Thi tiếng Anh đầu vào Đại học để làm gì

Sau kì thi THPT quốc gia năm 2019 đầy cam go, các tân sinh viên (SV) lại tiếp tục lo lắng về vấn đề học tiếng Anh tại trường đại học (ĐH), cụ thể là kì Thi tiếng Anh đầu vào và làm thế nào đạt chuẩn đầu ra.

 

“Nghe Thi tiếng Anh đầu vào là kiểu như sắp đối diện với điều gì đó rất khủng khiếp, em không biết tại sao phải thi? Nó có khó không, và ôn như thế nào nữa?” Em Đỗ Quốc Duy, tân sinh viên Trường CĐ Cao Thắng cho biết.

Theo thông tin từ giảng viên của các trường đại học, việc kiểm tra đầu vào nhằm để thuận lợi trong quá trình dạy và học. “SV không cần phải áp lực, vì đợt kiểm tra này với mục đích để xếp lớp phù hợp với năng lực từng SV, nên trình độ mình ở đâu thì mình vào lớp phù hợp nhất. Đây là kỳ kiểm tra nội bộ nên có sự khác biệt lớn ở mỗi trường”, Thạc sĩ Lê Thị Thu, giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM chia sẻ.

Thạc sĩ Chu Thị Huyền Mi, giảng viên Khoa Tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ ĐH Quốc gia Hà Nội cũng cho biết việc Thi tiếng Anh đầu vào giúp sinh viên tựđánh giá sơ bộ năng lực tiếng Anh, từ đó vạch ra lộ trình học rõ ràng phù hợp với bản thân, tránh tình trạng chán nản, học tập thiếu hiệu quả khi bị ngồi nhầm lớp.

Bên cạnh đó, Thạc sĩ Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin - Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM cũng nhấn mạnh rằng trường có 4 học phần Anh văn căn bản. Để được học Anh văn 1, sinh viên phải có điểm kiểm tra đầu vào tiếng Anh đạt từ 5,0 điểm trở lên, nếu được 8,0 điểm sẽ được miễn học phần này.

Nhằm giúp tân sinh viên vượt qua được kì thi này các giảng viên và SV khóa trước đã có những chia sẻ hữu ích. Đầu tiên, các bài Thi tiếng Anh đầu vào thường ở trình độ sơ cấp nên không khó lắm, nội dung thường xoay quanh những chủ đề quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Chỉ cần có vốn từ vựng phổ biến, ngữ pháp cơ bản, sử dụng tốt các thì, câu điều kiện,… và có chút kĩ năng đọc hiểu là sẽ qua được kì thi này.

Hiện nay, hầu hết các trường đại học đều đặt chuẩn đầu ra tiếng Anh đảm bảo 4 kỹ năng theo chứng chỉ TOEIC, trong đó cần đạt tối thiểu 450 điểm TOEIC. Chuẩn tiếng Anh này áp dụng theo Khung năng lực ngoại ngữ dành cho VN tương đương bậc 3, còn theo khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu Âu tương đương B1.

Theo Báo Thanh Niên

Tham khảo thêm: TP.Hồ Chí Minh Nâng cao trình độ tiếng Anh đào tạo nhân lực chuẩn quốc tế

Số liệu khảo sát để xếp lớp tiếng Anh đầu vào các trường cho thấy có nơi tới 50%, thậm chí trên 80% sinh viên không đủ trình độ theo học tiếng Anh chính khóa.

Tân sinh viên làm thủ tục nhập học năm 2019

Ngọc Dương

Dựa trên chuẩn đầu ra, mỗi trường thiết kế chương trình đào tạo môn tiếng Anh khác nhau để giúp sinh viên (SV) khi ra trường đạt được chuẩn này. Chương trình tiếng Anh trong chương trình chính khóa được thiết kế theo các học phần, tính điểm và thường dao động từ 10 - 20 tín chỉ (tùy trường).

Ngay sau khi làm thủ tục nhập học, SV sẽ được các trường tổ chức kiểm tra tiếng Anh tập trung để đánh giá và xếp lớp học theo đúng trình độ đào tạo. Tuy nhiên, thực tế kết quả khảo sát cho thấy số lượng lớn SV không đủ trình độ theo học lớp đầu tiên trong chương trình tiếng Anh chính khóa của trường.

Tới trên 82% không đạt

Kết quả kiểm tra tiếng Anh đầu vào của SV khóa 59 Trường ĐH Nha Trang là ví dụ điển hình. 2.900 SV tham gia kiểm tra, có tới trên 2.400 điểm dưới mức 300 (trong số này có trên 1.000 điểm kiểm tra dưới 200 dựa vào 2 kỹ năng nghe và đọc).

