Thuốc kháng giáp cho phụ nữ cho con bú

Tôi bị suy giáp và đang được uống thuốc levothyroxine điều trị ổn định. Tôi mới sinh con nhỏ, nhiều người khuyên tôi không nên cho con bú. Họ giải thích rằng nếu cho con bú thì hormone tôi đang uống truyền qua sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến con. Ngoài ra, cho con bú sẽ làm tình trạng bệnh suy giáp của tôi lại xấu đi. Tôi rất băn khoăn, vì sau sinh tôi có nhiều sữa và thực lòng là tôi rất muốn nuôi con bằng sữa mẹ. Xin hỏi tôi có nên ngừng uống thuốc để cho con bú không?

Trần Minh Châu (Hà Nội)

Thông thường ngay cả với kiến thức của những người làm công tác chăm sóc sức khỏe, nếu không thuộc sản khoa hoặc chuyên khoa nội tiết cũng có những hiểu biết chưa đúng đắn về vấn đề này. 

Nếu bạn hỏi không đúng chuyên khoa, hoặc hỏi "kinh nghiệm" của bệnh nhân trước đó, chỉ làm bạn hoang mang hơn mà thôi.

Cần đi khám định kỳ, siêu âm tuyến giáp để biết tiến triển của bệnh.

Bạn có nên dừng uống thuốc hormone hay không?

Câu trả lời là không. Bạn nên tiếp tục sử dụng thuốc như chỉ định của bác sĩ nội tiết. Việc ngưng sử dụng hay tự ý giảm liều không những làm các triệu chứng suy giáp thêm trầm trọng mà còn làm cho việc điều trị trở nên khó khăn.

Việc sử dụng hormone tuyến giáp của bạn là bắt buộc và thường xuyên. Hơn nữa, việc người mẹ sử dụng thuốc và duy trì lượng hormone đầy đủ giúp duy trì nguồn sữa mẹ. Nếu bạn ngừng thuốc hormone giáp, dẫn đến suy giáp tăng thì có thể mất sữa.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, lượng thuốc đi vào sữa mẹ là rất nhỏ và gần như không gây ảnh hưởng đến trẻ. Một mẹo nhỏ để bạn yên tâm là giảm thiểu sự ảnh hưởng của thuốc đến sữa là uống thuốc xa thời điểm cho con bú.

Vẫn cho con bú khi uống thuốc điều trị suy giáp.

Khi nuôi con bú, cũng như khi bạn đang mang thai, việc uống thuốc lại càng cần thiết hơn bao giờ hết để duy trì mức hormone bình thường. 

Nó giúp duy trì sức khỏe của mẹ và sự an toàn cho thai nhi, tránh những biến chứng nghiêm trọng khi mẹ suy giáp. Vì vậy, bạn hãy đừng lo lắng và tiếp tục sử dụng thuốc như hướng dẫn của bác sĩ.

Mức hormone tuyến giáp có thể thay đổi trong và sau khi mang thai. Kể cả khi bạn đang dùng thuốc điều trị thì bệnh vẫn có thể trở nên nặng hơn. 

Nếu bạn gặp vấn đề như lượng sữa ít, đó có thể là dấu hiệu của sự tiến triển bệnh.

Một số dấu hiệu khi thiếu hormone tuyến giáp: Mệt, chán ăn, buồn bã, cảm thấy lạnh, tóc mỏng, da khô, giọng nói trầm khàn…

Nếu bạn có những dấu hiệu của suy giáp thì nên gặp bác sĩ để kiểm tra hormone tuyến giáp. Việc điều trị sớm sẽ giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng.

Thiếu hay thừa hormone cũng có thể làm ảnh hưởng đến trẻ qua nguồn sữa mẹ. Vì vậy khi bạn mắc suy giáp và đang dùng thuốc thì việc gặp bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe là cần thiết.

Mời các bạn xem thêm video đang được quan tâm:

VIDEO BÁC SĨ TRONG PHÒNG CẤP CỨU BỆNH NHÂN COVID NẶNG CỦ CHI

Để điều trị mẹ Basedow đang cho con bú thì Methimazole là lựa chọn đầu tay với liều lên đến 20-30 mg/ngày và PTU với liều lên đến 300 mg/ngày là lựa chọn thứ hai trong trường hợp này.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (1,2). Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh và các yếu tố miễn dịch có liên quan đến việc giảm khả năng mắc một số bệnh ở tuổi trưởng thành (3). Điều trị thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cho mẹ bị bệnh Basedow trong thời gian cho con bú làm các bà mẹ lo ngại về các vấn đề an toàn cho con do sự bài tiết của thuốc kháng giáp vào sữa mẹ, bài viết dưới đây nhằm cung cấp cho các bà mẹ đang điều trị Basedow và cho con bú các khuyến cáo cập nhật về vấn đề này của Hội tuyến giáp Hoa Kỳ ATA và quan điểm của một số chuyên gia tuyến giáp của Châu Âu.

