Thuộc tính tâm lý của nhân cách

Các thuộc tính cơ bản của nhân cách

by

Các thuộc tính cơ bản của nhân cách

Mục Lục:

  • 1. Xu hướng
    • 1.1. Khái niệm về xu hướng
    • 1.2. Vai trò của xu hướng
    • 1.3. Những mặt biểu hiện chủ yếu của xu hướng
  • 2. Tính cách
    • 2.1. Khái niệm
    • 2.2. Đặc điểm đặc trưng của tính cách
    • 2.3. Cấu trúc của tính cách
  • 3. Năng lực
    • 3.1. Khái niệm
    • 3.2. Các mức độ năng lực
    • 3.3. Cấu trúc của năng lực
    • 3.4. Tiền đề tự nhiên và điều kiện xã hội của sự hình thành và phát triển năng lực
  • 4. Khí chất
    • 4.1. Khái niệm
    • 4.2. Các kiểu khí chất điển hình và cơ sở sinh 1í của chúng

1. Xu hướng

1.1. Khái niệm về xu hướng

Con người vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội. Với tư cách là một thực thể xã hội, con người luôn có mối quan hệ tích cực, qua lại với môi trường xung quanh – nơi con người sống và hoạt động. Trong môi trường xã hội phong phú và đa dạng đó con người bao giờ cũng hướng tới một mục tiêu nào đó có ý nghĩa đối với bản thân mình. Sự hướng tới mục tiêu đó diễn ra trong một thời gian tương đối lâu dài và khá ổn định do đó có thể trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm chiếm lĩnh mục tiêu đó, quy định phương hướng cơ bản trong hành vi, quy định bộ mặt đạo đức của cá nhân, quy định mục đích của cả cuộc đời, đó là xu hướng của cá nhân. Trong cuộc sống và hoạt động, mỗi cá nhân đặt ra cho mình những mục tiêu và viễn cảnh khác nhau, có thái độ lựa chọn khác nhau với những giá trị xã hội xung quanh. Xu hướng của mỗi người khác nhau là khác nhau. Xu hướng là thuộc tính của nhân cách.

Xu hướng của cá nhân là ý định hướng tới đối tượng trong một thời gian lâu dài nhằm thoả mãn những nhu cầu hay hứng thú hoặc vươn tới mục tiêu cao đẹp mà cá nhân lấy làm lẽ sống của mình. (A.G. Côvaliốp).

1.2. Vai trò của xu hướng

Xu hướng quy định phương hướng cơ bản trong hành vi, quy định bộ mặt đạo đức cũng như mục đích cuộc đời của cá nhân do đó chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc nhân cách.

Xu hướng tạo động cơ của hoạt động, định hướng, chi phối, điều khiển, điều chỉnh hoạt động.

Xu hướng và tính cách: Xu hướng quy định tính cách của con người phát triển theo hướng nào. Tính cách của con người được ổn định và vững vàng khi xu hướng được ổn định. Thường thì cuối tuổi thanh niên tính cách tương đối ổn định.

Xu hướng và năng lực: Đây là mối quan hệ hai chiều. Xu hướng xác định chiều hướng phát triển của năng lực. Ngược lại, năng lực giúp cho những mục tiêu của xu hướng có khả năng biến thành hiện thực. Sau đó những kết quả đạt được nhờ năng lực sẽ trở lại củng cố, kích thích xu hướng.

Xu hướng và khí chất: Xu hướng có thể góp phần phát triển những mặt tốt, hạn chế, khắc phục những thiếu sót của từng kiểu khí chất.

1.3. Những mặt biểu hiện chủ yếu của xu hướng

a. Nhu cầu

– Khái niệm:

Để tồn tại và phát triển, mỗi cơ thể sống đều cần có những điều kiện và phương tiện nhất định do môi trường đem lại. Giống như các cơ thể sống khác, để tồn tại và hoạt động, con người cũng cần có những điều kiện và phương tiện nhất định. Tất cả những đòi hỏi ấy gọi là nhu cầu của cá nhân. Nhu cầu biểu thị sự gắn bó của cá nhân với thế giới xung quanh. Ngược lại, tất cả mọi hoạt động của con người đều nhằm thoả mãn hàng loạt nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của con người.

Nhu cầu là sự thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân đối với hoàn cảnh, là những đòi hỏi mà cá nhân thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

– Đặc điểm:

+ Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng (tính đối tượng của nhu cầu)

Nhu cầu bao giờ cũng là nhu cầu về một cái gì đó cụ thể. Cũng là sự đòi hỏi để thoả mãn nhu cầu nhưng ban đầu đối tượng có thể chưa cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, đối tượng của nhu cầu càng được xác định cụ thể, ý nghĩa của nhu cầu đối với đời sống của cá nhân và xã hội càng được nhận thức sâu sắc thì nhu cầu càng chóng nảy sinh, củng cố và phát triển.

Đối tượng của nhu cầu ở những người khác nhau là khác nhau. Người có nhu cầu này , người có nhu cầu khác. Ngay trong cùng một loại nhu cầu, đối tượng của nhu cầu ở người này cũng khác đối tượng nhu cầu của người khác.

Chính tính đối tượng của nhu cầu đã thúc đẩy con người hoạt động, sáng tạo ra thế giới đối tượng để thoả mãn những nhu cầu ngày càng cao của con người. Cũng nhờ đặc điểm này mà nhu cầu kích thích sản xuất phát triển, tạo nên mối quan hệ giữa “cung và cầu”, thể hiện mối quan hệ tích cực của cá nhân với hoàn cảnh. Càng có nhiều nhu cầu và càng có nhiều đối tượng của nhu cầu sẽ càng kích thích sản xuất phát triển.

+ Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và phương thức thoả mãn nó quy định. Chính điều kiện sống quy định nội dung đối tượng của nhu cầu hay nói cách khác nhu cầu là sự phản ánh những điều kiện sống. Xã hội càng phát triển, sản xuất càng phát triển do đó nhu cầu càng phát triển và ngược lại nhu cầu càng phát triển, kích thích sản xuất càng phát triển.

Nội dung của nhu cầu do điều kiện thoả mãn nó quy định. Điều kiện thoả mãn nhu cầu của con người nằm trong xã hội, do đó nhu cầu của con người mang tính xã hội. Các nhu cầu lao động, học tập, tiếp thu tri thức, nghiên cứu khoa học, thưởng thức văn học nghệ thuật, nhu cầu giao tiếp… mang tính xã hội rõ rệt. Ngay trong những nhu cầu thuần tuý mang tính cá nhân hoặc những nhu cầu dường như chỉ liên quan đến những chức năng sinh vật của cơ thể con người trên thực tế vẫn mang tính xã hội. (Con người không thoả mãn một cách tuỳ tiện, bản năng như con vật mà ít nhiều đều có ý thức).

Nội dung cụ thể của nhu cầu còn phụ thuộc vào phương thức thoả mãn nó. C. Mác viết: “Đói là đói, song cái đói được thoả mãn bằng thịt chín với cách dùng dao và dĩa thì khác hẳn cái đói bắt buộc Phải nuốt bằng thịt sống với cách dùng tay, móng và răng”.

Nhu cầu con người phụ thuộc vào điều kiện và phương thức thoả mãn nhu cầu do đó muốn cải tạo nhu cầu phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của xã hội, gia đình, bản thân. Muốn cải tạo những nhu cầu xấu ở con người cần cải tạo cơ sở đã làm nảy sinh ra nó. Muốn nảy sinh những nhu cầu tốt phải tạo ra những điều kiện và phương thức sinh hoạt tương ứng với nó.

+ Nhu cầu mang tính chu kì

Khi một nhu cầu nào đó được thoả mãn, không có nghĩa là nhu cầu ấy chấm dứt mà nó vẫn
tiếp tục tái diễn, nếu người ta vẫn còn sống vả phát triển trong điều kiện và phương thức sinh hoạt như cũ. Sự tái diễn đó thường mang tính chu kì. Tính chu kì này do sự biến đổi có tính chu kì của hoàn cảnh xung quanh và của trạng thái cơ thể gây ra.

b. Hứng thú

– Khái niệm:

Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong đời sống vừa có khả năng mang lại khoái Cảm. Hứng thú luôn có hai yếu tố. Đối tượng phải có ý nghĩa đối với đời sống cá nhân (yếu tố nhận thức). Đối tượng có khả năng hấp dẫn, tạo ra những khoái cảm (yếu tố cảm xúc). Chính vì đặc điểm này mà hứng thú lôi cuốn con người hướng về phía nó, tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận và đi sâu tìm hiểu nó. Đây là đặc trưng quan trọng của hứng thú giúp ta phân biệt nhu cầu và hứng thú và không thể đồng nhất nhu cầu và hứng thú tuy nhu cầu và hứng thú có mối quan hệ mật thiết.
– Vai trò của hứng thú:

+ Hứng thú làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ. Khi có hứng thú với một đối tượng nào đó, cá nhân có sự tập trung cao độ của chú ý, tình cảm, hướng toàn bộ quá trình nhận thức vào đối tượng khiến quá trình này nhạy bén và sâu sắc. Khi hứng thú, chú ý không chủ định xuất hiện nhanh, chú ý có chủ định được duy trì dễ dàng.

Tính tích cực trí tuệ của học sinh được định hướng và duy trì bởi hứng thú. Học sinh không thể chiếm lĩnh được đối tượng mà nó không hứng thú. Nó có thể ghi nhớ những sự kiện do ảnh hưởng của sự sợ hãi hay để lẩn tránh sự nhục nhã của thất bại nhưng sự học tập như thêm không có hiệu quả. Muốn đứa trẻ có thể biểu hiện sự tưởng tượng và phương pháp sáng tạo trong lĩnh vực nào đó thì nó cần phải ham mê sâu sắc lĩnh vực này và điều đó chỉ có thể đảm bảo được nhờ hứng thú. Nếu nhận thức chiều sâu của đối tượng trở thành sự cần thiết, thiết thân với đứa trẻ thì những nỗ lực thường xuyên vượt ra ngoài phạm vi tri thức hiện có sẽ trở thành cuộc phiêu lưu đầy xáo động đối với nó.

+ Hứng thú làm tăng sức làm việc

Do ý nghĩa và đặc biệt do sự hấp dẫn của đối tượng mà cá nhân làm việc say sưa, dẻo dai, bền bỉ, khả năng khắc phục khó khăn lớn.

+ Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động và hành động sáng tạo.

Khi hứng thú, con người không chỉ dừng lại ở chỗ tích cực tìm hiểu, thưởng thức, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đối tượng mà còn tích cực hoạt động theo hướng phù hợp với hứng thú đó. Hứng thú không chỉ dừng ở sự thích thú vẻ bề ngoài, sự tò mò mang tính hiếu kì. Hứng thú chân chính luôn thúc đẩy con người hành động, hành động sáng tạo để chiếm lĩnh đối tượng đó.

c. Lí tưởng

– Khái niệm

Khi nói đến lí tưởng trong đời sống cá nhân người ta thường nghĩ tới đó là một mục tiêu cao đẹp, được phản ánh vào đầu óc con người dưới hình thức một hình ảnh mẫu mực và hoàn chuẩn có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ toàn bộ cuộc sống của cá nhân trong một thời gian tương đối lâu dài vào hoạt động để tới mục tiêu đó.

Theo các nhà duy tâm: lí tưởng là lí tưởng, cuộc sống là cuộc sống, lí tưởng khác cuộc sống, tách rời khỏi cuộc sống.