Trong khi đó, theo quy định của Trường ĐH Nha Trang, SV tất cả các ngành có điểm dưới 200 đều phải học từ tiếng Anh A1 (cấp độ tiếng Anh thấp nhất của chương trình tăng cường trước khi vào chương trình chính khóa). Như vậy, SV khóa này không đủ điều kiện học tiếng Anh chính khóa lên tới trên 82%.

Tương tự, thống kê từ Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng có trên dưới 50% SV các khóa không đạt trình độ tiếng Anh để theo học chương trình chính thức của trường.

Hạn chế trong cách dạy tiếng Anh bậc phổ thông

Theo tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, kết quả kiểm tra đầu vào tiếng Anh của trường cho thấy SV bị rớt nhiều nhất là kỹ năng nghe.

Theo ông Phương, việc này là phần nhiều do những hạn chế trong cách dạy tiếng Anh bậc phổ thông. “Bậc phổ thông, môn tiếng Anh chủ yếu dạy ngữ pháp, còn kỹ năng nghe và nói rất hạn chế. Trong khi đó, khi đào tạo và thi tiếng Anh bậc ĐH, đặc biệt là đầu ra các trường chủ yếu thực hiện dựa trên 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo định dạng đề thi Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho VN”, ông Phương phân tích.

\n

Còn thạc sĩ Huỳnh Tôn Nghĩa, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cũng nói: “Cái yếu nhất của SV ở môn ngoại ngữ là khả năng viết và nói. Khi kiểm tra, 2 kỹ năng này thường phần lớn SV không đạt”. Nguyên nhân theo ông Nghĩa là do từ bậc phổ thông SV đã không được trang bị 2 kỹ năng này.

Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường THPT Trương Định (Tiền Giang), cho rằng trình độ tiếng Anh của tân SV thể hiện rất rõ từ chính điểm thi môn tiếng Anh trong kỳ thi THPT quốc gia các năm.

Theo kết quả kỳ thi này năm nay, điểm môn tiếng Anh tiếp tục là một trong hai môn thấp nhất dù đề thi được đánh giá không khó và dễ hơn các năm trước. Mức điểm nhiều thí sinh đạt nhất ở môn này là 3,75 với con số lên tới 43.449 thí sinh và mức điểm trung bình của môn này là 4,3.

Ông Nguyễn Thanh Hải lý giải: “Điều kiện học tiếng Anh không đồng đều giữa các địa phương, đặc biệt về đội ngũ giáo viên. Trong khi đó, SV trúng tuyển ĐH tỷ lệ rất lớn đến từ nông thôn, nơi mà mặt bằng điều kiện học ngoại ngữ thấp hơn hẳn so với các thành phố lớn”.

Tuy nhiên, theo ông Hải, nguyên nhân sâu xa còn do học sinh học lệch, học đối phó môn tiếng Anh để tập trung vào các môn thi xét tuyển ĐH.

“Mặc dù học sinh vẫn nhận thức được việc học tiếng Anh là bắt buộc trong tương lai, nhưng trước mắt bậc phổ thông họ vẫn có tâm lý để lên ĐH mới học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm vì học tiếng Anh là một quá trình”, ông Hải nói.

Hiệu trưởng một trường THPT ở ĐBSCL cũng nhấn mạnh nguyên nhân thực trạng chủ yếu từ việc dạy học tiếng Anh ở phổ thông. Ông Q. cho biết theo chương trình này học sinh bậc THPT mỗi học kỳ có khoảng trên 50 tiết tiếng Anh và một năm khoảng 110 tiết. Với thời gian hạn chế này, việc dạy học chủ yếu đáp ứng chương trình học trong SGK và mục tiêu chính là học để thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Mà theo ông Q., kỳ thi THPT quốc gia môn tiếng Anh thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy nên học sinh cũng không cần luyện kỹ năng nói.

Vào rớt, ra cũng rớt

Kết quả đầu ra tiếng Anh của nhiều trường cũng ở mức rất sốc. Theo công bố mới nhất kết quả kiểm tra Anh văn đầu ra cuối tháng 8 vừa qua của Trường CĐ Kinh tế đối ngoại, số SV đạt chỉ có 22 người. Trong khi số người không đạt theo danh sách được công bố trên website là 262 người ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, ngành tiếng Anh 126 người và các ngành còn lại 389 người...

Tại Trường ĐH Nha Trang, năm nay SV tốt nghiệp đúng hạn chỉ hơn 50% trong tổng số hơn 2.700. Trong đó chủ yếu là do tiếng Anh. Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM ở khóa gần nhất cũng chỉ khoảng 50% SV đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh.

Tin liên quan

  • Nghịch lý trình độ trung cấp phải thi chứng chỉ sơ cấp!
  • Thấy gì từ một bác sĩ thi lại ĐH ngành công nghệ thông tin?
  • Bộ Quốc phòng rà soát học viên dùng văn bằng 2 Trường đại học Đông Đô

Chủ đề