Theo em Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng

Theo em Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng
Theo em Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng
Bản đồ trận Chi Lăng – Xương Giang


Chiến thắng Chi Lăng
thuộc bài 16 trong chương trình. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất chống lại quân Minh của vua Lê Thái Tổ – Lê Lợi, cùng DINHNGHIA.INFO tìm hiểu thêm thông tin về trận đánh này nhé

Cuối năm 1427, vua nhà Minh xuống chiếu sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân từ Quảng Tây; Mộc Thạch mang 5 vạn quân từ Vân Nam sang tăng viện cho Vương Thông đang thua trận ở nước ta. Trước tình thế đó, Lê Lợi đã thuận theo kế sách của Nguyễn Trãi đó là vây hãm thành Đông Quan, đồng thời tiêu diệt viện binh ở những điểm xung yếu. Và chiến thắng Chi Lăng chính là một trong những điểm giao chiến thắng lợi của quân ta dựa theo kế sách đó.

Diễn biến Chiến thắng Chi Lăng

Diễn biến chiến thắng Chi Lăng trong chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang chính là những điểm ghi dấu ấn về sự anh dũng, mưu trí của nghĩa quân Lam Sơn trong việc đánh đuổi quân địch khỏi bờ cõi nước ta.

  • Lợi dụng Chi Lăng là một vùng núi hiểm trở, nếu dụ địch vào đó thì rất khó tìm được lối ra. Lê Lợi đã cử các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Văn Linh và Đinh Liệt phụ trách mai phục ở đây  để đón đánh đạo quân chủ lực do Liễu Thăng cầm đầu.
  • Trong khi đó, Lê Lợi chỉ đạo Trần Lựu đánh chặn Liễu Thăng chỉ được phép thua không được thắng, rồi giả thua chạy về Chi Lăng. Liễu Thăng tự đắc nên chỉ mang theo 100 quân kị binh tinh nhuệ với quyết tâm bắt sống Trần Lựu để tăng nhuệ khí cho đoàn viện binh.
  • Khi ngựa của đội quân Liễu Thăng bì bõm vượt qua đầm lầy thì có một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Ngay tức thì, những chùm tên bắn mai phục sẵn từ hai bên sườn núi lao vun vút vào cánh quân.
  • Quân địch tối tăm mặt mũi. Cầm đầu Liễu Thăng bị giết, toàn quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.
  • Quân địch khi đó vô cùng hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, đồng thời số còn lại rút chạy.

Tìm hiểu lược đồ của trận chiến

Việc học lịch sử đôi khi là một khó khăn khi chúng ta phải nhớ chính xác những sự kiện, những tình tiết lịch sử. Có một bí quyết để bạn có thể học sử dễ dàng hơn đó là việc học qua hình ảnh. Với diễn biến trận Chi Lăng, bạn có thể dựa vào lược đồ chiến thắng chi lăng để có thể ghi nhớ sâu sắc hơn những chiến công của quân ta.

Kết quả chiến thắng Chi Lăng

Kết quả chiến thắng chi lăng đó là tên tướng cầm đầu Liễu Thăng bị giết, hàng vạn quân giặc bị giết hoặc bỏ chạy, đánh dấu sự thất bại thảm hại của quân Minh trong trận chiến tại cửa ải Chi Lăng

Nguyên nhân chiến trắng của trận chiến

  • Quân ta chiến đấu thiện chiến, mưu trí đánh giặc dưới sự lãnh đạo tài tình  của Lê Lợi.
  • Địa thế Chi Lăng có lợi cho quân ta đồng thời quân ta phát huy được cách đánh phù hợp.

Ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng là gì?

Sự chiến đấu anh dũng, mưu trí đánh giặc của quân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Đồng thời địa thế hiểm trở của cửa ải Chi Lăng có lợi cho ta đã mang đến kết quả tốt đẹp của chiến thắng chi lăng. Với thắng lợi đó thì những ý nghĩa của chiến thắng này là gì?

  • Trận chiến Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ, đồng thời khiến quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.
  • Nước ta giành được hoàn toàn độc lập
  • Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và mở đầu thời Hậu Lê.

Kiến thức trong bài giảng chiến thắng chi lăng

Bài giảng chiến thắng chi lăng lớp 4 là một đơn vị kiến thức khá quan trọng yêu cầu học sinh nắm được nguyên nhân của trận chiến, những diễn biến cơ bản của trận chiến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này. Từ đó có thêm đánh giá sâu sắc hơn về tài năng, mưu trí của Lê Lợi cũng như tướng lĩnh, binh sĩ trong cuộc chiến đấu trường kỳ chống lại nhà Minh.