Theo các nhà duy vật biện chứng: lí tưởng cao hơn hiện thực, đi trước hiện thực nhưng xuất phát từ hiện thực cuộc sống, là hình ảnh của hiện thực.

– Đặc điểm của lí tưởng

Lí tưởng vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn.

+ Tính hiện thực: Mục tiêu của lí tưởng được nhào nặn từ những chất liệu có trong hiện thực cuộc sống. Khi xây dựng lí tưởng, cá nhân đều căn cứ vào những điều kiện chủ quan và khách quan. Lí tưởng là hình ảnh của hiện thực.

+ Tính lãng mạn: Mục tiêu của lí tưởng bao giờ cũng thuộc về ngày mai, thuộc về tương lai. Lí tưởng thể hiện ý muốn của con người vươn tới một cái gì đó hoàn chỉnh và mẫu mực nhưng chưa đạt tới được. Cái mà cá nhân đạt được trong hành động thì cái đó không còn là lí tưởng nữa mà là hiện thực. Từ hiện thực đó cá nhân lại muốn đạt tới cái tốt đẹp, cái hoàn chỉnh, mẫu mực hơn. Có thể nói, con người không bao giờ đạt được lí tưởng một cách tuyệt đối cả.

Trong lí tưởng, người ta tước bỏ đi những gì là không cốt yếu chưa hoàn thiện, nhấn mạnh cái đẹp, cái hoàn thiện. tưởng luôn được người mang nó tô điểm bằng những màu sắc tươi sáng, rực rỡ nhất.

Tuy nhiên, thiếu chất lãng mạn, lí tưởng chỉ còn là những ước muốn tầm thường nhưng nếu lí tưởng không xuất phát từ hiện thực cuộc sống, thiếu cơ sở hiện thực, xa vời, bay bổng quá mức thì đến một lúc nào đó sẽ chỉ còn là những ước muốn viển vông mà thôi.

Để xây dựng lí tưởng và vươn tới lí tưởng cần có sự thống nhất hài hoà giữa ba yếu tố: nhận thức sâu, tình cảm nồng cháy và ý chí kiên cường.

+ tưởng mang tính xã hội, lịch sử, giai cấp.

– Chức năng của lí tưởng

– Lí tưởng là biểu hiện và biểu hiện tập trung nhất của xu hướng cá nhân (lí tưởng xác định mục đích cuộc sống của cá nhân, mục tiêu và chiều hướng phát triển của cá nhân).

– Lí tưởng là động lực thúc đẩy , điều khiển toàn bộ hoạt động của con người.

– Lí tưởng được xây dựng từ nhận thức đầy đủ + tình cảm sâu sắc + ý chí mạnh mẽ đo đó tạo cho con người có một sức mạnh phi thường vượt qua mọi khó khăn trở ngại, thậm chí không sợ hi sinh để đạt được.

– Lí tưởng trực tiếp chi phối sự hình thành, phát triển tâm lí cá nhân: lí tưởng có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và phát triển của nhu cầu, hứng thú. Để vươn tới lí tưởng cao đẹp của đời mình có khi cá nhân phải tự điều chỉnh, huỷ bỏ một số nhu cầu hứng thú không phù hợp, hình thành những nhu cầu, hứng thú mới phù hợp. Do yêu cầu của lí tưởng, cá nhân thấy cần phải trau dồi nhiều năng lực mới, sửa đổi tính tình cho phù hợp với tính chất công việc.

d. Thế giới quan, niềm tim

– Khái niệm

Thê giới quan là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, về xã hội và bản thân được hình thành ở mỗi người và xác định phương châm hành động ở người đó.

Niềm tin là thế giới quan đã được kiểm nghiệm, thể nghiệm.

Trước những vấn đề về tự nhiên, về xã hội, về bản thân, mỗi người mỗi giai cấp có những
quan điểm nhìn nhận khác nhau do đó sẽ hành động khác nhau.

Thế giới quan mang tính giai cấp rõ rệt. Không có thế giới quan của mọi giai cấp.

Thế giới quan có thể thay đổi khi điều kiện sống, môi trường sống thay đổi. Trong xã hội tồn tại nhiều thế giới quan khác nhau vì tồn tại nhiều hệ thống quan điểm khác nhau. Giai cấp nào đại diện cho phương thức sản xuất tiến bộ nhất sẽ có thế giới quan khoa học nhất.

– Vai trò của thế giới quan

Thế giới quan là kim chỉ nam cho mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Do thế giới quan khác nhau, người ta nhận thức về thế giới khác nhau thậm chí có thể trái ngược nhau. Do đó hành động sẽ khác nhau. Toàn bộ những thuộc tính tâm lí cá nhân đặc biệt là lí tưởng đều được hình thành và phát triển dưới ánh sáng của thế giới quan.

  • Khái niệm nhân cách, đặc điểm và cấu trúc nhân cách
  • Sự hình thành và phát triển nhân cách

2. Tính cách

2.1. Khái niệm

Trong cuộc sống, mỗi người có những phản ứng riêng biệt khác nhau đối với những tác động của thế giới khách quan (tự nhiên và xã hội) và thế giới chủ quan. Trong thái độ đối với người khác, có người luôn tỏ ra dịu dàng, lịch thiệp, có người lại thô lỗ cục cằn. Có người xởi lởi, phóng khoáng nhưng có người lại keo kiệt, bủn xỉn. Trong thái độ đối với lao động, có người thường cần cù, chịu khó, có người lại lười biếng, ngại khó…. Những phản ứng riêng biệt này được củng cố trong thực tiễn, trong kinh nghiệm trở thành ổn định, bền vững thì gọi là những nét tính cách. Tổng hợp nhiều nét tính cách chúng ta có tính cách.

Từ “xapakmep” (tiếng Nga), “character” (tiếng Anh) dịch từ tiếng Hi Lạp “charakter” có nghĩa là “nét”, “dấu tích”, “đặc điểm”. Song khái niệm tính cách không phải bao gồm tất cả những nét, những đặc điểm tiêu biểu của con người. Khi dùng khái niệm tính cách là chúng ta muốn đánh giá hành vi của con người trong quan hệ của con người với người khác, với thế giới bên ngoài và khi chúng ta muốn nói về không phải những hành vi ngẫu nhiên mà là những hành vi mà chúng biểu thị quan hệ xã hội của người đó.

Mỗi người đều có quan hệ nhiều vẻ với thực tiễn và do đó có nhiều đặc điểm hay thuộc tính cá nhân. Nhưng trong số những đặc điểm ấy , có ý nghĩa lớn nhất là những đặc điểm nào của cá nhân nêu lên được đặc trưng của con người cụ thể coi như là một thành viên của xã hội. Tương ứng với chúng là những hình thức riêng biệt, độc đáo của hành vi là sự biểu hiện của những mối quan hệ trên.

Tính cách là một phong cách đặc thù của mỗi nguồn phản ánh lịch sử tác động của những điều kiện sông và giáo dục biểu thị ở thái độ đặc thù của người đó đối với hiện thực khách quanở cách xử súự,ơởnhững đặc điểm trong hành vi xã hội của người đó (A.G. Covaliốp)

2.2. Đặc điểm đặc trưng của tính cách

a. Nội dung và hình thức của tính cách

Nội dung của tính cách là hệ thống thái độ của cá nhân đối với hiện thực: thái độ đối với tự nhiên, đối với xã hội, đối với lạo động, đối với bản thân. Hệ thống thái độ này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong các loại thái độ thì thái độ đối với những người xung quanh là chính, nó sẽ chi phối các mối quan hệ khác. Hìnhthức của tính cách là những phương thức hành động, kiểu hành vi xã hội của con người. Giữa hệ thống thái độ (nội dung của tính cách) và phương thức hành động, kiểu hành vi xã hội (hình thức của tính cách) có mối quan hệ biện chứng, tác động chi phối lẫn nhau.

b. Sự kết hợp giữa các thuộc tính trong cấu trúc tính cách là sự kết hợp độc đáo mang tính đặc thù

Mỗi tính cách có nhiều nét tính cách. Mỗi nét tính cách có ý nghĩa riêng tuỳ thuộc vào sự kết hợp của nó với những nét tính cách khác của cá nhân. Sự kết hợp khác nhau giữa các nét tính cách sẽ tạo nên những tính cách khác nhau.

c. Cái chung và cái riêng trong tính cách

Tính cách là một hiện tượng xã hội – lịch sử. Do đó không thể có tính cách chung chung cho mọi tầng lớp, giai cấp, tách khỏi không gian, thời gian sống. Song cá nhân có tính cách lại là một thành viên của xã hội và liên quan với xã hội bằng các quan hệ khác nhau.

Những điều kiện kinh tế, xã hội, văn hoá chung tạo nên cho tính cách những nét chung. Cái chung trong tính cách là những nét chung cho một nhóm người. Những nét này phản ánh những điều kiện chung trong cuộc sống của nhóm người ấy và biểu hiện nhiều hay ít ở từng đại diện của nhóm ấy . Mỗi thời kì lịch sử mỗi chế độ xã hội, mỗi giai cấp có những nét tính cách điển hình riêng.

Như vậy là trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét tính cách chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt đặc trưng cho cá nhân ấy. Chúng thấm quyện vào nhau tạo thành một sắc thái tâm lí thống nhất, độc đáo của tính cách.

d. Sự hình thành tính cách

Tính cách không phải được di truyền, không phải là bẩm sinh cũng không phải là một thuộc tính bất biến của con người. Tính cách được hình thành trong tiến trình sống, nó phụ thuộc vào cách sống của con người, phản ánh những điều kiện sống và là hình ảnh của cuộc sống của con người. Tuy nhiên con người không phải là đối tượng thụ động, chịu những tác động của những điều kiện sống và hoàn cảnh bên ngoài. Con người là chủ thể của hoạt động, có hành động tương hỗ, tích cực với môi trường. Không những môi trường biến đổi con người mà con người cũng tích cực tác động đến môi trường, biến đổi môi trường, khắc phục và cải tạo những hoàn cảnh sống không thuận lợi. Không phải tự bản thân môi trường mà chính là hoạt động của con người với môi trường đã đóng vai trò quyết định trong việc hình thành tính cách của họ.

2.3. Cấu trúc của tính cách

Sự kết hợp độc đáo của các nét tính cách tạo nên cấu trúc tính cách. Đó không phải là sự kết hợp máy móc, phép tính cộng đơn giản của các thuộc tính, của các nét tính cách mà là sự hoà nhập vào nhau, kết hợp với nhau một cách độc đáo tạo nên một cấu trúc toàn vẹn, thống nhất. Nhưng không thể nghiên cứu và hiểu một nguyên thể phức tạp như tính cách nếu như không tách ra trong tính cách ấy những mặt riêng lẻ hay những biểu hiện điển hình.

a. Xu hướng: thành phần chủ đạo

Một trong những mặt quan trọng nhất của tính cách là những nét tính cách nói lên xu hướng của nhân cách.

Xu hướng quy định tính cách con người phát triển theo hướng nào. Khi con người đặt ra cho mình mục đích, mục tiêu nào trong cuộc sống (xu hướng) họ sẽ hướng thái độ và hành vi của mình (tính cách) vào mục đích, mục tiêu đó. Tính cách của con người ổn định và vững vàng (con người có bản lĩnh) khi xu hướng được hình thành và ổn định. Nhu cầu và hứng thú quy định nên thái độ lựa chọn đối với các mặt khác nhau trong cuộc sống, xác định tính độc đáo trong tính cách. Lí tưởng, thế giới quan, niềm tin quy định nên nội dung đạo đức trong thái độ, giúp cá nhân định hướng đúng đắn trong cuộc sống và quy định nguyên tắc của hành vi khiến con người trở nên vững vàng trong mọi tình huống.

b. Tình cảm: thành phần cốt lõi, bao trùm của tính cách

K.Đ. Usinxki: “Không có cái gì, không một lời nào, thậm chí một hành vi nào của chúng ta lại biểu thị bản thân và thái độ của ta với thế giới bên ngoài một cách rõ ràng và hoàn toàn như cảm xúc của chúng ta”.

