Gồng lãi coin là gì

Chắc hẳn rất nhiều người trong đây đã từng gồng lỗ rất kiên cường, hàng chục đến cả trăm pip nhưng chỉ cần lãi vài pip là đã vội vàng chốt ngay.

Ai cũng muốn kiếm được tiền, có được nhiều lợi nhuận từ thị trường này, tuy nhiên mọi người vẫn chưa thể gồng lãi mà chỉ gồng lỗ dẫn đến tỉ lệ lợi nhuận/thua lỗ < 1, kết quả phần lớn là cháy, không thì còn ngáp ngáp với thị trường, cố gắng sống qua ngày.

Trong bài viết này, mình sẽ phân tích về nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho vấn đề này.

Về nguyên nhân:
Thứ nhất, nó đến từ việc gồng lỗ trong thời gian dài. Việc cố gắng gồng lỗ trong thời gian dài đã bào mòn sức lực và niềm tin của bạn, việc hang ngày đối diện với màu đỏ của mất mát khiến tâm lý bạn chỉ mong về bờ, hòa vốn hoặc có 1 chút lợi nhuận là chốt ngay, để tránh lại rơi vào cảnh gồng lỗ đầy đau thương kia.

Vậy tại sao bạn lại gồng lỗ trong thời gian dài? Nó xuất phát từ tâm lý không muốn nhận thua, không muốn nhận sai và sợ mất tiền, bạn nghĩ rằng nếu cắt lệnh thì chắc chắn mất tiền còn để lệnh thì vẫn còn hi vọng về bờ. Đây là nguyên nhân về mặt tâm lý.

Còn nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc bạn phải gồng lỗ đó là bạn vào lệnh sai về giá thời điểm.

Về giá, đó là bạn vào lệnh ở mức giá quá cao hoặc quá thấp dẫn đến giá chạy hồi về và rất lâu mới đạt lại được ngưỡng giá đó. (chủ yếu đến từ tâm lý tham lam đuổi giá, hoặc chưa biết phân tích)
Về thời điểm, có thể bạn đã vào lệnh đúng giá, ở đúng vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, tuy nhiên đó chưa phải là thời điểm mà bên của bạn thắng thế, giành được phần kiểm soát thị trường.

Tưởng tượng giá đang giảm mạnh về vùng hỗ trợ, tuy giá chưa thể phá vỡ được vùng hỗ trợ này nhưng giá cũng không bật lên ngay vì lực bán trước đó còn khá mạnh, giá bắt đầu giằng co và side way trong khoảng này. Bạn vào lệnh ngay khi thấy giá chạm vùng hỗ trợ => bạn phải chờ đợi, đôi khi lo lắng do giá có thể đâm xuống sâu hơn nữa.

Nguyên nhân thứ hai khiến bạn không thể gồng lãi đó là việc bạn quan sát thị trường, theo dõi lệnh quá nhiều.

Hầu hết mọi người sau khi vào lệnh thì luôn túc trực bên máy tính hay điện thoại để theo dõi, canh lệnh, xem thử lệnh mình có đúng không, lời được bao nhiêu rồi, Đa số đều tự biện hộ với bản thân rằng để canh lệnh nếu có gì bất thường là xử lý kịp thời.

Tuy nhiên việc theo dõi lệnh và thị trường quá nhiều như vậy sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi dẫn đến có những quyết định không được sáng suốt.

Nhìn các cây nến giật lên, giật xuống, đôi khi là những cái râu nến dài ngoằng khiến lòng bạn cũng dậy sóng, cảm thấy bất an, lo lắng. Khi bạn cảm thấy bất an, lo lắng, cơ thể bạn sẽ hành động theo hướng đảm bảo an toàn cho bạn (đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể) đó là chốt lời ngay dù chỉ mới ăn được vài pip (nhưng với não bạn nó sẽ là có còn hơn không và tránh đi cảm giác căng thẳng, lo lắng).

Thứ ba, nó đến từ những kinh nghiệm trong quá khứ của bạn. Đó là những lần bạn có lời rồi nhưng không kịp chốt thì giá quay đầu, cắn luôn SL của bạn. Đó là những lần bạn tập gồng lãi nhưng gồng quá khiến tay bị đau và bạn không muốn trải qua cảm giác đó nữa.

Nguyên nhân của việc này là do bạn chưa chú ý đến các mức kháng cự và hỗ trợ quan trọng dẫn đến đặt TP xa, giá tới vùng hỗ trợ và kháng cự thì có sự phản ứng nhất định và khiến bạn mất đi 1 phần lợi nhuận.