Nhận xét dấu mộc lịch sử chiến thắng chi lăng

Lịch sử của trận chiến này chính là một dấu ấn quan trọng trong chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang. Thắng lợi ở trận chiến tại cửa ải Chi Lăng đã đập tan mưu đồ cứu viện Đông Quan của nhà Minh tan vỡ, mở ra hàng loạt những chiến thắng tiếp theo. Kết quả sau cùng, trong chưa đầy 1 tháng, toàn bộ lực lượng viện binh của quân Minh đã bị đánh bại. Đây chính là một trong những yếu tố quyết định buộc Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và không xin phép triều đình Minh đã tự ý rút quân về nước, trả lại độc lập cho nước Việt Nam.

Từ thắng lợi đó, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi ở Đông Kinh (tức thành Thăng Long), dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông Kinh, lấy hiệu là Lê Thái Tổ, mở ra thời kỳ Hậu Lê hưng thịnh, hùng mạnh trong lịch sử dân tộc.

Trên đây là những thông tin quan trọng về chiến thắng chi lăng cùng với những ảnh hưởng lớn lao của sự kiện lịch sử này đối với sự ra đời của một triều đại mới. Việc nắm chắc những đơn vị kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm tình yêu, sự khâm phục và niềm tự hào với tình yêu dân tộc cũng như khí phách, mưu trí của những anh hùng giải phóng dân tộc của nước ta.

Theo em Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng

 Bài viết gồm 2 phần: 

  • Ôn tập kiến thức lý thuyết
  • Hướng dẫn giải các bài tập

A. Kiến thức trọng tâm

1. Cửa ải Chi Lăng và hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng

  • Chi Lăng là vùng núi đá hiểm trở, đường nhỏ hẹp, khe sâu, rừng cây um tùm.
  • Khi nhà Minh cai trị nước ta, Lê Lợi đưa quân bao vây Đông Quan, nhà Minh lo sơ đã cử hai đạo quân kéo sang phá vây.

2. Diến biến trận chiến Chi Lăng

  • Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân tiến đánh vào Lạng Sơn.
  • Đến cửa ải Chi Lăng bị kị binh ta ra chặn đánh và dụ cho đội kị binh địch trong đó có Liễu Thăng vào ải.
  • Khi ngựa chúng bì bõm vượt qua đầm lầy, một loạt pháo nổ như sấm ra hiệu. Lập tức hai bên sườn núi, những chùm tên bắn lao vun vút.
  • Địch tối tăm mặt mũi, Liễu Thăng bị giết, quân bộ theo sau của địch cũng bị ta phục kích tấn công.
  • Quân địch hoảng sợ, hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.

3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Chi Lăng

  • Nguyên nhân thắng lợi:
    • Quân ta anh dũng, mưu trí đánh giặc dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi
    • Địa thế Chi Lăng có lợi cho ta.
  • Ý nghĩa lịch sử:
    • Chiến thắng Chi Lăng đã khiến cho mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ. Quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước.
    • Nước ta hoàn toàn độc lập
    • Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, mở đầu thời Hậu Lê.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 46 – sgk lịch sử 4

Tại sao quân ta lại chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 46 – sgk lịch sử 4

Em hãy kể lại trận phục kích của quân ta tại ải Chi Lăng?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 46 – sgk lịch sử 4

Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn ?

=> Xem hướng dẫn giải

Chiến dịch Chi Lăng – Xương Giang là một loạt trận đánh diễn ra từ ngày 18 tháng 9 năm 1427[3][4] đến cuối tháng 10 năm 1427 [5] giữa nghĩa quân Lam Sơn người Việt do Bình Định vương Lê Lợi cùng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và nhiều tướng khác chỉ huy và 2 đạo quân gồm 15 vạn quân viện binh nhà Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy. Quân Lam Sơn đánh tan các cánh quân Minh, giết Liễu Thăng và nhiều tướng khác, Mộc Thạnh phải bỏ chạy.[6][7]

Chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang
Một phần của Khởi nghĩa Lam Sơn
Theo em Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng

Tranh vẽ lại trận đánh Chi Lăng năm 1427. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam tại TPHCM

