Thoải mái về tinh thần là gì

Chúng ta đã biết rằng một sức khỏe tinh thần tốt là khi chúng ta giữ được trạng thái tích cực trong suy nghĩ, cách kiểm soát cảm xúc và hành xử. Ngoài việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ luyện tập đều đặn thì còn điều gì có thể giúp bạn cải thiện sức khoẻ tinh thần tốt hơn mỗi ngày? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Sức khoẻ tinh thần có thể được hiểu là trạng thái cân bằng giữa tâm lý, tư duy và khả năng đương đầu trước những “sóng gió” trong cuộc sống. Mặc dù vậy, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, chúng ta thường chỉ quan tâm bảo vệ sức khỏe thể chất mà quên mất đời sống tinh thần. Điều này dễ dẫn đến chứng rối loạn tâm lý, ảnh hưởng chất lượng sống cá nhân, gia đình và xã hội. Vì vậy, bạn cầngiữ trạng thái tinh thần luôn thoải mái để có thể sáng suốt giải quyết những vấn đề của bản thân, nâng tầm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Dưới đây là một vài chiến lược bạn có thể áp dụng dễ dàng để duy trì tinh thần luôn vui khoẻ, tận hưởng từng khoảnh khắc hạnh phúc của cuộc sống.

Theo các nhà trị liệu tinh thần, hầu hết chúng ta đều độc thoại với chính mình mỗi ngày, về cả thành công lẫn thất bại. Đây là cơ chế tự động bên trong của não bộ mà bạn thường không biết rằng nó đang diễn ra. Ví dụ khi một người khen chiếc váy của bạn, bạn nghĩ: “Thật vui khi nghe điều này”; hoặc tự hỏi: “Có phải ý cô ấy là thường ngày phong cách của mình chưa đẹp?”. Đấy chính là bước đầu tiên bạn nhìn nhận và lắng nghe chính mình.

Điều này cho thấy cách bạn nghĩ về bản thân có thể tác động mạnh mẽ đến cảm giác của bạn. Khi nhận thức tiêu cực về bản thân và cuộc sống, bạn sẽ trải nghiệm theo cách đồng tình với quan điểm đó. Đã đến lúc thực hành cách suy nghĩ nâng cao giá trị và sức mạnh bản thân. Ví dụ, thay vì nói: “Mình thật thất bại. Mình sẽ không được chọn vì đã trả lời quá luống cuống”; hãy thử nói, “Mình đã không làm tốt như mong đợi, nhưng không có nghĩa là mình hết hy vọng”.

Lòng biết ơn có tác động mạnh mẽ lên tâm trí của mỗi người, mang đến cảm giác hạnh phúc từ sâu bên trong. Phương pháp viết về hành trình biết ơn hoặc viết nhật ký biết ơn mỗi ngày được xem là có thể tăng cảm xúc tích cực. Chiêm nghiệm sự biết ơn qua dòng hồi tưởng cũng sẽ giúp bạn lắng dịu lại suy nghĩ. Để nguồn năng lượng hạnh phúc thăng hoa lâu dài, bạn nên thực hành viết thường xuyên.

Chú tâm đến khoảnh khắc hiện tại giúp bạn buông bỏ những cảm xúc tiêu cực hoặc những khó khăn, trải nghiệm đáng quên trong quá khứ. Điều này có thể bắt đầu đơn giản bằng việc bạn tập trung cảm nhận ngay từ những hoạt động thường ngày, ví dụ như lúc bạn tắm, ăn trưa, hoặc khi đi bộ về nhà. Những lúc này, hãy chú ý đến các cảm giác vật lý, âm thanh bạn nghe, mùi vị bạn ngửi, bước chân bạn đi... Thực hành bí quyết này giúp tăng sự tập trung, suy nghĩ của bạn không đi lang thang nữa mà về lại với những điều bạn đang làm.

