Thông báo cấm hút thuốc trong nhà máy

Mục lục bài viết

  • 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
  • 2. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá
  • 3. Các hành vi bị nghiêm cấm
  • 4. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
  • 5. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
  • 6. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá
  • 7. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá

Căn cứ pháp lý về phòng chống HIV/AIDS

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;

Nghị định 77/2013/NĐ-CP;

Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Thuốc lálà sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.

Địa điểm công cộnglà nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người.

1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá.

- Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

- Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

2. Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá với các nước, tổ chức quốc tế trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, phù hợp với pháp luật mỗi nước, pháp luật và thông lệ quốc tế.

- Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:

a) Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;

b) Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;

c) Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.

3. Các hành vi bị nghiêm cấm

- Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

- Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

- Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Điều 16. Hoạt động tài trợ

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá chỉ được tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó.

- Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

- Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

- Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

- Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

- Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

- Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

4. Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn

Được quy định tại Điều 11Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cụ thể như sau:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:

a) Cơ sở y tế;

b) Cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

c) Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;

d) Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

- Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:

a) Nơi làm việc;

b) Trường cao đẳng, đại học, học viện;

c) Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.

- Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

5. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

Được quy định tại Điều 12Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cụ thể như sau:

- Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

- Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

- Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

- Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 10 Nghị định 77/2013/NĐ-CP như sau:

Điều 10. Chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà

1. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức theo dõi thi hành và đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá và đề xuất Chính phủ quy định chuyển thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà khi đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Phù hợp với định hướng, chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá; yêu cầu phòng ngừa và giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe;

b) Mức độ nhận thức của người dân đối với tác hại của thuốc lá và sức khỏe;

c) Số lượng người hút thuốc lá tại nơi dành riêng ít;

d) Có lộ trình phù hợp để bảo đảm tính khả thi;

đ) Phù hợp với tình hình, xu hướng của các nước trong khu vực và trên thế giới.

3. Nội dung đề xuất chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phải bao gồm:

a) Báo cáo đánh giá việc thực hiện quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá;

b) Danh mục và lộ trình các địa điểm cần chuyển thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà theo mức độ ưu tiên sau:

- Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa;

- Khu vực cách ly của sân bay;

- Khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch, quán bar, karaoke, vũ trường.

c) Dự báo tác động của việc chuyển địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

6. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

Được quy định tại Điều 14Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, cụ thể như sau:

- Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

- Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

7. Mức phạt hành chính hành vi vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá

Được quy định tại Điều 25Nghị định 117/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật;

b) Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá:

a) Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá;

c) Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát;

d) Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

MK LAW FIRM:Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Trên đây là nội dung Luật Minh Khuê đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng.