Thịt nghĩa bóng là gì

Mặc dù không còn quá mới mẻ với “văn hóa xôi thịt” của thế hệ 9X, nhưng dân tình một khi đã lọt vào mạng xã hội Facebook vẫn phải hoa mắt, nóng mặt với đủ cách thức “khoe hàng” nhạy cảm.

Bạn đang xem: Xôi thịt là gì

Câu hỏi

Trở nên một thịt trong hôn nhân nghĩa là gì?

Trả lời



Cụm từ “một thịt” xuất hiện trong Sáng Thế Kí khi tác giả kể lại câu chuyện Chúa sáng tạo Ê-va. Sáng Thế Kí 2:21-24 miêu tả quá trình Chúa lấy một xương sườn của A-đam khi ông đang ngủ để tạo nên Ê-va. A-đam nhận ra Ê-va chính là một phần của mình – cả hai đã là “một thịt.” Như một thân không thể còn nguyên vẹn nếu chia tách ra, Chúa cũng muốn hôn nhân của loài người như vậy. Giờ đây chồng và vợ không còn là hai cá nhân riêng lẻ nữa mà là một thịt (một cặp vợ chồng). Chúng ta hãy cùng xem xét các khía cạnh của sự hiệp một này.

Xét về phương diện tình cảm, mối quan hệ vợ chồng giờ đây nằm ở vị trí quan trọng hơn các mối quan hệ từ trước đến nay cũng như trong tương lai (Sáng 2:24). Có một số người đặt nặng tình cảm với cha mẹ hơn dù đã kết hôn. Đây là điều nguy hại trong hôn nhân và đi chệch ý định ban đầu của Chúa: “rời cha mẹ, gắn bó với người phối ngẫu.” Hôn nhân cũng gặp vấn đề tương tự nếu vợ hoặc chồng tìm kiếm tình cảm nơi con cái hơn là với người phối ngẫu.

Vợ và chồng phải nên một trong tình cảm, tâm linh, lí trí, tài chính và mọi lĩnh vực khác. Như một bộ phận trong thân thể chăm sóc cho bộ phận khác (dạ dày tiêu hóa thức ăn cho cơ thể, não bộ điều khiển toàn bộ cơ thể, tay hành động cũng cho thân thể, v.v.), vợ chồng cũng phải quan tâm đến nhau. Mỗi người không nên cho rằng tiền này là “của mình” hay “của người kia” mà coi tất cả là “tiền của chúng ta.” Ê-phê-sô 5:22-23 và Châm Ngôn 31:10-31 đưa ra những ví dụ thực tế về sự “một thịt” này để chồng và vợ áp dụng.

Vợ chồng cũng nên một thịt về mặt thể xác và tạo ra kết quả là con cái mang gen đặc trưng kết hợp của bố và mẹ. Kể cả về mặt tình dục, mỗi người cũng không nên coi thân thể mình là của riêng nhưng là thuộc về người phối ngẫu (1 Cô-rinh-tô 7:3-5). Cũng không nên chỉ tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng mình nhưng phải vì người phối ngẫu trước hết.

Sự hiệp một và khao khát làm lợi ích cho người phối ngẫu không tự nhiên mà có, đặc biệt từ khi nhân loại vấp ngã. Sáng Thế Kí 2:24 có chép người nam phải “dính díu” lấy vợ mình. Từ này có hai ý nghĩa. Nghĩa thứ nhất là “dính như keo” với vợ mình, một hình ảnh miêu tả sự gần gũi của hôn nhân. Nghĩa thứ hai là “cố gắng theo đuổi” vợ mình. Sự “theo đuổi” này không chỉ tồn tại trong quá trình hẹn hò mà còn tiếp tục kéo dài trong suốt hôn nhân. Xác thịt thì thường muốn “làm điều gì tốt cho tôi” thay vì tốt cho người phối ngẫu. Và thông thường chỉ sau khi kết thúc tuần trăng mật, hôn nhân sẽ rơi vào tình trạng này. Thay vì mỗi người đòi hỏi người kia phải đáp ứng những nhu cầu của mình thì vợ chồng nên tập trung tìm cách đáp ứng nhu cầu của người kia.

Tuy hai người chung sống hòa thuận và đáp ứng nhu cầu của nhau đã là điều tốt, Chúa còn muốn điều tốt hơn nữa cho hôn nhân của chúng ta. Dù trước hôn nhân mỗi người đều phục vụ Chúa bằng đời sống mình (Rô-ma 12:1-2), giờ họ phải tiếp tục phục vụ Chúa cùng nhau và nuôi dạy con cái để chúng cũng phục vụ Chúa (1 Cô-rinh-tô 7:29-34; Ma-la-chi 2:15; Ê-phê-sô 6:4). Pê-rít-sin và A-qui-la trong Công Vụ 18 là những tấm gương sáng trong vấn đề này. Là một cặp đôi cùng hầu việc Chúa với nhau, niềm vui trong Đức Thánh Linh sẽ đổ đầy trên hôn nhân của họ (Ga-la-ti 5:22-23). Trong vườn Ê-đen xưa kia có ba đối tượng (A-đam, Ê-va và Đức Chúa Trời) và do đó niềm vui tràn đầy. Cũng như vậy, nếu Chúa là trung tâm của hôn nhân ngày nay, chúng ta cũng sẽ có niềm vui. Ngoài Chúa ra chồng và vợ không thể nào hiệp nên một thịt.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Trở nên một thịt trong hôn nhân nghĩa là gì?