Cơ thể sẽ giải phóng hormone endorphin, giảm căng thẳng và “đánh thức” tâm trí sau các bài thể dục. Đây là lý do luyện tập luôn được thường xuyên nhắc đến, được xem là liều thuốc mạnh mẽ giúp đẩy lùi căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Bạn có thể thực hành các bài tập nhỏ ngay trong sinh hoạt thường ngày: đi thang bộ thay vì thang máy hoặc đi dạo ở công viên mỗi tối. Không những thế, việc dọn dẹp nhà cửa cũng là một hình thức luyện tập vô cùng hiệu quả giúp bạn gia tăng chỉ số vận động nữa đấy.

Để cảm nhận lợi ích tối ưu, bạn nên đặt mục tiêu luyện tập ít nhất 30 phút mỗingày và cố gắng thực hiện ngoài trời nếu có thể. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể sẽ sản xuất vitamin D, đồng thời tăng hormone serotonin trong não bộ giúp tăng cảm giác hạnh phúc. Thêm vào đó, việc dành thời gian gần gũi với thiên nhiên khi hoạt động ngoài trời cũng được chứng minh giúp giảm căng thẳng hữu hiệu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng, một số chất dinh dưỡng trong thực phẩm có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng và cân bằng tâm trạng. Cụ thể, khi cung cấp một lượng carbonhydarte (bao gồm đường, tinh bột, chất xơ có trong trái cây, rau của quả, ngũ cốc...) vừa phải sẽ kích thích sự hoạt động của hormone  serotonin, mang đến cảm giác lắng dịu tâm trí. Các thực phẩm giàu protein cũng tạo ra các hormone norepinephrine, dopamine và tyrosine cho tinh thần của bạn tỉnh táo hơn.

Đặc biệt, rau và trái cây chứa rất nhiều vitamin khác nhau, cung cấp năng lượng cho từng tế bào trong cơ thể từ đó tác động đến việc điều chỉnh tâm trạng. Đồng thời, axit béo không bão hòa Omega-3 trong các loại cá, hạt và ngũ cốc có tác dụng làm tăng tính lưu động của màng tế bào não, giải phóng hormone dopamine, giúp bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.

Khi bạn biết rằng, bạn có giá trị trong mắt người khác, hoặc được người khác tôn trọng cũng mang đến cho bạn trạng thái tích cực. Hơn nữa, việc mở lòng với những người đáng tinh cậy cũng sẽ giúp bạn gia tăng chỉ số hạnh phúc. Nếu bạn có thể tìm ra những khía cạnh tích cực ở người khác, bạn cũng có thể tốt hơn trong việc nhận ra những ưu điểm của bản thân.

Các nghiên cứu cho thấy  việc giúp đỡ người khác có ảnh hưởng tích cực đến cách bạn cảm nhận về bản thân. Ban tặng những điều tử tế và tích cực cho mọi người không chỉ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân mình, mà còn là cách tuyệt vời để làm phong phú thêm trải nghiệm cuộc sống cho chính bạn nữa đấy.

Trong cuộc sống sẽ có những khoảnh khắc bạn phải đối mặt cùng lúc với nhiều vấn đề, và tất cả dường như trở nên quá tải hoặc quá sức đối với bạn. Lúc đó, bạn nên dừng lại một chút và làm bất cứ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn cho đến khi căng thẳng biến mất.

Đôi khi điều tốt nhất chỉ là ứng dụng một bài tập thở đơn giản: Nhắm mắt và hít thở sâu 10 lần. Với mỗi lượt thực hiện, bạn hãy đếm đến 4 khi bạn hít vào, giữ nó trong 4 giây và sau đó thở ra 4 nhịp đếm. Hãy thử đi và bạn sẽ thấy bài tập thở này gần như cho thấy hiệu quả diệu kỳ ngay tức thì sau khi thực hiện.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng của bạn. Vì vậy, bạn nên đi ngủ vào một khung giờ đều đặn mỗi ngày và tập những thói quen tốt để có giấc ngủ ngon hơn, như tắt màn hình ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ, hạn chế thức uống chứa caffeine sau 2 giờ chiều…

Những cách trên không khó để vận dụng cho mỗi người trong chúng ta. Ngay hôm nay, bạn có thể chọn 1 phương thức yêu thích nhất và bắt đầu áp dụng để cải thiện sức khoẻ tinh thần của chính mình. Nếu cảm thấy chưa phù hợp với cách 1, bạn có thể chọn cách 2, cách 3 hoặc các cách khác. Luyện tập dần dần sẽ hình thành thói quen, cho bạn cảm giác khoẻ mạnh và hạnh phúc hơn, dễ dàng thích nghi với nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống.