Thứ hai là việc bạn không biết được sức mạnh, động lực của phe mua/bán sẽ đẩy giá đến đâu, đôi khi giá cần quay đầu lấy đà để đi tiếp mà bạn đã vội vàng chốt lời vì sợ lệnh sẽ bị âm. Bạn không biết bên nào đang kiểm soát thị trường dẫn đến có những quyết định theo những cây nến cảm tính và sai lầm cứ nối tiếp sai lầm.

Trên đây là các nguyên nhân của việc bạn không thể gồng lãi, về giải pháp chúng ta sẽ đi vào giải quyết các nguyên nhân này, vì bài đã khá dài nên mình kết thúc ở đây. Nếu các bạn cần mình đưa ra các giải pháp cụ thể thì hãy cmt để mình viết thêm nhé.

Bộ sách tổng hợp những phương pháp giao dịch hiệu quả cao của những Trader chuyên nghiệp

Tham khảo sách

Gồng lời là gì?

English
Indonesia
Português

1 số các trader xem việc gồng lời, nhồi lệnh là kỹ năng trong giao dịch, nhưng tôi sẽ xếp nó vào cách quản lý vốn. Đây được xem là cách quản lý vốn khó nhất khi bạn giao dịch tại bất cứ thị trường nào. Bài viết này tôi sẽ chia sẻ 3 điều:

  • Gồng lời, nhồi lệnh là gì?
  • Làm sao để có thể gồng lời?
  • Tại sao bạn phải học điều này?

Gồng lời là gì?

Trái với cách quản lý vốn theo kiểu gồng lỗ. Trong phong cách quản lý vốn này, bạn sẽ gồng lời (giữ lợi nhuận), tiếp tục mở lệnh nương theo xu hướng mà bạn đã dự đoán. Giá càng đi đúng, càng mở lệnh giao dịch, cho đến khi thị trường đảo chiều, đóng tất cả lệnh và rời khỏi thị trường.

Trong giao dịch Forex tôi hay gọi hành động trên là: Gồng lời, nhồi lệnh, càng đúng càng vào lệnh.

Ví dụ từng trường hợp:

Trường hợp 1: Gồng lời, nhồi lệnh BUY, trung bình giá tăng

Tôi sẽ chia sẻ 1 đoạn giá tăng của EUR/USD, vào lệnh BUY dựa trên EMA34 kết hợp với vùng hỗ trợ. Gồng lãi, nhồi lệnh BUY và trung bình giá tăng.

Khi giá nằm bên trên đường EMA34, chúng ta sẽ canh BUY. Điểm vào lệnh sẽ là: Giá retest các vùng hỗ trợ, đồng thời chạm với EMA34 tạo các mô hình nến đảo chiều (như hình vẽ).

Gồng lời, nhồi lệnh BUY, trung binh giá tăng

Điểm đóng tất cả các lệnh BUY chính là vùng đảo chiều xu hướng giá từ tăng sang giảm. Cây nên đóng cửa nằm dưới đường EMA34 và phá vùng hỗ trợ.

Vậy là bạn hiểu rồi đấy: Khi bạn vào lệnh BUY, giá càng tăng, bạn càng BUY. Bám theo phương pháp giao dịch để tìm các vị thế BUY mới. Chỉ khi giá đảo chiều, thị trường xác nhận xu hướng giảm, bạn sẽ đóng tất cả các vị thế BUY của mình lại.

1 minh họa trong thực tế của lệnh BUY Gold (XAUUSD) của tài khoản quỹ JQKA. Gồng lời và BUY 4 lệnh liên tục

lệnh BUY Gold gồng lời và trung binh giá tăng

Trường hợp 2: Gồng lãi, nhồi lệnh SELL, trung bình giá giảm

Tôi đưa ra ví dụ về giá vàng (XAUUSD) trong chu kỳ giảm giá và sử dụng chỉ báo Trend Magic để vào lệnh.

Khi Trend Magic chuyển từ Xanh sang Đỏ => Thị trường rất có thể sẽ chuyển từ Uptrend sang Downtrend. Những gì bạn cần làm là: Canh SELL tại những nơi giá test đường Magic Trend.

Gồng lãi, nhồi lệnh SELL, trung bình giá giảm

Điểm đóng lệnh SELL chính là: Khi Magic Trend chuyển từ Đỏ sang Xanh. Nói cho dễ hiểu: Bạn vào lệnh bằng lý do gì, hãy đóng lệnh bằng lý do đó.

Vậy: Khi giá càng giảm, bạn càng tìm vị thế để SELL. Gồng lời, tiếp tục SELL và trung bình giá giảm.

Ví dụ minh họa của chính tôi khi Sell Dầu (USOil), gồng lãi và SELL 6 lệnh liên tiếp.