Nghĩa đen nghĩa bóng là gì? Các ví dụ

Trong lớp nghĩa của câu, chúng ta thường thấy có các lớp nghĩa khác nhau, đó là nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy khái niệm nghĩa đen và nghĩa bóng là gì? Chúng được thể hiện vai trò như thế nào trong câu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới ngay nhé.

Thịt nghĩa bóng là gì

Nghĩa đen và nghĩa bóng

Nghĩa đen, nghĩa bóng là gì?

– Nghĩa đen: một từ, một câu bao giờ cũng thể hiện ra ngoài nghĩa ban đầu, nghĩa chính thì ta gọi đó là nghĩa gốc hay nghĩa đen của từ đó, câu đó.

– Nghĩa bóng: từ nghĩa đen của từ, của câu suy ra nghĩa khác (nghĩa được ẩn sau) thì gọi là nghĩa bóng. Thông thường muốn tìm ra nghĩa bóng phải đặt vào trong hoàn cảnh cụ thể để hiểu chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì.

Ví dụ:

Câu “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” có thể hiểu như sau:

+ Nghĩa đen: “Mực” là cái để bơm vào bút để viết chữ, “đèn” là đồ vật để thắp sáng; ” Đen” chỉ màu sắc là màu đen, “rạng” nghĩa là sáng. Nghĩa đen cả câu là nếu bị mực rây vào tay thì sẽ có màu đen của mực, còn nếu ngồi gần đèn thì sẽ được chiếu sáng.

+ Nghĩa bóng: “Mực” chỉ những thứ xấu, không lành mạnh, “đèn” ẩn dụ cho những thứ tốt đẹp. Nghĩa bóng được hiểu là nếu con người gần môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng cái xấu còn gần môi trường tốt đẹp sẽ trở nên tốt đẹp.

Lưu ý: Một số từ có nghĩa trung gian. Nhưng trong quá trình sử dụng đang dần chuyển sang từ có nghĩa bóng.

Ví dụ từ “đi”: chỉ hành động di chuyển của con người từ nơi này sang nơi khác. Đây không phải là nghĩa đen nhưng lại có nghĩa tương tự với nghĩa đen (hành động di chuyển bằng hai chân từ chỗ này sang chỗ khác)

Hiện tượng từ nhiều nghĩa

– Chúng ta thường thấy từ một từ có thể có nhiều nghĩa được chuyển từ một nghĩa chính thì gọi là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

– Một từ không nhất thiết phải có nhiều nghĩa.

– Từ nào có thể gọi tên các sự vật, hiện tượng hay biểu thị các khái niệm có trong thực tế thì cũng được xem là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

– “Tủ lạnh”: đồ dùng chạy bằng điện để bảo quản thức ăn và làm đá. Từ này có một nghĩa gốc duy nhất, không có nghĩa chuyển nào khác.

– Từ “miệng” có nhiều nghĩa:

+ “Cái miệng”: chỉ một bộ phận trên mặt con người

+ “Miệng ăn”: chỉ bản thân một người, chỉ chi phí tiêu dùng trong gia đình.

Lưu ý: Cần phân biệt nghĩa đen, nghĩa bóng của một từ với hiện tượng từ nhiều nghĩa:

– Nghĩa đen, nghĩa bóng thường xuất hiện trong các câu ca dao, tục ngữ và phải đặt trong hoàn cảnh mới có thể hiểu được.

– Còn hiện tượng từ nhiều nghĩa là từ nghĩa gốc phát triển ra nhiều nghĩa chuyển khác, có thể hiểu được trong nhiều hoàn cảnh; nghĩa chuyển không thay đổi theo các hoàn cảnh.

Xem thêm >>> Nghĩa đen nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen, nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ

– Ca dao, tục ngữ thường xuất hiện hai lớp nghĩa khác nhau. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa nổi trên bề mặt câu chữ gọi là nghĩa đen của câu. Từ nghĩa đen còn có lớp nghĩa ẩn phía sau gọi là nghĩa bóng.

– Trong ca dao, tục ngữ thường sử dụng lớp nghĩa bóng ẩn đằng sau lớp nghĩa đen để tăng tính biểu cảm cho câu. Nó thường là những lời khuyên của ông cha nên phải cắt nghĩa để hiểu cho rõ.

– Một số câu ca dao, tục ngữ và nghĩa của chúng:

+ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

  • Nghĩa đen: Ăn là hành động của cơ miệng, trồng là hành động gieo hạt, cắm cây để sinh sôi, phát triển; “quả” là trái thụ sau cùng của chu kỳ sinh trưởng của cây. Khi ăn quả cuối cùng phải nhớ đến người đã trồng ra cây đó.
  • Nghĩa bóng: “Ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Cả câu có nghĩa bóng khi chúng ta hưởng thụ thành quả phải biết ghi nhớ và biết ơn đến những người đã làm ra thành quả đó.

+ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

  • Nghĩa đen: Đi đến một nơi, học thêm được nhiều điều
  • Nghĩa bóng: Khuyên con người tích cực đi ra ngoài xã hội học hỏi, chắt lọc nhiều kiến thức.

+ “Có công mài sắt có ngày nên kim”

  • Nghĩa đen: “Sắt” là vật liệu thô, nặng; “kim” là vật nhỏ dùng để khâu vá. Nghĩa đen bỏ ra công sức miệt mài để mài sắt rồi có ngày sắt to hóa kim nhỏ.
  • Nghĩa bóng: Khuyên con người chăm chỉ, bền bỉ thì dù việc lớn nhỏ sẽ thành công vượt qua.

+ “Giấy rách phải giữ lấy lề”

  • Nghĩa đen: “Rách” là hiện tượng bị thủng không còn nguyên vẹn, “lề” chỉ phần thừa ra của một trang giấy để viết thẳng theo mép lề cho ngay ngắn.
  • Nghĩa bóng: “Rách” là đói kém, hoạn nạn; “lề” là nề nếp, truyền thống, gia phong. Nghĩa bóng muốn nói rằng dù con người ta có rơi vào hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn đến đâu cũng phải biết giữ gìn cái truyền thống, nề nếp, gia phong của gia đình, của ông bà tổ tiên.

+ “Đừng thấy sóng cả mà ngã tay chèo”

  • Nghĩa đen: “Sóng” hiện tượng của nước biển dâng lên đánh vào bờ, “tay chèo” là bộ phận dùng để chèo thuyền. Nghĩa đen là đừng thấy sóng lớn mà buông tay chèo làm lật thuyền.
  • Nghĩa bóng: “Sóng” ẩn dụ cho những khó khăn, thử thách lớn lao trong cuộc sống, “tay chèo” biểu thị cho con đường cách thức mà chúng ta đi. Cả câu muốn nói rằng đừng vì những khó khăn trước mắt mà nản chí, bỏ cuộc, buông bỏ sự lựa chọn của mình. Khuyên con người ta phải có ý chí vượt qua mọi thử thách.

Bài tập

+ Cho câu thơ sau, giải thích nghĩa của từ “Xuân”

“Mùa Xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”

(Hồ Chí Minh)

Trả lời:

– “Xuân” trong câu thơ thứ nhất mang nghĩa gốc, chỉ mùa xuân của miền Bắc Việt Nam.

– “Xuân” câu thơ thứ hai mang nghĩa bóng chỉ tươi trẻ, phát triển thịnh vượng, sinh sôi nảy nở.

+ Đặt câu hoặc tìm từ tương ứng trong câu thơ, câu văn và giải thích nghĩa của từ đó:

– Anh ta là một tay cừ khôi: Chỉ một con người giỏi, có tay nghề điêu luyện.

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

“Bàn tay” chỉ bộ phận trên cơ thể con người.

– Mẹ tôi trồng một giàn bầu và một giàn

“Bầu”, “Bí” chỉ loại quả dùng để nấu.

Bầu ơi thương lấy cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

“Bầu”, “Bí” lại chỉ những người anh em, bạn bè quan hệ thân thiết, những người láng giềng gần gũi…

Xem thêm >>> Nghĩa đen nghĩa bóng là gì?

Như vậy có thể thấy nghĩa của từ rất đa dạng. Ngoài nghĩa đen (nghĩa gốc) ra thì còn có nghĩa bóng (lớp nghĩa ẩn phía sau). Hi vọng bài viết nghĩa đen nghĩa bóng là gì cùng với hiện tượng từ nhiều nghĩa đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp các bạn hiểu bài học nhanh chóng hơn.

Thuật Ngữ -
  • Thành phần biệt lập là gì? Đặt ví dụ

  • Các loại từ trong Tiếng Việt (Đầy Đủ)

  • Thơ lục bát là gì, cách gieo vần thơ lục bát

  • Ý nghĩa nhan đề các tác phẩm văn học nổi tiếng

  • Văn nghị luận là gì, các dạng văn nghị luận thường gặp

  • Các thể thơ Việt Nam thường gặp

  • Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm