Chủ đề mang tính trọng tâm nhất mà kinh tế học nghiên cứu là gì?

2159 ngày trước 8651 lượt xem  in bài viết

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô

Đối tượng nghiên cứu của kinh tê học vĩ mô

Kinh tế học vĩ mô – Một phân ngành của kinh tế học- nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tê chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Nói cách khác: kinh tế học vĩ mố nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những ván đề kinh tế và xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế. lạm phát. thất nghiệp. cán cân thanh toán. sự phân phối nguồn lực và phân phối thu nhập cho các thành viên trong xã hội.

Như vậy đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô được thể hiện cụ thể như sau:

  • Nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia trước những vấn đề kinh tế xã hội cơ bản như: tăng trưởng kinh tế. lạm phát. thất nghiệp….
  • Kinh tế học vĩ mô cung cấp những kiến thức và công cụ phân tích kinh tế một cách khách quan tạo cơ sở để chính phủ của mỗi nước có sự lựa chọn đúng đắn trong hoạch định các chính sách kinh tế. Những kiến thức và công cụ phân tích này được đúc kết từ nhiều công trình nghiên cứu và tư tưởng của nhiều nhà khoa học kinh tế thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Ngày nay chúng càng được hoàn thiện và có thế mô tả chính xác hơn đời sống kinh tế vô cùng phức tạp của chúng ta.
  • Giải thích nguyên nhân nền kinh tế đạt được những thành công hay thất bại và những chính sách có thể nâng cao sự thành công của nền kinh tế.

Những quan tâm cơ bản của chính sách kinh tê vĩ mô

Một là:

Tại sao sản lượng và việc làm đôi khi giảm và làm thế nào có thể giảm bớt thất nghiệp ? Khồng nền kinh tế nào là không chứng kiến những quá trình thu hẹp hay mở rộng của chu kỳ kinh doanh. Thời kỳ đình trệ kinh tế sản xuất hàng hoá bị giảm sút. việc làm giảm. thất nghiệp tăng.

Chính phủ đã sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khoá. Chính sách tiền tệ để giảm bớt mức giao động của chu kỳ kinh doanh. Kinh tế học vĩ mô ngoài việc xem xét nguồn gốc gây ra nạn thất nghiệp dai dẳng và cao. còn quan tâm đến chẩn đoán và đề xuất những giải pháp có thể được làm dịu mâu thuẫn của thị trường lao động.

Hai là:

Nguyên nhân nào gây ra lam phát và tại sao lại có thế kiểm soát được lạm phát? Nền kinh tế thị trường dùng giá cả như một tiêu chuẩn so sánh để đo lường các giá trị kinh tế và hướng dẫn hoạt động kinh doanh. Trong thời kỳ giá cả tăng nhanh. tiêu chuẩn so sánh này mất hết giá trị. Mọi người mất hết phương hướng. 

Quá trình phân phối lại của cải do lạm phát nhiều khi đã cướp đi những thu nhập chân chính của người lao động. Sự thay đổi đột ngột của giá cả sẽ gây ra tính phi hiệu quả kinh tế. Kinh tế học vĩ mô đề cập đến vai trò đích thực của các chính sách tài khoá và tiền tệ. hộ thống tỷ giá hối đoái trong việc ổn định giá cả và kiẽm chế lạm phát.

Ba là:

Một quốc gia có thể đẩy mạnh được tốc độ tăng trưởng của mình như thế nào? Kinh tế học vĩ mô cũng quan tâm đến sự tăng trưởng bền vững của một quốc gia. Tăng nhanh tiềm lực sản xuất của một đất nước luôn luôn là yếu tố trọng tâm quyết định sự tăng lên của tiền lương thực tế và mức sống của nhân dân nước đó.

Trong số các tình thế khó xử của kinh tế vĩ mô. khó khăn nhất là phải lựa chọn giữa lạm phát thấp và thất nghiệp thấp. Các nhà kinh tế học vĩ mô thường có bất đồng lớn khi để xuất một giải pháp thích hợp trong lúc phải đối mặt với lạm phát cao. thất nghiệp tăng. Song với những hiểu biết cơ bản về kinh tế học vĩ mô. ít nhất cũng có thể giảm thiểu được những thiệt hại khi mà phải lựa chọn một con đường tốt nhất.

Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu

Một nước có thể có nhiều cách lựa chọn khác nhau tuỳ thuộc vào các ràng buộc của họ về các nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị – xã hội. Song sự lựa chọn đúng đắn nào cũng cần đến những hiểu biết sâu sắc về hoạt động mang tính khách quan của hệ thống kinh tế. Kinh tế học vĩ mô sẽ cung cấp và những kiến thức và cống cụ phân tích kinh tế đó.

Trong khi phân tích các hiên tượng kinh tế và mối quan hệ kinh tế quốc dân. kinh tế học vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích cân bằng tổng thể (general equilibrium) đo L. Walras (1834-1910) phát triển từ năm 1874 với tác phẩm: “Elements d’economic Politque Pure (1874-1877)”. Theo phương pháp này. kinh tế học vĩ mô khác với kinh tế học vi mô là xem xét cân bàng đồng thời của tất cả các thị trường của các hàng hoá và các nhân tố. xem xét đồng thời khả năng cung cấp và sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. từ đó xác định đồng thời giá cả và sản lượng cân bằng.

Ngoài ra. kinh tế học vĩ mô còn sử dụng các phương pháp phổ biến như: Tư duy trừu tượng. phân tích thống kê số lớn. mô hình hoá kinh tế…. Đặc biệt những năm gần đây và tương lai các mô hình kinh tế lượng vĩ mô sẽ chiếm vị trí đăc biệt quan trọng trong các lý thuyết kinh tế học vĩ mô hiện đại.

Giáo trình kinh tế học vĩ mô

Chủ đề