Sell Dầu gồng lãi và trung bình giá giảm

Ok! Vậy thì giờ bạn đã hiểu thế nào là Gồng lời, nhồi lệnh và trung bình giá rồi. Tôi sẽ đi vào hướng dẫn chi tiết, đồng thời, đưa ra lý do tại sao bạn cần phải học và rèn luyện cách quản lý vốn theo phong cách này.

Quản lý vốn gồng lãi nhồi lệnh theo mô hình Kim Tự Tháp

Hãy thử tưởng tượng Kim Tự Tháp của Ai Cập, phần đáy lớn, càng lên cao càng nhỏ lại. Cũng tương tự, chúng ta sẽ sử dụng mô hình này cho giao dịch Forex theo Trend.

Ví dụ: Đây là Uptrend (xu hướng tăng) của giá vàng. Khi thị trường bước vào Uptrend, tôi sẽ mở 1 lệnh BUY 2 lot. Giá càng tăng, tôi càng mở thêm các giao dịch BUY, nhưng khối lượng sẽ giảm dần. Kết hợp với Trailing Stop, tôi thiết kế ra 1 cách quản lý vốn cực kì an toàn nhưng lại vô cùng hiệu quả trong cách giao dịch bắt trend thị trường.

Quản lý vốn theo mô hình Kim Tự Tháp

Hướng dẫn cách gồng lời

Tôi đã thử đọc rất nhiều các bài viết về hướng dẫn gồng lời, cách giữ lợi nhuận, cách hold lệnh trên thị trường Coin, Forex hay chứng khoán ….. Nhưng thật sự, không có bài viết nào thực tế cả. Vì rằng, đọc xong rồi đó, xem xong rồi đó, bạn cũng chả thể làm được như vậy.

Ví dụ như: Phải xác định Trend của thị trường, tin tưởng vào hệ thống giao dịch, kiên nhẫn lựa chọn các vị thế tốt, rồì cứ thế mà thực hành…

Kinh nghiệm của bản thân tôi chỉ ra rằng: Để gồng được lãi bạn cần phải rèn luyện những yếu tố bên trong: Tâm lý (khắc phục nỗi sợ mất tiền, chấp nhận sai….), kỷ luật, kiên nhẫn. Giờ thì tôi sẽ chia sẻ theo cách nghĩ của tôi:

Quản lý vốn 

Tôi liệt kê yếu tố này đầu tiên bởi vì nó giúp tôi giảm đi phần nào nỗi sợ bị mất tiền trong  mỗi lần giao dịch.

Ví dụ: Tổng thu nhập của tôi là 2,400$ 1 tháng (trung bình 80$ cho 1 ngày làm việc), số vốn tôi dành để giao dịch Forex là 3,000$. Để tạo thoải mái và khắc phục được nỗi sợ, trong mỗi giao dịch của mình tôi chỉ được phép thua tối đa là 60$ (2% tài khoản). Suy nghĩ của tôi lúc này sẽ là: “À, nếu tôi  thua 60$, thì ngày hôm đó xem như thu nhập của tôi chỉ là 20$, không có gì to tát cả”.

Quản lý vốn: Nguyên tắc 2% trong giao dịch

Sẽ thoải mái hơn rất nhiều khi bạn nghĩ như vậy, cái tâm lý sợ thua, sợ mất tiền sẽ giảm xuống. “Đúng thì làm, sai thì mất 60$, không có gì phải sợ cả”.

Mấy năm chinh chiến trên thị trường này, tôi phát hiện ra rất nhiều trường hợp: Càng sợ mất tiền lại càng mất tiền. Trong khi những ai thoải mái về đầu óc, suy nghĩ đơn giản lại càng kiếm được tiền.

Vậy, bước đầu tiên: Hãy làm mọi cách để giảm nỗi sợ hãi xuống thấp nhất. Chỉ có như vậy, bạn mới dám nhồi thêm lệnh khi thị trường đi đúng với dự đoán.

Vui lòng đọc lại bài này 1 lần nữa: Hướng dẫn cách quản lý vốn theo nguyên tắc 2%.

Tập trung vào bức tranh lớn của thị trường

Thị trường được tạo ra bởi các con sóng tăng hoặc giảm nối đuôi nhau. Bức tranh càng lớn, bạn càng đơn giản vấn đề: Uptrend thì canh BUY và DownTrend thì canh SELL. Đừng Tập trung vào những biến động giá trên khung thời gian nhỏ, bạn sẽ bị cuốn theo thị trường.

Tập trung vào bức tranh lớn của thị trường

Nếu bạn sử dụng biểu đồ ở khung thời gian daily để phân tích, bạn sẽ có những cái nhìn xa hơn, điểm Take Profit dài hơn. Quan trọng nhất, bạn sẽ dần tạo ra 1 tư duy chậm trong giao dịch.