Có thể nói, nơi nào có quan hệ tình cảm giữa con người và con người với nhau thì đều có quan hệ tình cảm giữa con người và con người. Quan hệ nào trong xã hội cũng có quan hệ tình cảm xen vào. Tất cả những tình cảm như lòng yêu nước, yêu quê hương, tình làng, nghĩa xóm, tình yêu giữa những người ruột thịt tình bạn, tình yêu, tình đồng chí bao trùm lên cuộc sống cá nhân và đạo đức con người được xây dựng trên cơ sở tình cảm gắn bó giữa con người và con người. Đời sống tình cảm của con người như thế nào thì sẽ quy định tư cách đạo đức và tư thế tác phong của người đó như thế ấy.

Khi con người mất đi những quan hệ tình cảm, người ta cũng mất luôn cả tính người. Mất đi những tình cảm tốt đẹp cũng là mất đi những phẩm chất, tính cách nói riêng, nhân cách nói chung.

c. Ý chí: mặt sức mạnh của tính cách

Ý chí thể hiện trong tính cách theo hai chiều:

+ Thúc đẩy hành động: Đó là sự quyết tâm, tính quả quyết, lòng dũng cảm.

+ Kiềm chế hành động: Đó là sự tự chủ, tự kiềm chế để đạt được mục đích.

Những nét ý chí của tính cách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hành vi của con người, quy định hiệu quả của mọi thái độ, hành vi. Các phẩm chất ý chí quy định cường độ và sự cứng rắn của tính cách nói chung. Tuỳ thuộc vào sự phát triển những nét ý chí của tính cách con người mà người ta nói đến những tính cách mạnh hay yếu.

Nhờ ý chí con người mới chuyển được nội dung bên trong của tính cách (hệ thống thái độ đối với hiện thực) thành kiểu hành vi xã hội, kiểu xử thế bên ngoài và tính cách mới được bộc lộ một cách trọn vẹn, sắc nét, bản lĩnh của con người mới được biểu hiện rõ ràng.

Nếu con người có xu hướng đúng nhưng không có ý chí để thực hiện những mục tiêu tốt đẹp đó thì mục tiêu đó cũng không có giá trị gì.

d. Khí chất: mặt cơ động của tính cách

Khí chất là sự thể hiện sắc thái hoạt động tâm lí của cá nhân về cường độ, tốc độ, nhịp độ tạo nên bức tranh hành vi của cá nhân đó, làm đậm nét tính đặc thù của nhân cách.

Khí chất có ảnh hưởng đến sự dễ dàng hay khó khăn của việc hình thành và phát triển nét tính cách này hay khác của cá nhân.

Khí chất không quy định con đường phát triển của các đặc điểm đặc trưng của tính cách một cách một chiều và hơn nữa một cách định mệnh. Bản thân khí chất được cải tổ dưới ảnh hưởng của tính cách. Nhưng nội dung bên trong của tính cách khi biểu hiện ra bên ngoài thường mang sắc thái của loại khí chất này hay khác góp phần tạo nên tính độc đáo, riêng biệt trong tính cách mỗi người.

e. Kiểu hành vi: mặt hiện thực của tính cách

Nhờ kiểu hành vi mà tính cách tồn tại. Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân là sự thể hiện ra bên ngoài một cách cụ thể hệ thống thái độ của họ, là sự thể hiện của tính cách cá nhân. Do đó đánh giá tính cách phải thông qua kiểu hành vi. Tính cách không được thể hiện ra hành vi thì cũng sẽ mất dần.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng của cá nhân đều biểu hiện tính cách mà chỉ những hành vi, cử chỉ, cách nói năng đã trở thành thói quen, đã trở thành “kiểu riêng” của cá nhân mới biểu hiện tính cách của họ.

Tóm lại. Khi xét tính cách phải xét toàn bộ chỉnh thể của nó.

Tách riêng một mặt nào đều không có ý nghĩa. Nhưng trong thực tế người ta có thể gọi tính cách bằng nét tiêu biểu của thành phần có trong cấu trúc. Ví dụ: Chị A giàu tình cảm; Anh B giàu nghị lực…

3. Năng lực

3.1. Khái niệm

Trong đa số các hoạt động, có một thực tế là bất kì người bình thường nào cũng có thể tiếp thu một số kiến thức, kĩ năng. Song trong những điều kiện bên ngoài như nhau thì những người khác nhau có thể tiếp thu những kiến thức, kĩ năng ở những mức độ với những tốc độ, nhịp độ khác nhau. Thực tế trên là do năng lực của họ khác nhau. Ngoài ra có một số lĩnh vực hoạt động chỉ nhưng người có năng lực nhất định mới có thể đạt được kết quả.

Năng lực là tổng hợp những thuộc tính tâm lí độc đáo của cá nhân đáp ứng yêu cầu đặc trưng của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động âý đạt kết quả cao.

3.2. Các mức độ năng lực

a. Năng lực: Khái niệm dùng để chỉ một mức độ nhất định của năng lực, biểu thị sự hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó, nhiều người có thể đạt được.

b. Tài năng: Mức độ năng lực cao hơn được đặc trưng bởi sự đạt được những thành tích lớn, ít người có thể sánh được. Tài năng là toàn bộ những năng lực cho phép con người thu được những sản phẩm hoạt động có đặc điểm là độc đáo và mới mẻ, có sự hoàn chỉnh cao và có ý nghĩa xã hội lớn. Đặc điểm của tài năng là trình độ sáng tạo cao khi thực hiện một hoạt động nào đó. Hoạt động sáng tạo nhằm sản sinh ra một cái gì đó có tính chất mới mẻ mà trước đây chưa hề có. Hoạt động sáng tạo không hướng con người vào việc thích ứng với những chế định xã hội, với những lôgic… đã được hình thành mà hướng con người vào sự cải tạo cái cũ, tạo ra cái mới.

c. Thiên tài: là mức độ năng lực ở mức cao nhất, biểu thị sự hoàn thành một cách hoàn chỉnh nhất, cao nhất, kiệt xuất nhất, có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, tạo ra một thời đại mới trong lĩnh vực hoạt động của mình. Hoạt động sáng tạo của thiên tài bao giờ cũng bắt buộc phải có ý nghĩa tích cực ý nghĩa xã hội.

3.3. Cấu trúc của năng lực

a. Cấu trúc của năng lực mang tính cơ động

Có những thuộc tính tâm lí vừa nằm trong cấu trúc của năng lực này vừa nằm trong cấu trúc của năng lực khác. Thực tế cho thấy , cá nhân có nhiều năng lực có thể tham gia tốt hoạt động A nào đó nhưng đồng thời có thể hoàn thành yêu cầu của hoạt động B. Do đó, mỗi con người có thể có nhiều năng lực chứ không bị trói buộc vào một loại năng lực, một loại hoạt động. Tính cơ động của năng lực còn thể hiện ở khả năng bù trừ của các thành phần trong cấu trúc.

Cấu trúc của năng lực và tính cách đều vừa ổn định vừa cơ động nhưng sự cơ động trong cấu trúc năng lực cao hơn nhiều. Chính tính cơ động của năng lực giúp con người dễ dàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

b. Các thành phần trong câu trúc năng lực

Theo A.G. Covaliốp, năng lực bao gồm những thành phần:

– Thành phần chủ đạo: bao gồm những thuộc tính quy định phương hướng hoạt động của con người.

– Thành phần chỗ dựa: bao gồm những thuộc tính có tính chất là công cụ của hoạt động

– Thành phần làm nền: bao gồm những thuộc tính bổ sung, hỗ trợ. Ở những năng lực khác nhau, các thành phần chủ đạo, chỗ dựa, làm nền sẽ khác nhau. K.K.

Platonốp cũng chia như vậy nhưng cách gọi khác:

– Thành phần cơ bản

– Thành phần chỗ dựa

– Thành phần làm nền.

c. Đặc điểm về số1ượng và chất lượng của năng lực

Năng lực của mỗi người mang những nét riêng biệt. Năng lực của mỗi người không ai giống ai, không bao giờ lặp lại cả về số lượng và chất lượng.

VI. Lênin: “Hi vọng đến chủ nghĩa cộng sản có sự ngang bằng nhau về năng lực và sức lực là điều không tưởng”.

Về số lượng: người có nhiều, người có ít năng lực.

Về chất lượng: năng lực của người này khác năng lực của người khác trước hết về kiểu loại năng lực. Người có năng lực âm nhạc, người có năng lực hội hoạ, người có năng lực thể thao hoặc khoa học… Có thể nói, trong xã hội có bao nhiêu lĩnh vực hoạt động thì có bấy nhiêu kiểu loại năng lực khác nhau. Ngay trong cùng một kiểu loại năng lực, năng lực của người này cũng khác năng lực ở người khác.

3.4. Tiền đề tự nhiên và điều kiện xã hội của sự hình thành và phát triển năng lực

a. Tiền đề tự nhiên của năng lực

Thường khi nói đến tiền đề tự nhiên của năng lực là người ta nói đến yếu tố tư chất. Thực tế đây là vấn đề phức tạp vì trong yếu tố tư chất có: – Cái bẩm sinh: sinh ra đã có.

– Cái di truyền: cái tồn tại và phát triển trên cơ sở đến của bố mẹ.

– Cái tự tạo: cái cá nhân thu được, khác thế hệ bố mẹ.

– Tư chất: Những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lí đặc biệt của hệ thần kinh và những chức năng của chúng được biểu hiện trong giai đoạn hoạt động đầu tiên của con người. Trong cuộc sống, trong hoạt động, tư chất luôn biến đổi chứ không cố định.

Quan điểm của tâm lí học mácxít: Các hoạt động chức năng của não và trong cấu trúc cơ thể nói chung không có ý nghĩa hiển nhiên đối với sự phát triển năng lực của con người. Tư chất không quyết định năng lực nhưng tu chất có ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực, là tiền đề tự nhiên, tiền đề vật chất của sự phát triển năng lực.

XL. Rubinstein: Năng lực không được quy định trước nhưng không thể đưa từ ngoài vào một cách đơn giản. Trong các cá nhân phải có tiền đề tức là điều kiện bên trong cho sự phát triển. Tư chất ảnh hưởng như thế nào?

– Ảnh hưởng đến chiều hướng và tốc độ của sự hình thành và phát triển năng lực: những người có tư chất phù hợp với sự phát triển năng lực tương ứng với tư chất đó thì sẽ dễ dàng phát triển năng lực ấy và dễ đạt được thành tích hơn những người không có tư chất phù hợp.

– Về vai trò của tiền đề tự nhiên cũng cần nhấn mạnh là khi đạt đến mức độ thiên tài thì tiền đề tự nhiên này khá quan trọng. Nhưng ảnh hưởng này tới sự phát triển tài năng đang còn ở trong tình trạng tự phát.

Tuy nhiên tư chất là điều kiện cần chứ chưa đủ của sự phát triển năng lực. Một người có tư chất tốt nhưng nếu không tham gia những hoạt động thích hợp thì năng lực cũng không thể phát triển được.

b. Điều kiện xã hội của năng lực

Đây là điều kiện quan trọng và quyết định.