Nếu nói về sức khỏe thông thường mọi người sẽ nghĩ ngay đến sức khỏe về mặt thể chất, nhưng ngày nay chúng còn có một khái niệm nữa về sức khỏe đó chính là sức khỏe tinh thần. Hai loại này khác nhau như thế nào? Và cái nào quan trọng hơn hay chúng bổ trợ cho nhau?

I. Khái niệm về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần

Đầu tiên, cụm từ sức khỏe được hiểu theo định nghĩa của WHO đưa ra vào năm 1986 cho vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay định nghĩa như sau: “ Sức khỏe là nguồn lực cho cuộc sống hằng ngày, là một khái niệm tích cực nhấn mạnh tới các nguồn lực xã hội, cá nhân cũng như năng lực thể chất.”

Từ đó, chúng ta có khái niệm về sức khỏe thể chất là sự thoải mái và sảng khoái của cơ thể. Vậy làm sao để đánh giá được sự thoải mái và sảng khoái của cơ thể con người? Chứng dựa vào một số trạng thái của cơ thể là sự dẻo dai, sức bền, sức mạnh và sức đề kháng của cơ thể dùng để chống chọi với bệnh tật. Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng cần phải có thêm khả năng thích nghi nhanh của cơ thể đối với môi trường.

Về sức khỏe tinh thần, nói về các cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lý của người. Nói về định nghĩa của sức khỏe tinh thần thì gần như không có một khái niệm chính thức nào, vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi tín ngưỡng sẽ có những nhận thức thức khác biệt về việc có một trạng thái tinh thần tốt.

II. Những yếu tố phân biệt sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của 1 người

Để giúp bạn dễ dàng nhìn rõ hơn chúng ta sẽ cùng nhau xem bảng để so sánh và phân tích một số yếu tố đã ảnh hưởng như thế nào đến với cuộc sống của 1 người.

Yếu tốSức khỏe thể chấtSức khỏe tinh thần
Tập thể dụcGiữ dáng người cân đốiNgăn ngừa các bệnh lýChơi môn thể thao yêu thích sẽ tạo nên sự hứng thú và chăm chỉ luyện tập.Sự sảng khoái khi tập luyện
Chế độ dinh dưỡngChế độ hợp lý giúp cho cơ thể khỏe mạnhĂn những món ăn ngon hoặc tự tay mình nấu sẽ khiến cho tinh thần được thoải mái
Tình trạng công việcCông việc quá nhiều khiến bạn ăn uống không giờ và ngủ đủ giấc sẽ khiến cho thể bạn khó chịu và dễ bị bệnhLàm việc với cường độ cao và liên tục rất dễ dẫn đến việc stress hoặc trầm cảm.Làm việc bạn không yêu thích sẽ sinh  ra cảm giác chán trường và luôn tìm cách trốn tránh.
Môi trườngMôi trường sống lành mạnh và sạch sẽ, giúp cho cơ thể có những thói quen tốt Cảm thấy yêu đời, có hòa nhập với cộng đồng luôn có cái nhìn lạc quan

III. Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa tinh thần và thể chất

Sức khỏe tinh thần đã ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất như thế nào

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều người đang gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần của họ. Như chúng ta điều biết những biểu hiện tâm lý không “khỏe” là : suy nghĩ bi quan, tự cô lập bản thân, trầm cảm, chán nản, cảm thấy muốn buông xuôi,…

Nếu như bạn có bất kỳ các trạng thái tâm lý nào như trên, thì không có nghĩa bạn mắc bệnh về tâm thần. Các dấu hiệu này cho thấy rằng tinh thần bạn gặp vấn đề, nhưng nếu tình trạng ngày càng tồi tệ hơn thì khả năng bạn đã mắc bệnh tâm thần và bạn cần phải đi khám bác sĩ để nhận sự trợ giúp. Các bệnh tâm thần thường gặp là:

  • Sự lo ngại
  • Phiền muộn
  • Tâm thần phân liệt
  • PTSD
  • ADHD
  • Rối loạn ăn uống
  • Suy thoái lưỡng cực
  • Nghiện

Qua các bệnh trên, bạn đã sự ảnh hưởng của sức khỏe tinh thần không chỉ dừng lại ở việc ảnh hưởng tâm trí của bạn mà còn ảnh hưởng đến thể chất của bạn nữa. Sức khỏe tinh thần kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những quyết định lành mạnh của cơ thể mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim và các biến chứng sức khỏe khác như béo phì, suy giảm hệ miễn dịch, v.v.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị trầm cảm cơ thể có những thay đổi về cách thức hoạt động của họ, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của họ. Những thay đổi đó bao gồm:

  • Tăng viêm
  • Mệt mỏi mãn tính
  • Thay đổi trong việc kiểm soát nhịp tim và lưu thông máu
  • Bất thường về kích thích tố căng thẳng
  • Mất ngủ
  • Những thay đổi về trao đổi chất, chẳng hạn như những thay đổi ở những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Sức khỏe tinh thần kém có thể làm tiêu hao hết năng lượng của bạn và ngăn cản bạn chăm sóc sức khỏe thể chất của mình, nhưng tăng cường hoạt động và rèn luyện sức khỏe thể chất thực sự có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.

Sức khỏe thể chất có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào

Các yếu tố giúp bạn có được một cơ thể tốt là:
  1. Thói quen sinh hoạt: chăm vận động, ngủ đủ giấc, uống nước
  2. Chế độ ăn uống: ăn các loại thực phẩm cân bằng để nuôi dưỡng cơ thể của bạn
  3. Vệ sinh: giữ cho bản thân và môi trường của bạn luôn sạch sẽ và giữ gìn sức khỏe
  4. Tập thể dục: tăng cường sức khỏe cơ thể.

Tập luyện về thể chất không chỉ giúp bạn tăng tuổi thọ sống mà còn giúp cải thiện tâm trạng của bạn và giúp ngăn ngừa bệnh tâm thần. Những người khỏe mạnh sẽ luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn trong suốt cả ngày, ngủ ngon hơn, cảm thấy thoải mái hơn và suy nghĩ tích cực hơn về bản thân và cuộc sống. 

Sống một lối sống lành mạnh và duy trì hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh và tình trạng mãn tính, như tiểu đường loại 2, lo âu, trầm cảm, bệnh tim, ung thư và sa sút trí tuệ.

Tập thể dục tự nó là một liều thuốc mạnh mẽ cho nhiều thách thức sức khỏe tâm thần phổ biến. Các nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể điều trị trầm cảm nhẹ đến trung bình hiệu quả như thuốc chống trầm cảm, giảm các triệu chứng của ADHD và hoạt động như một phương pháp điều trị lo âu. Đó là bởi vì tập thể dục thúc đẩy tất cả các loại thay đổi trong não, bao gồm tăng trưởng thần kinh, giảm viêm và các mô hình hoạt động thúc đẩy cảm giác bình tĩnh và hạnh phúc. Nó cũng giải phóng endorphin dopamine và serotonin vào cơ thể của bạn – giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít căng thẳng hơn.

Kết luận

Vì vậy, sẽ không có cái nào quan trọng hơn cái nào, bạn đều cần phải quan tâm đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của mình là như nhau. Thiếu 1 trong 2 đều không thể. Hy vọng bài viết này của khacnhaugiua.vn đã giúp các bạn phân biệt 2 loại sức khỏe này, bạn cũng hiểu tầm quan trọng của nó đối với cơ thể mình.

Video liên quan

Chủ đề