Thử nghĩ mà xem, khi bạn chậm bạn sẽ học được tính kiên nhẫn, bạn bắt đầu suy xét bằng bộ não nhiều hơn bằng cảm xúc. Đây là nền tảng cho việc gồng lời và giữ lợi nhuận.

Chia chốt lời hợp lý

Nghĩa là: Bạn vào 1 lệnh giao dịch, nó đi đúng dự đoán, hãy chia chốt lời 1 phần để đảm bảo lợi nhuận, phần còn lại cứ để đó và nâng mức Stop Loss về vùng hợp lý. Cách này sẽ làm giảm nỗi sợ hãi mất đi phần lợi nhuận của bạn.

1 điều lạ là: Khi bạn vào thị trường với 1 tâm lý thoải mái, càng giao dịch bạn càng kiếm được tiền. Ngược lại, khi bạn sợ mất tiền, bạn sẽ càng mất tiền.

Vậy, chốt 1 phần lợi nhuận để làm tâm lý của bạn dễ chịu hơn. Điều này cũng sẽ tương tự khi bạn nhồi tiếp những lệnh giao dịch sau đó.

Sử dụng Trailing Stop

Tôi đã có 1 bài viết rất chi tiết về cách dời Stop Loss (Trailing Stop) tại đây: Trailing Stop là gì? Phong cách quản lý vốn không có điểm chốt lời.

Hãy đọc đi, đảm bảo với bạn đó là 1 bài viết giá trị.

Trailing Stop lệnh SELL

Tại sao phải học cách gồng lời?

Trạng thái tài khoản

Tôi thường chia trạng thái tài khoản khi giao dịch Forex thành 5 loại:

(i) Thua lỗ lớn (Có thể là cháy tài khoản)

(ii) Thua lỗ nhỏ

(iii) Hòa vốn

(iv) Thắng nhỏ

(v) Thắng lớn

Với cách quản lý vốn gồng lời nhồi lệnh, tài khoản của bạn chỉ có thể rơi vào 4 trạng thái từ: (ii) đến (v), tức là: Thua lỗ nhỏ, hòa vốn, thắng nhỏ và thắng lớn.

Tại sao phải học cách gồng lời?

Khi lệnh giao dịch đầu tiên của bạn đúng, rất có thể bạn đã bắt đúng Trend của thị trường. Liên tục gồng lãi và mở những giao dịch thuận theo xu hướng chính là cách tốt nhất để bạn có những lệnh thắng lớn.

Ngược lại, khi lệnh giao dịch đầu tiên của bạn sai, giá sẽ chạy Stop Loss và tài khoản của bạn chỉ mất 1 con số nhỏ.

Đây chính là ưu điểm của cách quản lý vốn theo phong cách gồng lời nhồi lệnh.

Yếu tố thị trường

Thị trường là những con sóng Tăng hoặc Giảm, nó luôn kéo dài trong 1 giai đoạn nhất định. Mỗi giai đoạn đó, bạn chỉ nên làm 1 việc duy nhất: Hoặc là BUY cho sóng Tăng, hoặc là SELL cho sóng giảm.

Yếu tố thị trường

Khi bạn bắt trúng 1 con sóng tăng, ý tưởng duy nhất trong đầu bạn chính là chọn vị thế để giao dịch BUY. Vì thế:

Lệnh đầu tiên (1), bạn đúng, giá đã tăng, bạn đã có lợi nhuận. Từ lệnh thứ 2 trở đi, tâm lý bạn sẽ cực kỳ thoải mái, càng BUY giá càng tăng và bạn càng đúng.

Ngược lại: Nếu bạn chốt lời lệnh BUY đầu tiên, rất có thể bạn sẽ tìm điểm để SELL. Vì sau mỗi con sóng tăng, bạn sẽ nghĩ về con sóng giảm, và bạn cố tìm điểm SELL. Kết quả: Càng SELL càng thua.

Vậy, với cách quản lý vốn gồng lãi nhồi lệnh, bạn sẽ tận dụng được yếu tố thị trường để gia tăng lợi nhuận cho tài khoản của mình.

Kết luận

Gồng lời, nhồi lệnh – Với tôi nó giống 1 bài học tâm lý nhiều hơn là 1 bài học kỹ năng giao dịch. Bởi vì để làm được điều đó, bạn phải thay đổi những yếu tố đến từ bên trong (cảm xúc, tâm lý, kỷ luật, kiên nhẫn…).

Bài viết này, tôi dựa vào kinh nghiệm của bản thân viết ra là chính. Hi vọng sẽ giúp bạn ngộ ra nhiều điều.

Video liên quan

Chủ đề