– Năng lực vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của sự phân công lao động. C.Mác: Sự khác biệt tài hoa của con người không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của sự phân công lao động.

Từ thời thượng cổ cho tới nay đều có sự phân công lao động. Phân công theo sức khoẻ, khả năng, trình độ. Như vậy là khả năng, trình độ, năng lực chính là nguyên nhân của sự phân công lao động. Mặt khác, chính lao động với những yêu cầu đặc trưng riêng của nó đã phát triển năng lực. Do đó năng lực là kết quả của sự phân công lao động.

Năng lực của con người phát triển theo trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật. Từ nền sản xuất thủ công, nền sản xuất với các nhà máy nhỏ đến nền sản xuất đại công nghiệp, năng lực của con người không ngừng phát triển.

Trình độ phát triển của khoa học, kĩ thuật đòi hỏi con người phải có năng lực tương ứng, phù hợp để đáp ứng với trình độ khoa học kĩ thuật. Do đó và nhờ đó mà năng lực phát triển.

Năng lực phụ thuộc vào chế độ xã hội. V.I. Lê nin: “Chế độ tư bản bóp nghẹt, vùi dập và làm thui chột biết bao thiên tài trong công nhân và nhân dân lao động. Những thiên tài này đã mai một đi trong cảnh nghèo túng, bần cùng và bị chà đạp cá tính”.

Chế độ phong kiến: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Trước Cách mạng tháng Tám, nhân dân ta cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc lấy đâu ra điều kiện học hành. Do đó năng lực không có điều kiện phát triển. hội chúng ta khuyến khích, tạo điều kiện cho mỗi người đều có cơ hội để phát triển tài năng của mình.

– Hoạt động cá nhân

Hoạt động nói chung, hoạt động lao động nói riêng là động lực sáng tạo con người. Thông qua hoạt động:

+ Cá nhân hiểu được mình, biết được khả năng của mình;

+ Làm cho cá nhân thích ứng với yêu cầu của hoạt động;

+ Hình thành cho mình những thuộc tính còn chưa có hoặc chưa phát triển tương xứng với yêu cầu của hoạt động;

+ Hoạt động là nhân tố quyết định sự hình thành, phát triển năng lực.

4. Khí chất

4.1. Khái niệm

Tâm lí con người mang tính chủ thể. Trong số những đặc điểm tâm lí của cá nhân nhắm phân biệt người này với người khác khí chất có vị trí quan trọng nhất. Từ thời cổ đại xa xưa, người ta đã nhận thấy có những khác biệt cá nhân rõ rệt trong những đặc điểm bên ngoài của hành vi: một số người thì nhanh nhẹn, hoạt bát, cởi mở, dễ thích nghi. Một số người khác. ngược lại, chậm chạp, khép kín. khó thích nghi… Một số người thường bình thản, ung dung. Một số người khác ngược lại luôn vội vàng. tất bật.

Người ta cũng nhận thấy rằng những đặc điểm đó chỉ thuần tuý là những biểu hiện bề ngoài của hành vi không liên quan gì đến việc con người có yêu nước, tôn trọng mọi người, yêu lao động, khiêm tốn, trung thực, chăm chỉ hay không. Nói tóm lại, những đặc điểm này không đánh giá về mặt đạo đức của con người mà chỉ phản ánh sắc thái hoạt động tâm lí của con người về mặt cường độ, tốc độ, nhịp độ của những động tác, cử chỉ, cách đi đứng… mà thôi. Đó là khí chất.

Khí chất không định trước giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân như một nhân cách. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo đức, giá trị xã hội như nhau. Ngược lại có những người có cùng khí chất như nhau nhưng có thế rất khác nhau về giá trị đạo đức, giá trị xã hội.

Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có liên hệ chặt chẽ với tính cách. Các nét tính cách khi thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các hành vi xã hội thường mang sắc thái của một khí chất này hay khí chất khác.

Khí chất không định trước trình độ của năng lực. Những người có cùng khí chất có thể có năng lực khác nhau. Những người có cùng một loại năng lực có thể thuộc nhiều khí chất khác nhau. Như vậy là không một thuộc tính nào của nhân cách lại do khí chất tiền định cả nhưng sự thể hiện của tất cả các thuộc tính của nhân cách đều bị phụ thuộc vào khí chất trong những mức độ nhất định Khí chất là tông thể những đặc điểm tâm lí cá nhân thể hiện rõ hoạt động tâm lí của con người.

– Một vài nét về lịch sử nghiên cứu khí chất Trong lịch sử, người ta đã ghi lại tên tuổi của Hypôcrát người Hi Lạp (460 – 356 TCN), người đã phát hiện ra các khí chất.

Theo Hypôcrát trong cơ thể con người có bơn chất lỏng (máu, chất nhờn, mật vàng và mật đen). Tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bốn chất dịch ấy mà quyết định hành vi của con người. Sau này do tên gọi của các chất dịch chiếm ưu thế trong cơ thể mà có tên gọi các kiểu khí chất.

– Xăngghít (máu – nóng)

– Kiểu Xănganh (kiểu hoạt) Phlêch (chất nhờn – lạnh lẽo)

– Kiểu Phlêmatic (kiểu trầm) Côle (mật vàng – khô ráo)

– Kiểu Côlêric (kiểu nóng)Mêlangcôle (mật đen – ẩm ướt)

– Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư)

Bác sĩ người La Mã là Galen (200 – 130 TCN) đã hoàn thiện lí thuyết của Hypôcrát và từ đó mọi người được phân chia thành bốn loại tương ứng với bốn nhóm khí chất với các đặc điểm khác nhau.

– Kiểu Xănganh (kiểu linh hoạt):

+ Dễ thay đổi thói quen

+ Dễ thay đổi tâm trạng

+ Là người yêu đời, nhanh nhẹn, nhanh trí nhưng ít kiên nhẫn.

– Kiểu Phlêmatic (kiểu trầm):

+ Người kém nhanh nhẹn

+ Hưng phấn cảm xúc yếu

+ Bình tĩnh và kiên định

+ Thói quen, kĩ xảo ơn định, khó thay đổi.

– Kiểu Côlêric (kiểu nóng):

+ Cảm xúc biểu hiện rất rõ, nhất là những cảm xúc tiêu cực

+ Hay nóng nảy dù sự nóng nảy qua đi nhanh

+ Nhanh nhẹn, có nghị lực, kiên quyết.

+ Khi vui sướng hay đau khổ đều rung động mãnh liệt, sâu sắc

– Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tư):

+ Cảm xúc mang tính mềm yếu. Bất kì thất bại nào cũng gây ức chế, luôn u sầu;

+ Mọi rung động diễn ra chậm chạp nhưng khá sâu sắc; + Thường lờ đờ, thụ động.

Khoa học phát triển lên đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan hệ, vào tỉ lệ giữa các chất dịch trong cơ thể nhưng cho rằng chia bốn kiểu khí chất trên là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lí. Do đó cách phân chia trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa.

Sau đó có tư tưởng cho rằng khí chất của con người phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học (hoạt động của hệ tim mạch, thể tạng…).

Thuyết thần kinh do nhà sinh lí học vĩ đại người Nga I.P. Páplốp đã giải thích một cách thực sự khoa học về khí chất. Các công trình nghiên cứu khoa học của ông đi đến kết luận: Cơ sở sinh lí của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh cấp cao hay kiểu hệ thần kinh. Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh cũng như của từng tế bào thần kinh đều dựa vào hai quá trình cơ bản là hưng phấn và ức chế. Quá
trình hưng phấn và ức chế của những người khác nhau thì khác nhau về cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng. Căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản (cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng) của hai quá trình thần kinh cơ bản Páplốp đã xếp ra bốn kiểu thần kinh cơ bản, cơ sở của bốn kiểu khí chất.

4.2. Các kiểu khí chất điển hình và cơ sở sinh 1í của chúng

a. Các kiểu hoạt động thần kinh cấp cao (HĐTKCC) cơ bản

Páplốp tìm ra 4 kiểu HĐTKCC cơ bản:

+ Kiểu mạnh, cân bằng, linh hoạt

+ Kiểu mạnh, cân bằng. không linh hoạt

+ kiểu mạnh, không cân bằng

+ Kiểu yếu.

b. Các kiểu khí chất điển hình và đặc điểm

– Kiểu linh hoạt (kiểu Xănganh) (mạnh, cân bằng, linh hoạt):

+ Kiểu người linh hoạt, hăng hái, sôi nổi. tháo vát và đầy sáng tạo (nhưng chỉ lúc nào người đó hứng thú).

+ Luôn hướng về tập thể.

+ Luôn sống lạc quan, vui vẻ, cởi mở, thiện chí và ưa dí dỏm.

+ Tích cực học tập, lao động và công tác xã hội.

+ Luôn muốn thay đổi ấn tượng, không chịu được những hoạt động đơn điệu kéo dài.

+ Tâm tính thường hay thay đổi nhưng chủ yếu là trạng thái thoải mái, cân bằng.

+ Dễ quen, dễ thích nghi

+ Những thất bại và những điều khó chịu đối với họ có tính chất nhẹ nhàng.

Những đại điện: Napôlêông, Lécmantốp, Môda.

Những học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, dễ ham mê, lạc quan.

+ Quan hệ rộng rãi, dễ thân, dễ gần.

+ Trong học tập các em tiếp thu nhanh. mạnh dạn phát biểu ý kiến, rất nổi trong tập thể, thích tham gia hoạt động, dễ di chuyển chú ý.

+ Dễ nhìn thấy thiếu sót và dễ tiếp thu phê bình Nhược điểm của những học sinh có kiểu khí chất này là: nhận thức rộng mà không sâu; thiếu kiên trì, bền bỉ, chóng chán, dễ phân tán sức lực.

Kiểu trầm (kiểu Phlêmatic) (mạnh, cân bằng, không linh hoạt):

+ Thường bình thản và thăng bằng. Luôn thong thả, ung dung, đĩnh đạc, không bao giờ hấp tấp.

+ Chín chắn, ít bị kích động. Luôn bình tĩnh giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Thực hiện mọi việc chu đáo, thận trọng.

+ Thích trật tự, ngăn nắp và hoàn cảnh quen thuộc

+ ít cởi mở, ít biểu hiện rõ rệt các cảm xúc và trạng thái tình Cảm Nhược điểm của kiểu khí chất này là: có tính ỳ và không linh hoạt. Thích nghi chậm với môi trường.

Những đại diện: M.I. Cutudốp, I. Niutơn, nhà thơ A.Crưlốp.

Những em học sinh kiểu khí chất này thường là những học sinh:

+ Cần cù, chịu khó, chăm chỉ học tập

+ Nhận thức không nhanh nhưng chắc và sâu

+ Nghiêm tức trong học tập và có tinh thần trách nhiệm với công việc nhưng phản ứng chậm với những tác động.

Nhược điểm của những học sinh có kiểu khí chất này là: Thường có vẻ kín đáo, ít cởi mở, ít chan hoà với bạn bè, với những hoạt động sôi nổi.

Khi thay đổi giờ học, môn học, sự di chuyển chú ý thường chậm.

Thiếu linh hoạt, chậm chạp. Thường do dự, bỏ lỡ cơ hội.

– Kiểu nóng (kiểu Côlêric) (mạnh, không cân bằng):

+ Thường nhanh nhẹn, nóng nảy, ồ ạt.

+ Rất tích cực, say mê

+ Phản ứng mạnh và kiên quyết.

