Theo quan điểm duy vật lịch sử bản chất con người là gì

Quan điểm duy vật lịch sử về khái niệm con người?

Quảng cáo

Quan điểm duy vật lịch sử về khái niệm con người

Con người vừa là một tồn tại mang bản tính tự nhiên vừa là một tồn tại mang bản tính xã hội. Bản tính tự nhiên và bản tính xã hội tồn tại trong mối quan hệ chi phối nhau, tác dộng lẫn nhau và được thể biện trong mỗi hành vi, mỗi hoạt động của con người.

- Phân tích nội dung của quan điểm trên

Tiền đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành, tồn tại và phát triển của con người chính là giới tự nhiên. Vì vậy, bản tính tự nhiên phải là một trong những phương diện cơ bản của con người, loài người. Cũng do vậy, việc nghiên cứu, khám phá khoa học về cấu tạo tự nhiên và nguồn gốc tự nhiên của con người là cơ sở khoa học quan trọng để con người hiểu biết vể chính bản thân mình, tiến đến làm chủ bản thân mình trong mọi hành vi và hoạt động sáng tạo ra lịch sử của nó, tức lịch sử nhân loại.

+ Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây :

Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Cơ sở khoa học của kết luận này đã được chứng minh bằng toàn bộ sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và khoa học tự nhiên, đặc biệt là học thuyết của Đácuyn về sự tiến hóa của các loài.

Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên cũng “là thân thể vô cơ của con người”. Do đó, những biến đổi của giới tự nhiên và tác động của quy luật tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp thường xuyên quy định sự tồn tại của con người và xã hội loài người, nó là môi trường trao đổi vật chất giữa con người và giới tự nhiên; ngược lại, sự biến đổi và hoạt động của con người, loài người luôn luôn tác động trở lại môi trường tự nhiên, làm biến đổi môi trường đó. Đây chính là mối quan hệ biện chứng giữa sự tồn tại của con người, loài người và các tồn tại khác của giới tự nhiên.

Tuy nhiên, con người không đồng nhất với các tồn tại khác của giới tự nhiên, nó mang đặc tính xã hội bởi vì mỗi con người với tư cách là “người” chính là xét trong mối quan hệ của các cộng đồng xã hội, đó là các cộng đồng: gia đình, giai cấp, quốc gia, dân tộc, nhân loại,... Vì vậy, bản tính xã hội nhất định phải là một phương diện khác của bản tính con người, hơn nữa đây là bản tính đặc thù của con người.

+ Bản tính xã hội của con người được phân tích từ các giác độ sau đây:

Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người thì không phải chỉ có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển của vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ lao động mà con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người. Đó là một trong những phát hiện mới của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhờ đó mà có thể hoàn chính học thuyết về nguồn gôsc loài người mà tất cả các học thuyết trong lịch sử đểu chưa có lời giải đáp đúng đắn và đầy đủ.

Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, loài người thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội. Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng do đó mà cũng có sự thay đổi tương ứng. Ngược lại, sự phát triển của mỗi cá nhân lại là tiền đề cho sự phát triển của xã hội. Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi con ngưòi chỉ tồn tại với tư cách là một thực thể sinh vật thuần túy mà không thể là “con người” với đầy đủ ý nghĩa của nó.

Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính nó. Vì thế, nếu lý giải bản tính sáng tạo của con người đơn thuần chỉ từ giác độ bản tính tự nhiên hoặc chỉ từ bản tính xã hội của nó thì đều là phiến diện, không triệt để và nhất định cuối cùng sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm trong nhận thức và thực tiễn.

Loigiaihay.com


Bài tiếp theo

Theo quan điểm duy vật lịch sử bản chất con người là gì

  • Quan điểm duy vật lịch sử về bản chất của con người? Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó.

    - Quan điểm duy vật lịch sử về bản chất của con người Theo C. Mác: “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.

  • Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân giữ vai trò gì đối với tiến trình lịch sử ? Tại sao? Từ hiểu biết về vai trò đó của quần chúng nhân dân có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào?

    - Khái niệm quần chúng nhân dân Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, khái niệm quần chúng nhân dân không đồng nhất với khái niệm “dân” trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, cũng không đồng nhất với khái niệm “công dân” trong luật học,...

  • Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Từ việc hiểu biết mối quan hệ đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? Cho ví dụ minh hoạ

    Khái niệm lực lượng sản xuất + Khái niệm lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người.

  • Theo quan điểm duy vật lịch sử, các cá nhân, đặc biệt là các vĩ nhân, lãnh tụ đóng vai trò gì đối với sự phát triển của lịch sử ?

    - Khái niệm cá nhân và vĩ nhân, lãnh tụ Khái niệm cá nhân dùng để chỉ mỗi con người cụ thế sống trong một cộng đồng xã hội nhất định và được phân biệt với những con người khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó.

  • Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

1. Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.

– Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên.

Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó.

Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên.

– Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người.

Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó.

Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là “một động vật có tính xã hội”, hoặc con người động vật có tư duy… Những quan niệm này đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.

– Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất.

“Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình – đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên:

“Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên“.

– Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người

Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

– Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau:

+ Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường; quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa… quy định phương diện sinh học của con người.

+ Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí.

+ Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người.

Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội.

– Mối quan hệ sinh học và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong đời sống con người như:

+ Nhu cầu ăn, mặc, ở;

+ Nhu cầu tái sản xuất xã hội;

+ Nhu cầu tình cảm;

+ Nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.

Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi con người là thống nhất.

Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật.

Nhu cầu sinh học phải được “nhân hóa” để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học.

Hai mặt trên thống nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành Con Người viết hoa, Con Người tự nhiên – xã hội.

Tìm hiểu luận điểm của C.Mác về bản chất con người và ý nghĩa trong phát huy nguồn lực con người Việt Nam hiện nay

Triết học mác - xit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người.

Theo quan điểm duy vật lịch sử bản chất con người là gì

Các Mác (1818-1883)

Trong quan niệm của triết học mác - xít, con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" (1).

Với quan niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người.

Ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá nhân là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó.

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mác - xit.

Kế thừa và quán triệt tư tưởng lý luận của C.Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người. Theo Người "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người" (2).

Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, con người xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: Quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời.

Con người trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm sức khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần...

Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, nhân tố quyết định thành công của cách mạng.

Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, chủ thể của lịch sử.

Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.

Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân hóa giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội. Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, có ý thức cộng đồng, tôn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội.

Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi dậy khát vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của Nhân dân”(3).

Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần sớm hiện thực hóa mục tiêu “đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (4).

ThS. Nguyễn Thị Duyên (Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa)

*Ghi chú:

[1]. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. [2]. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[3], [4]. Hội đồng Lý luận Trung ương, “Những điểm mới trong các Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”, Nxb Lý luận chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội - 2021, tr 83, 84; 27.

QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN

Con người là một thực thể tự nhiên mang bản chất xã hội, có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Từ khái niệm trên, dễ thấy, các phương diện cơ bản của con người gồm có bản tính tự nhiên và bản tính xã hội. » Xem thêm

