, vào cuối ngày làm việc đặt kính hiển vi vào hộp có gói hút ẩm silicagel để trách bị mốc.

- Lau hệ thống giá đỡ hàng ngày bằng khăn lau sạch, lau vật kính dầu bằng giấy mềm chuyên dụng có tẩm xylen hoặc cồn.

- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống chiếu sáng phía trong định kỳ.

Tiêu bản hiển vi – tiêu bản mẫu (lam mẫu) dùng cho kính hiển vi là gì?

Tiêu bản hiển vi hiện nay có rất nhiều cách gọi khác nhau:

  • Đối với chuyên ngành dược và xét nghiệm y tế thì tiêu bản hiển vi thường được gọi là lam mẫu vd: lam mẫu sốt rét; lam mẫu kí sinh trùng; lam mẫu trứng giun sán kí sinh… tên gọi “lam mẫu” dùng để chỉ những tấm lam kính thủy tinh có chứa mẫu tế bào, sinh vật cần quan sát đã được các chuyên gia (hay các bác sĩ) xử lý, cố định, nhuộm màu (nếu có) và dán lên lam kính bằng keo chuyên dụng, vì đã được xử lí bằng hóa chất nên các lam mẫu này có thời gian sử dụng khá lâu, từ 3-10 năm nếu bảo quản tốt.
  • Đối với việc nghiên cứu và giảng dạy sinh học, y học thì tiêu bản hiển vi thường được gọi là tiêu bản; tiêu bản hiển vi; tiêu bản hiển vi tạm thời (tiêu bản tạm thời); tiêu bản hiển vi cố định (tiêu bản cố định); tiêu bản kính hiển vi; tiêu bản mẫu…
  • Tiêu bản hiển vi nếu xét theo thời gian sử dụng sẽ gồm 2 loại:
  • – Tiêu bản hiển vi tạm thời: là tiêu bản được làm bằng cách dán, phết, gắn tế bào, ép tế bào hoặc mô lên tấm lam kính có kích thước 25.4 x 76.2mm Độ dày: 1 – 1.2mm

link đặt hàng lam kính: //thegioikinhhienvi.com/lam-kinh-hien-vi-7105/

Lam kính hiển vi

  • Tiêu bản hiển vi cố định: là tiêu bản hiển vi mà các tế bào gắn trên đó đã được xử lí qua rất nhiều công đoạn phức tạp như: cố định mẫu; cắt, ép, phết mẫu lên lam kính; đem lam kính đi nhuộm; khử nước; sấy khô mẫu; cố định mẫu vĩnh viễn bằng keo chuyên dụng. Chính vì vậy, tiêu bản hiển vi cố định thường có thời gian sử dụng rất lâu, có những tiêu bản có thể sử dụng lên đến vài chục năm. Tuy nhiên, chất lượng màu sắc của tiêu bản sẽ giảm đi theo thời gia. Thường thời gian sử dụng tốt nhất là 3-5 năm. Các bạn nên thay tiêu bản mới nếu thấy chất lượng tiêu bản không còn như ban đầu.
  • Tiêu bản hiển vi cố định, tiêu bản mẫu dùng cho kính hiển vi