+ Các rung cảm diễn ra với nhịp điệu nhanh.

+ Cảm xúc bộc lộ rõ rệt qua nét mặt, ngôn ngữ.

+ Thường là người thật thà, thẳng thắn, không quanh co.

Tính phản ứng mạnh thường lấn át tính tích cực. Đặc biệt say mê trong công việc nhưng nhiều khi lại mất cân bằng, dễ có những thay đổi đột ngột trong tâm trạng. có những cảm xúc bột phát.

+ Dễ bốc, dễ xẹp

+ Gay gắt, cục cằn

Các đại diện: A. Puskin, nhà quân sự A.E. Xuvôrốp, nhà cách mạng M. Rôbespie.

Những em học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Hay xung phong nhận nhiệm vụ và quyết tâm làm cho bằng được bất chấp khó khăn.

+ Thường là những học sinh hăng hái, đi đầu.

+ Các em hay hứng thú với những hoạt động có tính chất động.

+ Hăng hái, sôi nổi nhưng thiếu kiên trì hay vội vàng, hấp tấp.

+ Đối với bạn hay nhiệt tình, hay giúp đỡ nhưng cũng hay cáu gắt khi không vừa ý.

+ Dễ bị khích

+ Tính tự kiềm chế kém. Hay tự ái, dễ nổi nóng, dễ phát khùng dẫn đến hành động vô tổ chức, vô kỉ luật bất chấp hậu quả.

– Kiểu ưu tư (kiểu Mêlangcôle) (kiểu thần kinh yếu):

+ Kiểu người có thiên hướng ngẫm nghĩ sâu

+ Nhạy cảm, đa sầu. đa cảm

+ ít cởi mở, dễ bị ức chế, dễ bi quan, lo lắng, dễ bị mếch lòng, hay nghĩ ngợi một cách ốm yếu.

+ Lúng túng, vụng về trong hoàn cảnh mới

Theo Páplốp, những người thuộc kiểu khí chất này là loại người có “tính đau khổ” cao.

Những đại diện: Gôgôn, P.I. Traicốpxki.

Những học sinh thuộc kiểu khí chất này là những học sinh:

+ Bề ngoài uỷ mị, yếu đuối, hay lo lắng

+ Rụt rè, nhút nhát hay tự ti, khép kín

+ Nhận thức chậm nhưng sâu sắc

+ Suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trông rộng

+ Giàu ấn tượng, nhạy bén, tinh tế

+ Xa lánh/ không thích những hoạt động náo nhiệt

+ Đặc điểm nổi bật là hiền dịu, dễ cảm thông với mọi người

+ Tình cảm tế nhị, bền vững

+ Thường mơ mộng, đắm chìm trong thế giới nội tâm

+ Kiên trì chịu đựng, khắc phục khó khăn. Trong hoàn cảnh quen thuộc, bình thường họ làm việc tốt, đạt kết quả cao.

1. Các khái niệm cơ bản và một số đánh giá liên quan:

1.1. Khái niệm nhân cách:

Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm sinh lý của cá nhân thể hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.

Như vậy có thể thấy rằng: nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân. Bởi vậy, nếu cá nhân là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa cá thể với giống loài thì nhân cách là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa các cá nhân. Cá nhân là phương thức biểu hiện của giống loài, còn nhân cách vừa là nội dung, vừa là cách thức biểu hiện của mỗi cá nhân riêng biệt.

Nhân cách biểu hiện thế giới cái tôi của mỗi cá nhân, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tạo nên đặc trưng riêng về di truyền, về sinh lý thần kinh, về hoàn cảnh sống của cá nhân theo cách riêng của mình. Mỗi cá nhân tiếp thu những giá trị phổ biến của văn hoá xã hội, từ đó, thông qua sự lọc bỏ, tự tiếp nhận của bản thân để hình thành các giá trị định hướng của nhân cách. Các giá trị như lý tưởng, niềm tin, quan hệ lợi ích, nhận thức và hành động được mỗi cá nhân lựa chọn để xác lập hành vi cụ thể, hình thành nhân cách trong quan hệ xã hội.

Mặt khác Nhân cách không phải là bẩm sinh, sẵn có mà được hình thành và phát triển phụ thuộc vào ba yếu tố sau đây:

Thứ nhất, nhân cách phải dựa trên tiền đề sinh học và tư chất di truyền học, một cá thể sống phát triển cao nhất của giới hữu sinh.

Thứ hai, môi trường xã hội là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển của nhân cách thông qua sự tác động biện chứng của gia đình, nhà trường và xã hội đối với mỗi cá nhân.

Thứ ba, hạt nhân của nhân cách là thế giới quan cá nhân, bao gồm toàn bộ các yếu tố như quan điểm, lý luận, niềm tin, định hướng giá trị…

1.2. Xu hướng:

Xu hướng của nhân cách là hệ thống động cơ quy định tính tích cực và sự lựa chọn thái độ của con người trong quá trình hoạt động.

Xem thêm: Tâm lý học phát triển là gì? Các lý thuyết theo tâm lý học phát triển?

Từ khái niệm trên ta có thể đánh giá: Xu hướng của nhân cách thường được biểu hiện qua: nhu cầu, hứng thú, lý tưởng,

thế giới quan, niềm tin. Có thể nói rằng xu hướng chính là chiều hướng phát triển của nhân cách con người, các thành phần trong xu hướng nhân cách như: nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng, lý tưởng, thế giới quan, niềm tin là các thành phần trong hệ thống động cơ của nhân cách, chúng là động lực của hành vi, của hoạt động.

PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÍ

Hiện tượng tâm lí.

Khi ta nhìn, quan sát thấy một sự vật hiện tượng, biểu tượng đó xuất hiện trong đầu của chúng ta. Đó chính là biểu tượng tâm lí.

Khi chúng ta vui hoặc buồn, trạng thái vui hay buồn đó cũng là tâm lí.

Khi chúng ta suy nghĩ và đưa ra một nhận định, đánh giá nào đó, những nhận định đánh giá của chúng ta cũng là các hiện tượng tâm lí.

Có những sự việc không diễn ra tức thời như quá trình suy nghĩ hay như trạng thái vui, buồn mà nó chỉ là những khái quát từ các hiện tượng tâm lí khác.

Ví dụ: khi ta nói yêu lao động thì chúng ta đã đề cập đến một nét tính cách của con người. Đối với một con người như vậy họ rất trân trọng, quý trọng sản phẩm của lao động.

Trong ngôn ngữ Việt, bên cạnh thuật ngữ tâm lí còn có thuật ngữ tâm hồn. Đôi khi người ta tách chữ tâm riêng, chữ hồn riêng. Trong Từ điển tiếng Việt (1988), tâm hồn được định nghĩa là ý nghĩ và tình cảm, làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của mỗi con người.

Các hiện tượng tâm lí, tâm hồn của con người đều có nguồn gốc từ bên ngoài, là sự phản ánh thế giới khách quan. Thế giới vật chất được chuyển vào não, dưới các dạng biểu tượng, hình ảnh đó không dừng lại ở mức độ xơ cứng, bất biến. Nhờ có các giác quan, chúng ta có được những biểu tượng về các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan. Từ vô số các hình ảnh, biểu tượng về những ngôi nhà có thực, trong óc con người dần khái quát hoá, thu gọn tất cả những biểu tượng đó vào một khái niệm: nhà. Chính ngôn ngữ đã giúp cho khả năng nhận biết của con người về thế giới bên ngoài tăng lên một cách đột phá.

Cũng nhờ có ngôn ngữ, tư duy của con người đã chuyển sang một bước ngoặt vĩ đại: từ tư duy bằng tay con người chuyển sang tư duy bằng khái niệm. Nhờ có tư duy bằng khái niệm, con người đã có khả năng “nhìn” sâu vào những cái mà bằng mắt thường không thể nhìn thấy. Bằng mắt, con người không thể nào nhìn thấy đường đi của hạt ánh sáng song bằng tư duy thì có thể.

Như vậy có thể nhận thấy các hiện tượng tâm lí - thế giới nội tâm của con người, mặc dù là sự phản ánh thế giới bên ngoài song nó là các hiện tượng tinh thần. Thế giới tinh thần này cũng có những cơ chế, quy luật hoạt động cho riêng mình. Bản thân nó có cấu trúc phức tạp. Để có thể nghiên cứu sâu hơn các hiện tượng tâm lí, người ta phân chia chúng thành các lớp hiện tượng khác nhau.

Phân loại các hiện tượng tâm lí.

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.

Ý thức và vô thức:

Ý thức:

Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần học, Tâm lí học…

Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con người: định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân. Khái niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như trên đã đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận định mà chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm lí. Khi những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm sao chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có đúng hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện mới: bình diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan thì sự phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó chính là ý thức.

Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng lại ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả năng nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết. Chúng không có ý thức.

Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức. Tự ý thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn, những xu hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất trong toàn bộ ý thức của con người.

Cấu trúc: theo quan niệm chung, ý thức bao gồm 3 tầng bậc chính: nhận thức cảm tính, nhận thức lí tính và hoạt động.

Nhận thức cảm tính bao gồm 2 quá trình chính gắn bó mật thiết với nhau là cảm giác và tri giác. Các biểu tượng của nhận thức cảm tính giúp chúng ta nhận biết được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, làm ranh giới giữa thức và ngủ, giữa tỉnh và say.

Nhận thức lí tính cung cấp cho chúng ta những hiểu biết một cách khái quát, những mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.

Trong tầng bậc hoạt động, các hành động có ý thức đóng vai trò là những đơn vị cơ bản. Hành động có ý thức là quá trình con người sử dụng những hiểu biết, kinh nghiệm của mình tác động vào thế giới hiện thực nhằm thoả mãn những nhu cầu của bản thân và xã hội.

Vô thức:

Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:

Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận biết được nguyên nhân.

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.

Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên (mơ ngủ) hoặc do bệnh lí (chấn thương sọ não, sốt cao) hay nhân tạo (gây mê).

Trực giác.

Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều điều chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.

Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:

Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách.

Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình đều có sản phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính, là khái niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…

Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời gian dài, mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…

Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình thành chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Thuộc tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với trạng thái tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ, tính cẩn thận, song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu hướng, tính cách, năng lực, khí chất.

Tâm lí bao gồm ba mặt:

Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2 nhóm chính là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính (chủ yếu là tư duy).

Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người hiểu biết về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của chủ thể đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng thể (một cách tương đối) và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm. Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối.

Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.

Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn, thống nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực trước hết nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này. Mỗi cách phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng cách phân loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một cách chính xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc không thể tách biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá trình cảm xúc.