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN 1. Con người và bản chất của con người: a. Khái niệm con người: Con người là một thực thể tự nhiên mang bản ch ất xã hội, có s ự th ống nh ất bi ện ch ứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Từ khái niệm trên, dễ thấy, các phương diện cơ bản của con ng ười g ồm có b ản tính t ự nhiên và bản tính xã hội. Ta sẽ đi vào phân tích hai bản tính trên: Bản tính tự nhiên của con người Bản tính xã hội của con người - Bản tính này cho thấy giới tự nhiên là tiền - Bản tính đặc thù của con người, phân biệt đề vật chất đầu tiên quy định sự hình thành con người với các tồn tại khác của giới tự tồn tại và phát triển của con người. nhiên, tạo tư cách “người” cho con người. - Hai giác độ phân tích bản tính tự nhiên của - Hai giác độ phân tích bản chất xã h ội của con người: con người: + Thứ nhất: Con người là kết quả của quá + Thứ nhất: Con người không những có trình tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nguồn gốc tự nhiên mà còn có có nguồn gốc nhiên. Điều này đã được chủ nghĩa duy vật xã hội, mà trước hết và cơ bản nhất là lao biện chứng và khoa học tự nhiên (đặc biệt là động. Nhờ lao động mà con người tách khỏi thuyết tiến hóa của Đác-uyn) chứng minh. loài động vật để phát triển thành người. + Thứ hai: Con người là một bộ phận của + Thứ hai: Ngoài mối quan hệ xã hội thì mỗi giới tự nhiên, và giới tự nhiên là “thân thể vô người chỉ tồn tại với tư cách là sinh vật thuần cơ của con người. Mối quan hệ biện chứng túy, không thể là con người với ý nghĩa đầy này thể hiện ở chỗ: đủ của nó. Mối quan hệ đó thể hiện ở chỗ: * Giới tự nhiên thay đổi thì con người cũng * Xã hội biến đổi thì mỗi con người cũng thay đổi theo. có sự thay đổi tương ứng. * Giới tự nhiên là môi trường trao đổi vật * Sự phát triển của mỗi cá nhân là ti ền đ ề chất của con người. cho sự phát triển xã hội. * Con người luôn luôn tác động và làm biến đổi môi trường tự nhiên. b. Bản chất con người: Ta sẽ so sánh quan niệm của các triết gia duy vật trước Mác và kể từ th ời Mác về bản chất con người: Quan điểm trước Mác Quan điểm kể từ thời Mác về bản chất con người về bản chất con người - Mang tính chất duy vật siêu hình. - Mang tính chất duy vật biện chứng. - Xem xét con người một cách phiến diện, cắt - Xem xét con người trong mối quan hệ với đứt mọi sự ràng buộc của con người với thế vạn vật xung quanh, không tách rời giới tự giới và ngược lại, gán con người vào thực thể nhiên, coi con người là đối tượng nghiên cứu trừu tượng, thần bí. của khoa học tự nhiên. - Tuyệt đối hóa phương diện tự nhiên của con - Vừa thừa nhận bản tính tự nhiên của con người, xem thường việc lý giải con người từ người, vừa lý giải con người từ giác độ quan phương diện lịch sử xã hội của nó. hệ lịch sử xã hội.
  2. Thông qua sự so sánh trên, ta thấy quan điểm kể từ thời Mác khắc phục được những hạn chế của quan điểm duy vật siêu hình. Từ đó, các nhà duy vật biện ch ứng đã góp ph ần kh ẳng định “ bản chất của con người chính là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Theo quan điểm duy vật biện chứng về bản chất xã hội của con ng ười thì s ự hình thành và phát triển của con người cùng những khả năng sáng tạo lịch sử của nó cần được tiếp cận từ giác độ phân tích và lý giải sự hình thành và phát tri ển nh ững quan h ệ xã h ội c ủa nó trong l ịch sử, trong đó gồm có quan hệ kinh tế, chính trị - xã hội. Vì vậy, giải phóng bản chất con người phải hướng vào giải phóng những quan h ệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nó, từ đó có thể phát huy khả năng sáng t ạo l ịch sử c ủa con người. Con người, xét từ giác độ bản chất xã hội của nó,là s ản ph ẩm c ủa l ịch s ử; l ịch s ử sáng tạo ra con người trong chừng mực nào thì con người sáng tạo ra lịch sử trong chừng mực đó. Đây là biện chứng mối quan hệ của con người với chính lịch sử của nó, đồng thời lại bị quy định bởi chính lịch sử đó. Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn và phát triển của nó, đồng thời con người cũng sáng t ạo ra l ịch s ử c ủa chính nó, th ực hiện sự phát triển lịch sử đó. Quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin về con người để l ại nh ững ý nghĩa quan trọng sau đây: - Không những lý giải con người từ phương diện bản tính t ự nhiên, mà còn phát hi ện ra bản tính xã hội của con người. - Phát huy năng lực sáng tạo lịch sử của mỗi con người, thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. - Muốn giải phóng con người phải là giải phóng những quan hệ kinh tế - xã hội. 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân: a. Khái niệm quần chúng nhân dân: Quần chúng nhân dân là cộng đồng xã hội co tổ chức, do nh ững cá nhân hay các t ổ ch ức chính trị lãnh đạo, được hình thành theo phương th ức liên kết nh ững con người cùng chung mục tiêu sáng tạo lịch sử, nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quần chúng nhân dân gồm những lực lượng cơ bản sau: - Thứ nhất: Người lao động sản xuất ra của cải vật chất và giá trị tinh th ần, là h ạt nhân cơ bản của công đồng quần chúng nhân dân. - Thứ hai: Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị áp b ức, bóc l ột, đ ối kháng với cộng đồng nhân dân. - Thứ ba: Những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. b. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử: Theo quan điểm duy vật lịch sử, quần chúng nhân dân là ch ủ th ể sáng t ạo chân chính ra lịch sử, lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử. Do đó, lịch s ử trước hết và căn b ản là lịch sử hoạt động của quần chúng nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời s ống kinh t ế - xã hội. Điều này được phân tích qua ba giác độ sau đây: - Thứ nhất: Quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản nhất trực tiếp s ản xuất c ủa c ải vật chất duy trì sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội.
  3. - Thứ hai: Quần chúng nhân dân là lực lượng trực tiếp hay gián tiếp sáng tạo ra các giá trị tinh thần của xã hội, phục vụ cho hoạt động của quần chúng nhân dân. - Thứ ba: Quần chúng nhân dân là lực lượng và động lực cho mọi cuộc cách mạng và các cuộc cải cách trong lịch sử. Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân không bao giờ có th ể tách r ời vai trò c ụ thể của mỗi cá nhân, đặc biệt là vai trò của các cá nhân ở v ị trí th ủ lĩnh, lãnh t ụ, hay ở t ầm vĩ nhân của cộng đồng nhân dân. Mỗi cá nhân là một chỉnh thể thống nhất, vừa mang tính cá biệt, vừa mang tính phổ biến; là chủ thể lao động, của mọi quan hệ sản xuất và của nhận thức, nh ằm th ực hiện ch ức năng cá nhân và chức năng xã hội. Và dấu ấn của họ trong quá trình sáng tạo lịch s ử tùy thuộc vào năng lực và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Trong tiến trình lịch sử, để lại những dấu ấn sâu sắc nhất là những vĩ nhân – những cá nhân kiệt xuất trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học, nghệ thuật, … Nh ững vĩ nhân luôn xuất hiện bất cứ khi nào nhiệm vụ lịch sử được đặt ra cho quần chúng nhân dân. Lý luận của Mác-Lênin về vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của nhân dân trong tiến trình lịch sử, có ý nghĩa phương pháp luận như sau: - Thứ nhất: Góp phần đánh đổ chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử nhận thức về động lực và và lực lượng sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người. - Thứ hai: Hướng dẫn các đảng cộng sản tổ ch ức xây dựng lực l ượng qu ần chúng nhân dân trong công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.