Lê Lợi sai Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lãnh, Đinh Liệt, Lê Thụ[22][23] đem 1 vạn quân tinh nhuệ, 5 thớt voi, bí mật mai phục trước ở ải Chi Lăng[24] để đợi quân Minh.[25]

Quân Minh tiến đến cửa Pha Lũy, Trần Lựu giữ cửa Pha Lũy, thấy quân Minh đến, lui giữ cửa ải Lưu[26]. Quân Minh tiến đánh, Trần Lựu lại bỏ cửa Ải Lưu lui về đóng ở Chi Lăng, Liễu Thăng thừa thắng đuổi theo, đi đến đâu cũng không ai dám kháng cự, càng tỏ ra mặt kiêu ngạo.[20]

Lê Lợi lại sai người đến quân môn của Liễu Thăng xin lập Trần Cảo, Liễu Thăng nhận thư không thèm mở xem, cứ dẫn quân thẳng tiến. Trần Dong nói với Lý Khánh rằng: Chí của Thống binh kiêu lắm rồi, quân địch quyệt trá lắm, biết đâu chúng không làm ra thế yếu để dử ta; huống chi trong sắc thư dặn rằng Lê Lợi chỉ chuyên dùng cách mai phục mà thắng, ta không nên khinh địch, Lý Khánh bảo với Liễu Thăng, Liễu Thăng không hề để ý.[20]

Ngày 20 tháng 9 (10/10 dương lịch), quân Minh đánh ải Chi Lăng. Lê Sát, Lưu Nhân Chú mật sai Trần Lựu ra đánh rồi vờ thua chạy. Liễu Thăng đốc suất đại quân đuổi theo. Đến chỗ có phục binh, Lê Sát, Lưu Nhân Chú tung hết quân mai phục, bốn mặt đều nổi dậy xông vào đánh. Liễu Thăng bị trảm ở núi Mã Yên[27], có thuyết cho rằng Liễu Thăng bị quân Lam Sơn phóng lao đâm chết, hơn 1 vạn quân Minh bị giết.[25]

Trận Cần Trạm[28]Sửa đổi

Tì tướng quân Minh là Thôi Tụ, Hoàng Phúc thu nhập tàn quân, gượng tiến đến ải núi Mã Yên. Ngày 25 tháng 9, Lê Lợi sai Nguyễn Lý, Lê Văn An đem 3 vạn quân tới tiếp viện. Lê Sát, Lưu Nhân Chú tung hết quân ra đánh, chém tại trận Bảo Định bá Lương Minh, Binh bộ Thượng thư Lý Khánh tự tử...[29][30]

Trận Phố CátSửa đổi

Thôi Tụ nghĩ rằng thành Xương Giang chưa bị hạ, vẫn tiếp tục kéo quân về hướng thành Xương Giang. Lê Sát mở đường cho tiến, chờ đến chỗ phục binh, mới tung quân đón đánh.[31]

Trong trận Phố Cát,[32][33] Lê Sát, Lưu Nhân Chú lại đánh bại quân Minh, chém được hơn 2 vạn người, bắt được lừa ngựa, trâu bò, quân tư khí giới nhiều không kể xiết.[31][34]

Trận Xương Giang[35]Sửa đổi

Mùa đông, tháng 10, Lê Lợi sai Nguyễn Lý và Lê Văn An đem 3 vạn quân bao vây bốn mặt, lại dựng rào lũy ở tả ngạn sông Xương Giang để ngăn chặn. Quân Minh tuy thua nhưng còn đông và mạnh. Thôi Tụ dự tính vào thành Xương Giang[36] làm nơi trú quân để phối hợp với Vương Thông, nhưng khi tiến đến gần Xương Giang mới biết là thành đã bị quân Lam Sơn hạ. Thôi Tụ phải đóng quân ngoài cánh đồng Xương Giang tại nơi nay có thể là xã Tân Dĩnh (huyện Lạng Giang, Bắc Giang) và xung quanh, cách thành Xương Giang khoảng 3km, đắp lũy đất để phòng thủ. Lại cho quân bắn pháo làm hiệu để quân ở Đông Quan đến ứng cứu.[29][37]

Quân Minh đóng quân trong một vị trí mà phía nam là thành Xương Giang kiên cố; phía tây bắc, tây và tây nam là sông Thương; phía đông nam có sông Lục Nam; phía bắc, quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Lý, Lê Văn An, sau trận Phố Cát tiếp tục bám lưng đối phương. Quân Lam Sơn còn cử các đơn vị thủy quân lên bố trí trên sông Thương và sông Lục Nam.[25][37]