Sử dụng liều lượng vừa phải thuốc kháng giáp trạng điều trị Basedow khi cho con bú là an toàn. Trong một nghiên cứu, trẻ sơ sinh bú sữa của mẹ uống liều cao Methimazole điều trị Basedow có chức năng tuyến giáp bình thường (4). Hơn nữa, sự phát triển thể chất và trí tuệ của các em bé này lúc 48-86 tháng tuổi, không có sự khác biệt so với nhóm trẻ bình thường khi đánh giá bằng các test Wechsler và Goodenough (5). Kết luận rút ra từ các nghiên cứu này là cho con bú là an toàn ở các bà mẹ điều trị Basedow dùng liều kháng giáp trạng vừa phải (PTU dưới 300 mg/ngày hoặc Methimazole 20-30 mg/ngày). 

PTU bài tiết vào sữa rất ít, do đó PTU đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ nay cho lựa chọn điều trị Basedow trong thời gian cho con bú. Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng sự phát triển thể chất, chỉ số thông minh và tình trạng tuyến giáp của trẻ bú sữa của mẹ đang điều trị bằng Methimazole cũng tương tự như những đứa trẻ khỏe mạnh. Do tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng kháng giáp trạng như: rối loạn chức năng gan từ nhẹ đến nặng của PTU nghiêm trọng hơn Methimazole, nên những dữ liệu mới này được sử dụng để đưa ra khuyến cáo cho các bác sỹ lâm sàng:

Để điều trị mẹ Basedow đang cho con bú thì Methimazole là lựa chọn đầu tay với liều lên đến 20-30 mg/ngày và PTU với liều lên đến 300 mg/ngày là lựa chọn thứ hai trong trường hợp này.

Tham khảo:

1. Gartner LM, Morton J, Lawrence RA, Naylor AJ, O'Hare D, Schanler RJ, Eidelman AI. American Academy of Pediatrics Section on Breastfeeding: breastfeeding and the use of human milk. Pediatrics. 2005;115:496–506. 

2. World Health Organization . Global Strategy for Infant and Young Child Feeding. Geneva: WHO; 2002.

3. Chen A, Rogan WJ. Breastfeeding and the risk of postneonatal death in the United States. Pediatrics. 2004;113:e435–e439

4. Azizi F. Hedayati M. Thyroid function in breast-fed infants whose mothers take high doses of Methimazole. J Endocrinol Invest. 2002;25:493–496. [PubMed]

5. Azizi F. Bahrainian M. Khamseh ME. Khoshniat M. Intellectual development and thyroid function in children who were breast-fed by thyrotoxic mothers taking Methimazole. J Pediatr Endocrinol Metab. 2003;16:1239–1243. 

6. Guidelines of the American Thyroid Association for the Diagnosis and Management of Thyroid Disease During Pregnancy and Postpartum 2011

7. Breastfeeding and Antithyroid Drugs: A View from Within Spiros Karras and Gerasimos E Krassas* Eur Thyroid J. 2012 Apr; 1(1): 30–33.

Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không? Đây là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi hiện nay, các bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ khá phổ biến, trong đó có cường giáp. Để biết câu trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng đọc bài viết dưới đây nhé!

Mẹ bị cường giáp có nên cho con bú không?

Cường giáp là một bệnh lý trong đó tuyến giáp sản xuất quá mức hormone, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Việc điều trị cường giáp phải rất thận trọng nhất là với đối tượng phụ nữ cho con bú. Dùng thuốc kháng giáp là rất cần thiết để điều trị cường giáp. Tuy nhiên, điều khiến các phụ nữ lo lắng là các loại thuốc này có đi qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến đứa bé hay không.

Câu trả lời cho thắc mắc này đó là phụ nữ cho con bú mà bị cường giáp vẫn có thể cho con bú bình thường. Nếu nguyên nhân bị cường giáp là do các vấn đề tuyến giáp sau sinh thì việc điều trị thường không cần thiết. Thực tế chưa có nghiên cứu nào khẳng định các loại thuốc điều trị cường giáp là an toàn tuyệt đối trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc phụ nữ không được phép cho con bú trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh cường giáp. Các nhà khoa học cho rằng, khi sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ không gây hại cho đứa trẻ.

Đối với những phụ nữ bị cường giáp từ trước khi mang thai thì nên hỏi bác sĩ thật kĩ về vấn đề an toàn của việc sử dụng thuốc điều trị cường giáp khi cho con bú. Để tăng tính an toàn cho đứa trẻ, các bác sĩ thường sẽ chỉ định một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị ưu tiên cho những đối tượng này. Chẳng hạn như thuốc propylthiouracil khi qua sữa mẹ vào cơ thể đứa trẻ có thể gây tổn thương gan, nên methimazole hoặc carbimazol sẽ là các thuốc kháng giáp ưu tiên lựa chọn cho phụ nữ cho con bú. Nhưng nếu sử dụng propylthiouracil thì vẫn được sử dụng miễn là liều lượng không vượt quá 300 mg/ngày.

Một lưu ý nữa dành cho phụ nữ bị cường giáp đó là nên cho con bú trước khi uống thuốc để hạn chế việc bé tiếp xúc thụ động với thuốc.

Trong các phương pháp điều trị cường giáp, iod phóng xạ không được sử dụng trong thời gian cho con bú vì nguy cơ tiềm ẩn nguy hiểm mà nó có thể gây ra cho đứa trẻ.

Video liên quan

Chủ đề