Các Thuộc Tính Tâm Lý Điển Hình Của Nhân Cách Lê Thị Bừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 421 trang )

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA
NHÂN CÁCH

CÁC THUỘC TÍNH
TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH
(Dùng cho sinh viên các trường sư phạm)
LÊ THỊ BỪNG (Chủ b iên)
LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề
khó và phức tạp nhất của Tâm lí học. Tập thể tác giả
đã cố gắng biên soạn cuốn giáo trình dùng cho sinh
viên khoa Tâm lí - Giáo dục trường Đại học Sư phạm
Hà Nội: Các thuộc tính tâm lí điển hình của nhân cách.
Cấu trúc cuốn sách bao gồm:
- Chương I: Tình cảm và ý chí
(Th.s. Nguyễn Đức Sơn: Tình cảm, PGS - TS.
Lê Thị Bừng: ý chí và hành động ý chí) Chương II: Xu
hướng nhân cách (PGS - TS. Lê Thị Bừng) Chương III:


Khí chất (PGS - TS. Lê Thị Bừng)
Chương IV: Tính cách (PGS - TS. Lê Thị
Bừng)
Chương V: Năng lực - TS. Nguyễn Thị Huệ
Giáo trình được biên soạn theo khung
chương trình của Hội đồng Khoa học tổ Tâm lí học đại
cương - Khoa Tâm lí Giáo dục học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội xây dựng, song chắc chắn không tránh
khỏi thiếu sót. Để đáp ứng tốt hơn cho việc giảng dạy,
học tập và nghiên cứu về vấn đề này, các tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà


khoa học các thầy cô giáo, sinh viên... để giáo trình
ngày càng hoàn thiện hơn.
Tập thể tác giả

Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ
Chương 2. XU HƯỚNG NHÂN CÁCH
Chương 3. KHÍ CHẤT
Chương 4. TÍNH CÁCH
Chương 5. NĂNG LỰC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Created by AM Word CHM


Created by AM Word2CHM


Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý CHÍ

CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH

I - TÌNH CẢM
II - Ý CHÍ VÀ HÀNH ĐỘNG Ý CHÍ
TÓM TẮT CHƯƠNG I
BÀI TẬP THỰC HÀNH
Created by AM Word2CHM


I - TÌNH CẢM


CÁC THUỘC TÍNH TÂM LÝ ĐIỂN HÌNH CỦA NHÂN CÁCH à Chương 1. TÌNH CẢM VÀ Ý
CHÍ

1. Khái niệm chung về tình cảm
1.1. Định nghĩa tình cảm
Xét ở phương diện chất lượng và ý nghĩa
cuộc sống của con người, không có khía cạnh nào
trong đời sống tinh thần của họ có vai trò quan trọng
hơn xúc cảm, tình cảm. Con người không chỉ nhận
thức các sự vật, hiện tượng, các mối liên hệ, các quy
luật của chúng mà luôn luôn tỏ thái độ của mình với
chúng. Khi hoàn thành một công việc nào đó thường tỏ
thái độ hài lòng hay không hài lòng... Đồng thời, khi tìm
ra cách giải quyết một vấn đề, khi phát hiện ra những
tri thức mới... con người còn tỏ thái độ phấn khởi hay
buồn chán. Vì lẽ đó không có gì đáng ngạc nhiên khi
vấn đề xúc cảm, tình cảm đã được đề cập đến ngay từ
thời Cổ đại trong các quan điểm của Platon (428 - 348
TCN), Arixtốt (Aristote, 384 - 322 TCN), sau này là, Đề
các (1596 - 1650), Spinôza (1632 - 1677) và rất nhiều
những nhà tâm lí học nổi tiếng như James (1842 -


1910), Freud (1856 - 1939) Phestinger, Plutchik,
Izard...
Tuy vậy, đến nay chưa có một định nghĩa về
xúc cảm, tình cảm được nhất trí hoàn toàn. Nhìn
chung, khi đề cập tới xúc cảm và tình cảm các tác giả
chủ yếu đề cập tới xúc cảm, mà không phân biệt xúc
cảm với tình cảm. Có thể kể đến một số các quan


niệm khác nhau về xúc cảm như sau:
Platon đưa ra lí thuyết-ba trạng thái. Ông cho
rằng có ba trạng thái xúc cảm. Đó là: trạng thái dễ chịu,
trạng thái đau đớn và một trạng thái trung tính - còn
được gọi là trạng thái hài hoà. Trạng thái hài hoà là
xuất phát của trạng thái đau đớn. Đau đớn là sự phá
huỷ cái hài hoà, còn dễ chịu là sự khôi phục cái hài
hoà đó. Bên cạnh đó, một điều rất đáng chú ý ở Platon
là ông đưa ra một thành tố độc lập, phi cơ thể để giải
thích xúc cảm. Đó là nguyên tắc mong muốn và sự
thoả mãn mong muốn, tức là xúc cảm, tình cảm gắn
liền với việc thoả mãn nhu cầu của con người.
Aristote cho rằng, sự dễ chịu và nỗi đau là cơ
sở của mọi xúc cảm. Xúc cảm là sự phân loại và nhận
ra các đặc trưng đầu tiên của sự vật, hiện tượng. Trong


ý tưởng này điều mà hiện nay các nhà tâm lí học nhận
thức đồng tình khi nói về xúc cảm của con người là
trong xúc cảm có nhân tố nhận thức. Chủ thể sở dĩ có
xúc cảm, tình cảm là do nó để nhận thấy các đặc trưng,
các dấu hiệu nào đó của sự vật, hiện tượng. Điều này
cũng sẽ được chỉ ra khi chúng ta nói về các đặc điểm
của tình cảm.
Một lí thuyết tương đối đầy đủ đầu tiên và đơn
giản nhất về xúc cảm là Thuyết xúc cảm của Jame Lange. James (1842 - 1910) là nhà triết học, tâm lí học
Mĩ đã kết hợp cùng nhà sinh tí học Đan Mạch - Lange sáng lập ra thuyết về cảm xúc. Trong đó xúc cảm được
coi là tổng hợp các thay đổi trạng thái cơ thể, xuất hiện
trước một tác động từ bên ngoài được con người nhận
thức. Cách định nghĩa này đồng nhất xúc cảm và trạng


thái sinh lí của cơ thể. Do vậy, định nghĩa này không
được các nhà tâm lí học hiện đại đồng tình.
Sau lí thuyết của Jame - Lange có một loạt
các lí thuyết khác giải thích xúc cảm và đưa ra các định
nghĩa khác nhau. Trong đó có lí thuyết của Cannon Bard - các nhà tâm lí học Mĩ (1927). Lí thuyết này lại
cho rằng xúc cảm đồng thời với các thay đổi sinh học
của cơ thể. Bên cạnh đó là Thuyết Hoạt hoá của Lincey


- Hebb, Thuyết Nhận thức của L.Phectinger. Điểm
đáng chú ý ở Thuyết Nhận thức là xúc cảm nảy sinh ở
chủ thể khi các kì vọng, mong đợi của nó có được đáp
ứng hay không, các biểu tượng nhận thức của chủ thể
có được thực hiện trong hiện thực hay không. Các xúc
cảm này khác xuất hiện là do chủ thể so sánh, đối
chiếu các kì vọng của mình với kết quả của hoạt động
thực tế.
Như vậy, các cách lí giải xúc cảm, tình cảm
nêu trên chưa đưa ra được một cách đầy đủ những nét
bản chất của xúc cảm và tình cảm, tuy đã có những hạt
nhân hợp lí như trong cách tiếp cận nhận thức của L.
Phectinger. Tâm lí học hiện đại coi xúc cảm, tình cảm
là những trải nghiệm chủ quan của chủ thể về mối
quan hệ của nó đối với các sự vật hiện tượng và con
người xung quanh. Vậy, nên hiểu xúc cảm, tình cảm
như thế nào?
Xuất phát từ bản chất của tâm lí người theo
quan điểm của Tâm lí học duy vật biện chứng đã giúp
chúng ta thấy rõ bản chất của xúc cảm, tình cảm. Xúc
cảm, tình cảm là một loại hiện tượng tâm lí đặc biệt


của chủ thể. Nó thể hiện thái độ của con người đối với
các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan.


Niềm vui, nỗi buồn, sự khiếp sợ đều là những biểu
hiện của hoạt động phản ánh tâm lí của con người. Nó
là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng khách quan một
cách đặc biệt dưới hình thức các rung động và trải
nghiệm của con người. Engels cho rằng: Các tác động
của thế giới bên ngoài lên con người đều để lại dấu
vết ở trong đầu óc của họ, phản ánh vào trong đầu óc
dưới hình thức tình cảm, tưởng tượng, ước muốn, sự
biểu hiện của ý chí. Tình cảm, do vậy cũng là sự phản
ánh. Những sự vật, hiện tượng được con người phản
ánh dưới dạng các trải nghiệm đó phải có ý nghĩa nhất
định đối với nhu cầu và động cơ của con người. Từ đó,
có thể định nghĩa xúc cảm, tình cảm là những hiện
tượng tâm lí phản ánh hiện thực khách quan thông
qua mối quan hệ của sự vật, hiện tượng trong hiện
thực khách quan với nhu cầu và động cơ của con
người.
Theo cách hiểu này, xúc cảm, tình cảm trước
hết được nhấn mạnh là sự phản ánh tâm lí có nguồn
gốc từ hiện thực khách quan chứ không phải là những
rung động hoàn toàn chủ quan khép kín, tự nảy sinh.
Đó là một dạng phản ánh đặc biệt - phản ánh cảm xúc.
Các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan là


nguồn gốc của xúc cảm, tình cảm. Chúng có thể đáp


ứng hay không đáp ứng nhu cầu này khác của con
người, từ đó làm nảy sinh xúc cảm, tình cảm. Như vậy,
xúc cảm, tình cảm gắn bó chặt chẽ với các nhu cầu
của con người, xuất hiện trên cơ sở các nhu cầu đó
được thoả mãn hay không được thoả mãn. Khi một
nhu cầu được thoả mãn ở con người sẽ xuất hiện các
xúc cảm dương tính và ngược lại sẽ là các xúc cảm
âm tính. Bởi vậy xúc cảm, tình cảm còn được coi là
tiếng nói bên trong, là hệ thống tín hiệu giúp chủ thể
nhận biết được ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng
nào đó đối với nhu cầu của bản thân. Đây cũng được
coi là nét đặc trưng của xúc cảm, tình cảm, nó phản
ánh một cách trực tiếp mối quan hệ giữa nhu cầu và
quá trình, kết quả của hoạt động. Nhờ đó xúc cảm, tình
cảm thúc đẩy và định hướng hoạt động.
Như vậy, xúc cảm, tình cảm đều là dạng phản
ánh xúc cảm. Chúng có những điểm chung và quan hệ
chặt chẽ với nhau, nhưng không đồng nhất. Từ cách
tiếp cận đó, có thể có một định nghĩa về tình cảm như
sau:
Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định
của con người đối với những sự vật, hiện tượng của


hiện thực phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên
hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là sản
phẩm cao cấp của sự phát triển các quá trình cảm xúc
trong các điều kiện xã hội.
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm chỉ
có thể có được khi các xúc cảm đã trở thành ổn định,


bền vững. Tình cảm là sản phẩm của sự phát triển các
quá trình cảm xúc trong những điều kiện xã hội. Nói
cách khác, tình cảm không đồng nhất với xúc cảm. Về
sự khác biệt giữa xúc cảm và tình cảm sẽ được đề cập
tới một cách chi tiết hơn ở phần sau.
Coi xúc cảm, tình cảm là sự phản ánh, chúng
ta phải làm rõ sự khác biệt của nó - phản ánh xúc cảm
- với một loại phản ánh khác - phản ánh nhận thức.
Đều là các hiện tượng tâm lí phản ánh hiện thực
khách quan, đều mang tính chủ thể và có bản chất xã
hội - lịch sử nhưng phản ánh nhận thức và phản ánh
xúc cảm có những điểm khác nhau căn bản.
Về đối tượng phản ánh, quá trình nhận thức
phản ánh chính bản thân sự vật, hiện tượng, các mối
liên hệ và quan hệ giữa chúng. Phản ánh nhận thức
giúp con người ngày một tiến gần tới chân lí khách