Lê Lợi bèn sai các quân thủy, bộ cùng tiến quân bao vây. Lại chia quân chặn hết các ải Mã Yên, Chi Lăng, Pha Lũy, Bàng Quan. Thôi Tụ và Hoàng Phúc muốn tiến cũng không được, muốn lui cũng không xong, bèn giả hòa, nhưng âm mưu định chạy vào thành Chí Linh. Lê Lợi biết được quỷ kế của chúng, kiên quyết khước từ không cho hòa.[25][38]

Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đứng đường vận chuyển lương thực của giặc, sai Lê Vấn, Lê Khôi đem 3 nghìn Thiết đột quân, 4 thớt voi chiến cùng với quân của Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyễn Lý, Lê Văn An tấn công.[25][38]

Sách Việt sử tiêu án viết rằng: Gặp lúc có mưa gió to, người và ngựa chỉ trông nhau không đi được bước nào; Vương [Lê Lợi] sai chư quân đến vây kín.[38]

Ngày 15, tháng 10, năm 1427, quân Minh đại bại, nghĩa quân chém chết hơn 5 vạn thủ cấp, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc và hơn 3 vạn người, thu được vũ khí, ngựa chiến, vàng bạc, vải lụa nhiều không kể xiết. Còn những kẻ chạy trốn thì trong khoảng không đến 5 ngày đều bị bọn chăn trâu kiếm củi bắt gần hết, không sót một ai.[25][38]

Thôi Tụ không chịu đầu hàng, Lê Lợi sai giết đi. Còn Hoàng Phúc vì trước đã nhậm chức Bố chính, hơi được lòng dân, không nỡ gia hại. Hoàng Phúc nhân xin tương kiến với Vương Thông để điều đình việc giảng hòa bãi binh.[25][38]

Đánh bại Mộc ThạnhSửa đổi

Tổng binh Vân Nam là Kiềm Quốc công Mộc Thạnh cùng với các tướng Lam Sơn là[39] Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lê Trung, Lê Khuyển cầm cự nhau ở Lê Hoa. Lê Lợi liệu tính rằng Mộc Thạnh tuổi đã già, từng trải việc đời đã nhiều, lại biết tiếng nghĩa quân từ trước, nhất định còn đợi xem Liễu Thăng thành bại ra sao chứ không nhẹ dạ tiến quân, bèn gởi thư mật, bảo Trịnh Khả, Lê Khuyển cứ đặt mai phục chờ đợi, chớ giao chiến vội. Khi quân Liễu Thăng đã bị thua, Lê Lợi sai lấy 1 chỉ huy và 3 thiên hộ của quân Minh mà ta bắt được, cùng những sắc thư, phù ấn của Liễu Thăng đưa đến chỗ quân Mộc Thạnh.[40]

Mộc Thạnh trông thấy rất hoảng sợ, trong phút chốc quân tan vỡ tháo chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả thừa thắng tung quân ra đánh, phá tan quân giặc ở Lãnh Câu[41] và Đan Xá, chém hơn 1 vạn thủ cấp, bắt sống hơn 1 nghìn người và hơn 1 nghìn con ngựa, còn bị chết đuối ở khu vực thì nhiều không kể xiết. Mộc Thạnh thì chỉ còn một mình một ngựa tháo chạy. Nghĩa quân thu được chiến khí, của cải, xe cộ nhiều hơn hẳn trận thành Xương Giang.[40]

An Nam truyện trong Minh sử chép: 沐晟軍至水尾, 造船將進, 聞通已議和, 亦引退, 賊乘之, 大敗 (Mộc Thạnh quân chí Thủy Vĩ, tạo thuyền tương tiến, văn Thông dĩ nghị hòa, diệc dẫn thoái, tặc thừa chi, đại bại)[42] nghĩa là "Mộc Thạnh kéo quân đến Thủy Vĩ,[43] làm thuyền bè, sửa soạn để chực tiến quân. Được tin Thông đã nghị hòa, Thạnh cũng rút lui. Địch thừa thắng đổ ra đánh. Thạnh thua to".[44] Theo Minh thực lục, ngày 14 tháng 12 năm 1427, Mộc Thạnh cùng thuộc hạ chạy tới Cao Trại, Thủy Vĩ thì bị quân Lam Sơn phục kích cả trên sông lẫn trên bờ, phải vất vả làm lại thuyền mới đi tiếp được.[45]