    Tiêu bản hiển vi quá trình phân chia tế bào trong nguyên phân ở tế bào rễ hành

  • Công ty Đức Mai Khôi là công ty tiên phong và đi đầu trong lĩnh vực sản xuất tiêu bản hiển vi phục vụ dạy học tại Việt Nam. Bộ tiêu bản mẫu cho kính hiển vi nghiên cứu sinh học ở trường Phổ thông được thiết kế và sản xuất nhằm mục đích phục vụ thiết thực và gần gũi nhất đối với nội dung thực hành của chương trình Giáo dục phổ thông mới (đã được Nhà nước ban hành vào tháng 12/2018). Các tiêu bản có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu quan sát, nghiên cứu kiến thức sinh học ở cấp phổ thông cũng như các thí nghiệm sinh học mà học sinh có thể thực hiện tại nhà. Nhận đặt hàng sản xuất tiêu bản hiển vi theo yêu cầu của khách hàng.
  • Bộ tiêu bản hiển vi Sinh học phổ thông cũng giúp giáo viên chủ động trong việc giảng dạy các bài thực hành có nội dung liên quan, tiêu kiệm được chi phí, thời gian, công sức khi phải chuẩn bị các tiêu bản tạm thời để trình chiếu mẫu cho học sinh.
  • Công ty Đức Mai Khôi cũng nhận tư vấn, đào tạo cho giáo viên và học sinh những lĩnh vực như: Nghiên cứu khoa học trong nhà trường; tập huấn làm tiêu bản sinh học; tập huấn giảng dạy thực hành thí nghiệm sinh học ở trường phổ thông (Xin liên hệ trực tiếp Mr Đức 0934189486)
  • Clip hướng dẫn làm tiêu bản giảm phân (meiosis) ở hoa hẹ do công ty Đức Mai Khôi thực hiện:
  • //www.youtube.com/watch?v=Pl_ZhwSw6d4
  • Clip hướng dẫn làm tiêu bản giảm phân (meiosis) ở châu chấu do công ty Đức Mai Khôi thực hiện:
  • //www.youtube.com/watch?v=P4Qml1UqaSc
  • Clip hướng dẫn làm tiêu bản nguyên phân (mitosis) ở tế bào rễ hành tím do công ty Đức Mai Khôi thực hiện:
  • //www.youtube.com/watch?v=qMsmIr5ENGY
  • Clip hướng dẫn quan sát tiêu bản nguyên phân ở rễ hành do công ty Đức Mai Khôi thực hiện:
  • //www.youtube.com/watch?v=CBFk1T9cYz0
  • Riêng Bộ tiêu bản mẫu cho kính hiển vi nghiên cứu sinh học ở trường Phổ thông bao gồm 20 tiêu bản như sau:
TT Mã hàng hóa Tên hàng thành phần Số lượng Nội dung thực hành chương trình THPT mới Giảng dạy
01 SP001880 Tiêu bản vi khuẩn E.coli (cái) 1 Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn). Sinh học lớp 10
02 SP001943 tiêu bản Vi khuẩn Bacillus subtillis (cái) 1
03 SP001942 Tiêu bản Nấm mốc Aspergillus sp w.m (cái) 1
04 SP001945 Tiêu bản Nấm mốc Penicilin TQ (cái) 1
05 SP001947 Tiêu bản Nấm men Saccharomycetes (cái) 1
06 SP001933 Tiêu bản Trùng roi (cái) 1 Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,…) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.
07 SP001938 Tiêu bản Trùng giày (cái) 1
08 SP001984 Tiêu bản biểu bì hành tây (cái) 1
09 SP001995 Tiêu bản tế bào niêm mạc miệng (cái) 1
10 SP002010 Tiêu bản nguyên phân ở rễ hành(cái) 1 Làm được tiêu bản quan sát quá trình phân bào ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…).
11 SP002651 Tiêu bản giảm phân 1 ở hoa hẹ (cái) 1
12 SP002652 Tiêu bản giảm phân 2 ở hoa hẹ (cái) 1
14 SP002659 Tiêu bản nhiễm sắc thể rễ Hành tím (cái) 1 Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,…);
17 SP002053 Tiêu bản nhiễm sắc thể người bình thường – Nam giới (cái) 1
18 SP002054 Tiêu bản nhiễm sắc thể người bình thường – Nữ giới (cái) 1
13 SP001983 Tiêu bản khí khổng ở lá bắp (cái) 1 Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá. Sinh học lớp 11
15 SP002011 Tiêu bản nhiễm sắc thể người đột biến dị bội dạng hội chứng Down (Nam) (cái) 1 Thực hành, quan sát được đột biến nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định và tạm thời Sinh học lớp 12
16 SP002012 Tiêu bản nhiễm sắc thể người đột biến dị bội dạng hội chứng Down (Nữ) (cái) 1
19 SP002055 Tiêu bản nhiễm sắc thể người đột biến cấu trúc (cái) 1
20 SP002056 Tiêu bản nhiễm sắc thể người đột biến số lượng (cái) 1

Các tiêu bản được dán nhãn tiếng Việt. Có chất lượng sử dụng từ 2-5 năm. Đựng trong hộp nhựa chuyên dụng.

Bộ tiêu bản hiển vi dùng giảng dạy môn sinh học cho trường trung học phổ thông

Bộ tiêu bản gồm 20 cái xếp trong hộp nhựa chuyên dụng

Bản quyền bài viết thuộc công ty Đức Mai Khôi.

www.thietbimaikhoi.com

www.thegioikinhhienvi.com

//shopee.vn/thietbimaikhoi

Địa chỉ: 854/47/35 Thống Nhất, Phường 15, Quận Gò Vấp, TP.HCM

MST: 0314051291

Video liên quan

Chủ đề