quan. Trong khi đó xúc cảm, tình cảm lại phản ánh
không phải bản thân sự vật, hiện tượng mà phản ánh
mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng đó với nhu cầu và
động cơ của con người. Thực tế cho thấy, cùng một
đối tượng trong hiện thực khách quan, phản ánh nhận
thức cho thấy sự tồn tại khách quan của sự vật hiện
tượng, còn phản ánh xúc cảm cho thấy ý nghĩa sự vật,
hiện tượng đó trong mối quan hệ với chủ thể. Sự khác
biệt này không làm phản ánh nhận thức và xúc cảm
loại trừ nhau, ngược lại nó cho phép con người phản
ánh đầy đủ hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn hiện thực
khách quan: Đây cùng chính là một biểu hiện của tính


chủ thể trong phản ánh tâm lí. Con người không chỉ
phản ánh sự vật, hiện tượng như nó vốn có mà phản
ánh sự vật thông qua "lăng kính chủ quan" của mình.
Về phạm vi phản ánh, phản ánh nhận thức
rộng hơn so với phản ánh cảm xúc. Hầu hết các sự
vật, hiện tượng đã tác động vào các giác quan của con
người đều được nhận thức ở một mức độ nhất định.
Còn phản ánh cảm xúc không phản ánh mọi sự vật,
hiện tượng mà chỉ phản ánh những sự vật hiện tượng
có liên quan tới nhu cầu, động cơ nào có của con
người mà thôi. Nói cách khác phản ánh cảm xúc có


tính lựa chọn cao hơn phản ánh nhận thức.
Về phương thức phản ánh. Nhận thức phản
ánh hiện thực khách quan dưới hình thức các hình
ảnh, biểu tượng và khái niệm. Do vậy, để kiểm tra tính
chính xác, sâu sắc của nhận thức người ta đem so
sánh đối chiếu các kết quả của nhận thức với thực
tiễn. Lênin khẳng định thực tiễn là thước đo của chân lí
là vì vậy. Trong khi đó, xúc cảm, tình cảm phản ánh
hiện thực dưới hình thức các rung động, trải nghiệm
của chủ thể. Với hình thức phản ánh này, xức cảm, tình
cảm mang tính bất định lớn hơn hay ít xác định so với
nhận thức. Kết quả là khó có được những tiêu chí
khách quan, chính xác để so sánh xúc cảm của người
này với xúc cảm của người khác.
Về mức độ thể hiện tính chủ thể, rõ ràng là
xúc cảm, tình cảm thể hiện tính chủ thể đậm nét hơn
so với nhận thức. Điều này bắt nguồn từ sự đa dạng và


sự khác biệt trong hệ thống nhu cầu và động cơ của
các chủ thể.
Về quá trình hình thành, quá trình hình thành
tình cảm lâu dài hơn, phức tạp và khó khăn hơn nhiều
so với quá trình hình thành nhận thức. Nó đòi hỏi


những tác động giáo dục bền bỉ và thống nhất.
Tuy vậy, tình cảm và nhận thức có quan hệ
chặt chẽ. Theo J. Piaget, tình cảm thể hiện mặt năng
lượng của hành động còn nhận thức thể hiện ở mặt
định hướng, điều chỉnh của hành động. Tình cảm kích
thích thúc đẩy nhận thức, ngược lại nhận thức giúp cho
tình cảm đi đúng hướng, nhận thức đúng đắn làm cho
tình cảm vững bền.
Như ở phần trên đã lưu ý, nhiều tác giả đồng
nhất "xúc cảm" với “tình cảm” và chỉ đưa ra khái niệm
xúc cảm. Cách quan niệm như vậy còn có phần không
thoả đáng, đặc biệt là nó không giúp cho chúng ta thấy
được bản chất của tình cảm, không cho thấy tình cảm
là một cấu tạo tâm lí mới về chất. Xúc cảm và tình cảm
không đồng nhất. Sự khác biệt giữa chúng là sự khác
biệt về chất. Việc chỉ ra sự khác biệt về chất giữa xúc
cảm và tình cảm có cả ý nghĩa lí luận và thực tiễn.
Phân biệt được xúc cảm và tình cảm, chúng ta có thể
có những cách tác động phù hợp để giáo dục, hình
thành tình cảm ở con người một cách có định hướng.
Có thể coi tình cảm là các xúc cảm bậc cao, là
hình thức phản ánh xúc cảm các hiện tượng có ý nghĩa



xã hội. Nó là thuộc tính tâm lí tương đối bền vững ở cá
nhân, là sự khái quát các xúc cảm khác nhau. Trong
tình cảm có sự thống nhất của cả 3 mặt cảm xúc, trí
tuệ và đạo đức, có nghĩa là tình cảm không đơn thuần
là rung động chủ quan, mang tính chất tình huống của
con người trong mối quan hệ của ton người đối với thế
giới. Có thể dựa vào tính ổn định, tính xã hội và cơ chế
sinh lí thần kinh để phân biệt xúc cảm và tình cảm.

Cảm xúc
- Có cả ở động vật và con
người
- Là một quá trình tâm lí
- Có tính nhất thời, tình
huống

- Luôn ở trạng thái hiện
thực

Tình cảm
- Chỉ có ở con người
- Là một thuộc tính
tâm lí
- Có tính chất xác định
và ổn định
- Thường ở trạng thái
tiềm tàng
- Xuất hiện sau


- Xuất hiện trước
- Thực hiện chức năng

- Thực hiện chức năng


sinh vật

xã hội

- Gắn liền với phản xạ
không điều kiện, bản
năng

- Gắn liền với phản xạ
có điều kiện và hệ
thống tín hiệu thứ hai

Khi nói rằng, cảm xúc có cả ở người và động
vật chúng ta không đồng nhất cảm xúc ở con người và
cảm xúc ở con vật. Cảm xúc ở con người đã được xã
hội hoá ở một mức độ nhất định. Dấu vết xã hội đã in
lên các cảm xúc của con người ở nội dung và phương
thức biểu hiện của nó. Sở dĩ có điều này là do bản chất
xã hội của con người quy định phạm vi cảm xúc, thái
độ của con người đối với thế giới xung quanh.
Xúc cảm diễn ra trong một khoảng thời gian
nhất định, phản ánh những biến đổi trực tiếp trong
hoàn cảnh sống có liên quan đến nhu cầu và động cơ
của con người, do vậy nó mang tính chất tình huống và


ở trạng thái hiện thực. Trong khi đó tình cảm lại ở trạng
thái tiềm tàng, không phải lúc nào cũng bộc lộ ra bên
ngoài.
Tuy vậy, sự phân biệt như trên là tương đối,
không phải là sự tách biệt xúc cảm khỏi tình cảm mà


chỉ nhằm mục đích phân biệt tính chất cấp độ của
chúng. Xúc cảm và tình cảm có quan hệ mật thiết. Tình
cảm được hình thành từ xúc cảm, được thể hiện qua
các cảm xúc cụ thể. Không thể có tình cảm nếu không
có xúc cảm. Tình cảm chỉ là tình cảm trừu tượng không
hiện thực nếu không được thể hiện qua các cảm xúc.
Ngược lại, tình cảm có thể tác động chi phối đối với
các xúc cảm.
1.2. Biểu hiện cơ bản của xúc cảm, tình cảm
Xúc cảm, tình cảm của con người với những
cung bậc đa dạng phong phú và vô cùng phức tạp
được biểu hiện dưới những hình thức hết sức sinh
động. Trước tiên, xúc cảm của con người được coi là
một hiện tượng tâm lí có biểu hiện rất rõ thông qua các
biến đổi sinh lí: Không có hiện tượng tâm lí nào lại kéo
theo những biến đổi sinh lí rõ rệt như xúc cảm, tình
cảm. Từ xa xưa Aristote đã nhận định: sự biểu hiện
sinh lí của xúc cảm là một phần của xúc cảm. Do vậy,
thông qua các biểu hiện sinh lí mà người ta có thể
nhận biết được một xúc cảm, tình cảm nhất định đang
diễn ra ở một chủ thể nào đó. Đồng thời, xúc cảm, tình
cảm thể hiện rất rõ nét qua các hành vi, các cử chỉ bên
ngoài của chủ thể. Do vậy, một cách khái quát có thể




thấy xúc cảm, tình cảm biểu hiện ở 2 cấp độ. Cấp độ
bên trong và cấp độ bên ngoài.
a. Cấp độ bên trong của xúc cảm, tình cảm
thể hiện ở sự thay đổi các hoạt động của các cơ quan
nội tạng như nhịp tim, nhịp thở. Khi con người trải
nghiệm một xúc cảm như xúc động chẳng hạn, nhịp
tim, nhịp thở sẽ thay đổi một cách rõ rệt. Các thay đổi
sinh lí còn thể hiện ở mức độ sâu hơn là mức độ đáp
ứng thần kinh, thay đổi nội tiết và đáp ứng điện sinh
học da. Năm 1927, Cannon lần đầu tiên đã phát hiện
mối liên quan giữa xúc cảm với một hoóc-môn
(Aldrenalin). Sau này, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra mối
liên hệ của các hoóc-môn như Steroit (hoóc-môn
tuyến thượng thận, tuyến sinh dục) với các trạng thái
xúc cảm khác nhau của cơ thể. Các hoóc-môn Steroit
có thể tạo ra cảm giác sảng khoái với liều thấp trong
ngắn hạn và gây ra trầm nhược với liều cao trong dài
hạn. Dựa trên sự thay đổi nhịp tim, nhịp thở và sự đáp
ứng điện sinh học da, các nhà nghiên cứu đã thiết kế
máy đo nói dối. Thiết bị này được cấu thành bởi nhiều
phần khác nhau có thể đo nhịp tim, nhịp thở, dòng
điện sinh học da và được thể hiện bằng các đồ thị
tương ứng. Khi nghiệm thể nói dối sẽ xuất hiện một


xúc cảm nhất định, xúc cảm này kéo theo sự thay đổi
trong hoạt động của các cơ quan nêu trên, những thay
đổi đó được thể hiện trên đồ thị. Qua đó, người nghiên


cứu phát hiện được nghiệm thể có nói dối hay không.
b. Cấp độ bên ngoài của xúc cảm, tình cảm
bao gồm ngôn ngữ và các cử động biểu cảm. Xúc
cảm, tình cảm của con người thể hiện ra bên ngoài
qua nội dung lời nói, âm điệu, nhịp điệu, ngữ điệu lời
nói. Bằng ngôn từ diễn tả xúc cảm, tình cảm của mình,
chủ thể giúp người khác hiểu được các xúc cảm mà
bản thân trải nghiệm. Bên cạnh nội đung lời nói, âm
điệu, ngữ điệu, nhịp điệu là những dấu hiệu thể hiện
cảm xúc và tình cảm một cách rất tinh tế. Chủ thể có
thể chưa ý thức rõ ràng về xúc cảm của bản thân
nhưng các xúc cảm, tình cảm ấy được người nghe
cảm nhận thấy và có thể nhận thức được về trạng thái
của chủ thể. Các cử động biểu cảm - là một trong các
thành phần của xúc cảm, tình cảm/ là hình thức bên
ngoài của sự tồn tại và thể hiện của xúc cảm, tình cảm,
bao gồm nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, vận động toàn thân.
Các cử động biểu cảm này còn gọi là các phương tiện
phi ngôn ngữ hay ngôn ngữ cơ thể (Body language).
Bước đầu tiên quan trọng trong việc nghiên cứu những


biểu hiện bên ngoài của xúc cảm, tình cảm được tìm
thấy trong tác phẩm Những biểu hiện cảm xúc ở người
và động vật của Đacuyn (1872). Vận dụng cách tiếp
cận sinh học và xã hội, Đacuyn đi đến kết luận rằng
nhiều biểu hiện của xúc cảm (trong cử chỉ và nét mặt)
là kết quả của quá trình tiến hoá. Các nghiên cứu ngày
nay cũng khẳng định quan điểm của Đacuyn cho rằng
biểu cảm nét mặt xuất hiện trong quá trình tiến hoá và


thực hiện chức năng thích ứng quan trọng. Cũng cần
lưu ý rằng có những cử động biểu cảm khác nhau phụ
thuộc vào nền văn hoá và không giống nhau trong các
thời kì lịch sử xã hội khác nhau. Cùng với sự biến đổi
các mối quan hệ giữa con người và thế giới khách
quan trong tiến trình lịch sử, các cử động biểu cảm
kèm theo các xúc cảm và tình cảm dần mất đi tính cổ
xưa của nó và ngày càng mang những đặc trưng văn
hoá - xã hội. Việc nhận biết các xúc cảm, tình cảm qua
các cử động biểu cảm là vô cùng quan trọng trong quá
trình giao tiếp, nó giúp con người hiểu nhau, đồng
cảm với nhau dễ dàng hơn. Đặc biệt trong nhiều lĩnh
vực như sân khấu điện ảnh, dịch vụ công tác xã hội...
người ta cần được huấn luyện cách nhận biết xúc cảm,
tình cảm thông qua các biểu hiện phi ngôn ngữ. Đây là
một kĩ năng không thể thiếu để thiết lập quan hệ tốt