Lê Lợi đưa Hoàng Phúc đến thành Đông Quan, Vương Thông lo sợ, tập họp tướng sĩ bàn rằng: Thành không thể giữ được, mà đánh không thể thắng, không gì bằng toàn quân trở về Bắc. Bèn sai Sơn Thọ đưa thư cầu hòa, xin mở cho con đường về nước, Lê Lợi chấp thuận.[38]

Theo sách Đại Việt thông sử, trong chiến dịch này, công của Lê Sát đứng đầu các vị tướng.[46]

Kết quảSửa đổi

Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, đạo quân viện binh đông tới 10 vạn quân của nhà Minh đã bị tiêu diệt hoàn toàn ở Xương Giang. Bộ chỉ huy quân Minh bị chết trận hay bị bắt gần hết. Trong khi bao vây Xương Giang, quân Lam Sơn đưa tù binh của cánh quân Liễu Thăng lên báo tin cho Mộc Thạnh. Mộc Thạnh vội vàng cho quân rút chạy. Nghĩa quân dưới sự chỉ huy của Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đã truy kích tiêu diệt trên 1 vạn quân Minh, làm tan rã hoàn toàn cánh quân này. Như vậy, toàn bộ lực lượng viện binh của quân Minh đã bị đại bại. Kết quả này là một trong những nhân tố quan trọng khiến Vương Thông phải chấp nhận nghị hòa và không xin phép triều đình Minh đã tự ý rút quân về nước.

Trong văn họcSửa đổi

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) viết rằng:

Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế, Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu. Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong, Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn. ... Đánh một trận, sạch không kình ngạc, Đánh hai trận, tan tác chim muông. ... Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội, Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng. Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường, Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước...

Xem thêmSửa đổi

  • Khởi nghĩa Lam Sơn
  • Trận Xương Giang
  • Lê Lợi
  • Lê Sát
  • Liễu Thăng
  • Lưu Nhân Chú
  • Nguyễn Lý
  • Lê Văn An
  • Lê Khôi

Tham khảoSửa đổi

  • Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, dịch giả Viện Sử học Việt Nam.
  • Lê Quý Đôn (1977), Đại Việt thông sử, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội.
  • Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I), Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  • Minh sử, cuốn 154.
  • Lam Sơn thực lục, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1956, Dịch giả Mạc Bảo Thần.
  • Việt sử tiêu án, Tác giả Ngô Thì Sỹ, Nhà Xuất bản Văn Sử, 1991, Dịch giả: Hội Việt Nam Nghiên cứu Liên lạc Văn hóa Á Châu.
  • Đại Việt thông sử, Tác giả Lê Quý Đôn, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1976, dịch giả Ngô Thế Long.

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • Nghệ thuật đánh địch trong trận Chi Lăng - Xương Giang [1]
  • Nghĩa quân Lam Sơn thắng trận Chi Lăng - Xương Giang [2]
  • Trận Chi Lăng – Xương Giang bạt vía quân thù.

Chú thíchSửa đổi

  1. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư.
  2. ^ Lam Sơn thực lục
  3. ^ Ngày cánh quân Liễu Thăng vào địa giới.
  4. ^ a b c Âm lịch.
  5. ^ Ngày cánh quân Mộc Thạnh bị đánh bại.
  6. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993.
  7. ^ Đại việt thông sử, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1976.
  8. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, quyển X.
  9. ^ Phan Đại Doãn (2007), "Phong trào kháng chiến chống Minh và khởi nghĩa Lam Sơn", chương IX trong Trương Hữu Quýnh chủ biên (2007), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập I), Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
  10. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr. 88.
  11. ^ Lê Quý Đôn, sách đã dẫn, tr. 224.
  12. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 340, 341.
  13. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 340, 341, 342, 343.
  14. ^ a b c Lam Sơn thực lục, Nhà Xuất bản Tân Việt, quyển 2.
  15. ^ Minh sử, cuốn 154.
  16. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 345.
  17. ^ Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 345, 346, 347, 348.
  18. ^ a b c d e f Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 349.
  19. ^ Đê Vạn Xuân: tức đê Thanh Trì ngày nay.
  20. ^ a b c Việt sử tiêu án, Nhà Xuất bản Văn Sử, Phần Ngoại thuộc nhà Minh, 1991, bản điện tử.
  21. ^ Sách Lam Sơn thực lục chép: Giặc vốn khinh ta, cho người nước ta tính nhút-nhát, lâu nay vẫn sợ oai giặc. Nghe tin đại-quân đến, tất là khiếp sợ. Huống chi lấy mạnh lấn yếu, lấy nhiều thắng ít, là sự chi thường. Giặc nào phải không biết luận đến; thế thua được của đấy, đây; cơ tuần-hoàn của thời-vận. Vả chăng quân đi cứu-cấp, cần nhất phải cho mau-chóng. Quân giặc tất nhiên cố sức đi gấp đường. Tức như lời binh-pháp đã dạy: "Xô tới chỗ lợi mà ngày đi năm mươi dặm, tất quệ bậc thượng tướng". Nay Liễu Thăng sang đây đường sá xa xôi. Đem ba nghìn gái đẹp (?), khua chiêng, dóng trống, hẹn cùng đi bằng ngày; long quân khổ vì mệt-nhọc. Ta lấy thong-thả mà đợi quân mệt-nhọc, không có lẽ nào là không thắng.
  22. ^ Sách Việt sử tiêu án chỉ nói Lê Sát, Lưu Nhân Chú, có thể sách viết gọn.
  23. ^ Sách Đại Việt thông sử lại viết Lê Sát và Trần Nguyên Hãn, nhưng trong phần tiểu truyện Trần Nguyên Hãn thì ông không tham gia trận này.
  24. ^ Chi Lăng: là ải hiểm trở nhất trên con đường từ Pha Lũy đến Đông Quan, cách Pha Lũy khoảng 60 km, thuộc xã Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
  25. ^ a b c d e f g Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 350.
  26. ^ Ải Lưu: (nguyên văn thiếu chữ Lưu) cũng là cửa ải trên đường từ Khâu Ôn đến Chi Lăng, nằm ở khoảng Lạng Nắc, hoặc trên đó không xa lắm, vùng giáp giới hai xã Nhân Lý và Sao Mai, huyện Chi Lăng ngày nay.
  27. ^ Mã Yên: tên Nôm là núi Yên Ngựa, một hòn núi đá cao khoảng 40m so với mặt đất, chu vi 300m, nằm ở phía nam cánh đồng lầy lội, muốn qua phải bắc cầu mới đi được.
  28. ^ Khu thành cổ ở phía Đông Bắc làng Kép, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Thành được xây dựng từ đầu thế kỷ XV.
  29. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 350.
  30. ^ Lam Sơn thực lục, Nhà Xuất bản Tân Việt, 1956, cuốn 2.
  31. ^ a b Đại Việt thông sử, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1976, trang 79, 80.
  32. ^ Vùng đồi thấp nằm vào khoảng giữa Cần Trạm và thành Xương Giang, thuộc địa phận xã Xương Lâm, Lạng Giang, Bắc Giang.
  33. ^ Cần Trạm Phố Cát
  34. ^ Đại việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, trang 350, bản điện tử.
  35. ^ Phía bắc thành Xương Giang, đó là một vùng đồng ruộng và xóm làng rộng lớn gồm xã Tân Dinh (thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Hà Bắc ngày nay) và xung quanh, cách Xương Giang 3 km.
  36. ^ Xương Giang hay sông Sương là một tên gọi cũ của đoạn sông Thương chảy qua khu vực Chi Lăng, Hữu Lũng, Lạng Giang.
  37. ^ a b Việt sử tiêu án, Nhà Xuất bản Văn Sử 1991, Phần Ngoại thuộc nhà Minh, bản điện tử.
  38. ^ a b c d e f Việt sử tiêu án, Nhà Xuất bản Văn Sử 1991, Phần Ngoại thuộc nhà Minh, bản điện tử.
  39. ^ Sách Lam Sơn thực lục chép là Lê Khải, Lê Trung, Lê Đại.
  40. ^ a b Đại Việt sử ký toàn thư, Nhà Xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, 1993, bản điện tử, trang 351.
  41. ^ Lãnh Câu và Đan Xá là hai địa điểm gần cửa ải Lê Hoa.
  42. ^ Minh sử: quyển 321, liệt truyện 209 đệ, ngoại quốc nhị: An Nam
  43. ^ Thuộc tỉnh Lào Cai.
  44. ^ “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục: Chính biên, quyển XIV”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2016.
  45. ^ “Entry”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2016. Truy cập 5 tháng 2 năm 2018.
  46. ^ Đại Việt thông sử. Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin, 1976, trang 240.