đẹp với người khác.
Những biểu hiện của xúc cảm, tình cảm làm
con người có thể hiểu nhau tốt hơn, giúp xúc cảm, tình
cảm có thể lan truyền từ người này sang người khác.
Tuy vậy có nhiều trường hợp con người có thể dùng
các cử chỉ điệu bộ bên ngoài để che dấu cảm xúc thật
của mình. Trong khi tích luỹ kinh nghiệm sống, con
người học điều khiển các cảm xúc của mình và học
được cách biểu hiện nó một cách khéo léo. Vì vậy,
không dễ dàng để phán đoán chính xác xúc cảm, tình
cảm của họ. Để phát hiện được những xúc cảm, tình
cảm thật của người khác cần có kinh nghiệm và con


mắt tinh tường biết loại bỏ những dấu hiệu nguỵ trang
bên ngoài.
1.3. Đặc điểm đặc trưng của tình cảm
Tình cảm có những đặc trưng như sau:
a. Tính nhận thức.
Qua rất nhiều những tranh luận về mối quan
hệ giữa xúc cảm, tình cảm với nhận thức, trong đó có
quan niệm cho rằng xúc cảm, tình cảm loại trừ nhận
thức, lại có những quan điểm khẳng định trong xúc


cảm, tình cảm có nhân tố nhận thức, ngày nay các nhà
tâm lí học đã đi đến một sự thừa nhận trong xúc cảm,
tình cảm có yếu tố nhận thức.
Tình cảm của con người được hình thành
trong sự tác động qua lại với nhận thức. Tính nhận
thức của tình cảm thể hiện ở chỗ con người thường
nhận thức rất rõ đối tượng gây nên tình cảm của mình.
Con người biết mình có tình cảm với ai, tình cảm đó
như thế nào. “Tính có đối tượng của tình cảm tìm thấy
sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được
phân biệt tuỳ theo phạm vi đối tượng mà chúng có
quan hệ tới” - Rubinsteinn.
Bên cạnh đó, con người luôn có một nhu cầu
nhận thức tình cảm xúc cảm của mình, về tính chất, về
đối tượng, nhận thức về các rung cảm cụ thể mà bản
thân trải nghiệm. Việc con người dùng ngôn ngữ để
biểu đạt tình cảm của mình cũng là một biểu hiện rõ
ràng của tính nhận thức. Con người chỉ có thể biểu đạt
được tình cảm của mình ra bên ngoài bằng ngốn ngữ


khi nhận thức được tình cảm của bản thân, biết lựa
chọn các từ thích hợp để mô tả tình cảm của mình. I.
P.Paplov cho rằng tình cảm gắn liền với một bộ phận
cao nhất của não và mọi tình cảm đều được nối với


một hệ thống tín hiệu thứ 2, chúng được phát triển và
khơi sâu trong quá trình nhận thức các khách thể của
chúng, trong quá trình luyện tập trong một hoạt động
nhất định.
b . Tính xã hội của tình cảm.
Tình cảm chỉ có ở con người, nó là sản phẩm
của sự phát triển xã hội lịch sử, tình cảm thể hiện chức
năng xã hội, giúp con người vận hành các quan hệ xã
hội. Con người luôn sống và hoạt động trong các
nhóm xã hội, các tập thể xã hội. Trong quá trình đó,
con người tỏ thái độ của mình với người khác, với các
mối quan hệ xã hội. Có thể nói tình cảm có nội dung xã
hội rất phong phú và sự thể hiện của nó cũng là sự thể
hiện mang tính xã hội. Tình cảm nảy sinh, hình thành,
phát triển và thể hiện ở mỗi cá nhân, nhưng nội dung
của nó chịu sự chi phối của tác điều kiện lịch sử xã
hội, phương thức biểu hiện ra bên ngoài của nó cũng
là phương thức xã hội trong giai đoạn xã hội lịch sử
nhất định. Các tình cảm đạo đức như lòng yêu nước,
tình đồng chí..., tình cảm thẩm mĩ như yêu cái đẹp, say
mê sáng tạo ra cái đẹp, tình cảm nhận thức... là những
tình cảm không thể có ngoài môi trường xã hội, ngoài
hoạt động xã hội của con người. Những tình cảm ấy



mang dấu ấn của thời đại, của các hình thái xã hội
nhất định.
c. Tính khái quát của tình cảm.
Tình cảm mang tính khái quát cao: Nó thể
hiện thái độ của con người đối với một loại (hay một
phạm trù) các sự vật, hiện tượng chứ không phải với
từng sự vật, hiện tượng cụ thể như xúc cảm hay với
từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng như màu sắc
xúc cảm của cảm giác. Đây cũng chính là sự khác biệt
của tình cảm với xúc cảm và là một chỉ số để xếp tình
cảm ở mức độ cao hơn so với xúc cảm trong quá trình
phản ánh cảm xúc.
d. Tính ổn định của tình cảm.
Tình cảm là những thái độ ổn định của con
người trước hiện thực, đối với bản thân, với những
người xung quanh. Tình cảm khi được hình thành sẽ
tương đối ổn định và do vậy được coi là một thuộc tính
tâm lí và là một đặc trưng của nhân cách.
Điều này giúp chúng ta thấy được sự khác
biệt của tình cảm với xúc cảm. Xúc cảm là các thái độ
mang tính chất nhất thời, tình huống, còn tình cảm đã


vượt qua giới hạn của các tình huống cụ thể riêng lẻ
trở thành thuộc tính của nhân cách, trở thành cái cốt lõi
bên trong chi phối các xúc cảm trong các tình huống cụ
thể.
e. Tính chân thực của tình cảm.
Tình cảm phản ánh một cách chân thực nội


tâm của con người. Thái độ thực sự của chúng ta
trước một sự vật, hiện tượng gây nên xúc cảm, tình
cảm của chứng ta có thể được che dấu không cho
người khác biết, nhưng chủ thể luôn "cảm thấy được"
xúc cảm, tình cảm đó. "Trong tình cảm ta nghe thấy
không phải là đặc điểm của từng ý nghĩ riêng lẻ, của
từng quyết định riêng lẻ mà là của toàn bộ nội dung,
đời sống tâm hồn của chúng ta và cấu trúc của nó.
Trong ý nghĩ của mình chúng ta có thể tự lừa dối
chúng ta, nhưng những tình cảm của chúng ta lại nói
với chúng ta rằng chúng ta là người như thế này chứ
không phải là người như chúng ta muốn, rằng sự thật
chúng ta là người như thế này" - K.Đ. Usinxki.
g. Tính đối cực của tình cảm.
Sự tồn tại của những cặp tình cảm đối lập
nhau như vui sướng - đau khổ, yêu - ghét, tình yêu -


1. Khái niệm nhân cách

Nhân cách được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau thuộc nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau, trong đó có khoa học tâm lí. Đây là vấn đề rất phức tạp nên ngay trong tâm lí học cũng có nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách. Nhân cách là một trong những từ cổ nhất của khoa học tâm lí. Ngay từ năm 1927, G.W. Allport đã dẫn ra gần 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lí học về nhân cách và hiện nay có rất nhiều lí thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lí. Có thể nêu một số nhóm quan điểm lí thuyết như sau:

– Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể (Kretchmev), ở góc mặt (C. Lombrozo), ở thể tạng (Sheldon), ở bản năng vô thức (S. Freud)…

– Quan điểm xã hội học hóa nhân cách: lấy các quan điểm xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm…) để thay thế một cách đơn giản, máy móc các thuộc tính tâm lí của cá nhân đó.

– Có những quan niệm chỉ chú ý đến cái chung, bỏ qua cái riêng, cái đơn nhất của con người, đồng nhất nhân cách với con người. Ngược lại, một số quan điểm khác lại chỉ chú ý tính đơn nhất có một không hai của nhân cách.

– Các nhà tâm lí học khoa học cho rằng, khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người. Có thể nêu lên một số định nghĩa nhân cách như sau:

+ “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A.G. Covaliôv).

+ “Nhân cách là con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lí, quy định hình thức của hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội” (E.V. Sôrôkhôva).

+ “Nhân cách là hệ thống những phẩm giá xã hội của cá nhân thể hiện những phẩm chất bên trong của cá nhân, mối quan hệ qua lại của cá nhân với các cá nhân khác, với tập thể, xã hội, với thế giới xung quanh và mối quan hệ của cá nhân với công việc trong quá khứ, hiện tại và tương lai”.

+ “Nhân cách của con người là mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao, nhân cách càng lớn”.

Từ những điều trình bày ở trên, có thể nêu lên một định nghĩa về nhân cách như sau: Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lí của cá nhân, quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của cá nhân đó.

Như vậy, nhân cách là sự tổng hoà không phải các đặc điểm cá thể của con người mà chỉ là những đặc điểm quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói lên bộ mặt tâm lí – xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân. Những thuộc tính tâm lí tạo thành nhân cách thường biểu hiện trên ba cấp độ: cấp độ bên trong cá nhân, cấp độ liên cá nhân và cấp độ biểu hiện ra hoạt động và các sản phẩm của nó.

Từ định nghĩa trên cho ta thấy chỉ có thể dùng từ nhân cách cho con người và chỉ từ một giai đoạn phát triển nhất định nào đó. Vì thế người ta không nói “nhân cách của con vật” hay “nhân cách của một trẻ sơ sinh, một trẻ hai tuổi”. Nhưng lại có thể nói đến nhân cách của một học sinh tiểu học, nhân cách của một sinh viên. Con người được sinh ra chưa phải đã là một nhân cách, mà trong quá trình sinh sống và hoạt động, giao lưu của mình trong xã hội, con người trở thành một nhân cách. Nhân cách được hình thành không dừng lại, không cố định, nó có thể được phát triển đi đến hoàn thiện, có thể bị suy thóai. X.L. Rubinstêin đã viết: “Con người là nhân cách do nó xác định quan hệ của mình với những người xung quanh một cách có ý thức” và ông cũng nêu ý tưởng rằng, nhân cách là sản phẩm tương đối của sự phát triển xã hội – lịch sử và của sự tiến hóa cá thể của con người.

Video liên quan

Chủ đề