Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

BÀI 1. TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ

1. Khái niệm

- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: lòng yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, hiếu học, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống,...

2. Ý nghĩa

- Hiểu biết và tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.

3. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ

- Chúng ta cần tìm hiểu để tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ mình, từ đó, có những việc làm phù hợp với khả năng để phát huy truyền thống

Theo em, vì sao chúng ra nên tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình

Các câu hỏi tương tự

MỘT GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG
TRONG NGÀNH Y

     Cố Giáo sư Tôn Thất Tùng (1912 – 1982) là bác sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước. Ngoài công trình được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Pa-ri (Pháp), ông còn để lại 123 công trình khoa học khác trong y văn thế giới. Ông là người có công lớn trong việc đào tạo đội ngũ các thầy thuốc có y đức, giỏi chuyên môn.

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Cố giáo sư Tôn Thất Tùng.

     Ba người con của Giáo sư Tôn Thất Tùng là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư, Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách (1946 – 2004) là chuyên - gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới; được phong Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sĩ Viện Hàn lâm Ngoại khoa Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Niu-oóc (New York) - Mỹ, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Ô-đéc-xa, U-crai-na (Odessa, Ukraine).

     Gia đình Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đỉnh y đức, nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thế nào qua thông tin trên?

- Truyền thống của gia đình giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện: Ba người con của Giáo sư đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y. Là gia đình nổi tiếng trong lịch sử y học của Việt Nam và thế giới.

b. Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ?

- Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ là: nghề giáo viên, nghề làm gốm, nghề đúc đồng, nghề làm quạt giấy, nghề đi biển, nghề làm mộc....

c. Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình và phát triển, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được mọi người trong một gia đình, dòng họ thực hiện.

1. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Một số truyền thống điển hình của gia đình, dòng họ: hiếu học, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống,...

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nghề đan nón truyền thống ở xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.

@1231726@

LÀM GIÀU TỪ NGHỀ LÀM CỐM TRUYỀN THỐNG

     Kế thừa nghề làm cốm của gia đình, khi lớn lên chị Huỳnh Thị Tuyết Nga ở xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định quyết định chọn nghề làm cốm truyền thống để lập nghiệp. Chị Nga đã mở rộng quy mô sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng; đồng thời, tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Chị Huỳnh Thị Tuyết Nga đang kiểm tra lại các sản phẩm bánh cốm trước khi xuất bán ra thị trường. (Nguồn: TTVH-TT-TT huyện Phù Cát)

     Đến nay, nghề cốm truyền thống của gia đình chị Nga đã xây dựng được thương hiệu nổi tiếng mang lại thu nhập cho gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhiều người ở địa phương.

*Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm?

- Theo em, chị Nga thành công trong nghề làm cốm vì đây là nghề truyền thống của gia đình chị, từ xa xưa chị đã học hỏi và tiếp thu được những kinh nghiệm nhất định về nghề cốm. Do đó, khi theo nghề làm cốm, chị dễ dàng thành công hơn so với các nghề khác.

b. Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? 

- Truyền thống gia đình, dòng họ mang lại cho mỗi chúng ta thêm những kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là thời đại ngày nay.

Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Làng nghề làm hương truyền thống Quảng Phú Cầu (Hà Nội).

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

@1231805@@1231877@

*Tình huống 1

     Tiến sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, từ bao đời nay đều có người học giỏi, đỗ đạt cao, một số người là tiến sĩ, nhiều người là cử nhân đại học, đang công tác ở nhiều nơi trên đất nước. Tự hào về dòng họ của mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ minh. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.

Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào?

- Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ: Được sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học nên Tiến luôn quyết tâm phấn đấu học giỏi. Từ lớp 1 -> 6 Tiến luôn chăm chỉ học và đạt học sinh xuất sắc.

*Tình huống 2

      Yến sinh ra trong một gia đình làm nghề dệt chiếu cói truyền thống. Đời cụ, đời ông, đời bố và các cô, chú, bác của Yến đều có người theo nghề này. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình, Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời trước. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường phụ giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói. Tiếp nổi bố mẹ, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.

Yến đã làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình?

-  Để giữ gìn nghề truyền thống gia đình, Yến đã hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình mình, phụ giúp bố mẹ và làm quen về cách dệt chiếu cói => quyết định đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình.

Chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình trong cuộc sống bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi; không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

Theo em tại sao chúng ta nên tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nhóm các bạn trẻ đưa hát Xẩm đến gần hơn với giới trẻ.

Hướng dẫn GiảiSBT GDCD 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình dòng họ chi tiết, đầy đủ nhất, bám sát nội dung bộ SGK Chân trời sáng tạo, giúp các em học tốt hơn.

A. CỦNG CỐ

Bài tập 1: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ

Trả lời:

Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ bảo vệ, tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ:

Giúp ta có thêm kinh nghiệm, sức mạnh trong cuộc sống

Làm phong phú truyền thống bản sắc dân tộc Việt Nam

Bài tập 2: Hãy nêu một bài biểu hiện đúng và chưa đúng của việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ

Trả lời:

Biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ:

Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam.

Sưu tầm những món ăn, trang phục dân tộc độc đáo.

Tìm hiểu, giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Biểu hiện không đúng của việc tự hào về truyền thống gia đình dòng họ:

Bình chê nghề làm đồ gốm truyền thống của gia đình là nghề lao động vất vả, tầm thường.

Chê bai nhạc chèo, điệu múa dân tộc cổ truyền

Bài tập 3: Có ý kiến cho rằng" Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp". Em có đồng tính hay phản đối ý kiến đó? Tại sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến đó. Những truyền thống tốt đẹp của gia đình cũng có thể xuất phát từ: truyền thống cần cù, chịu thương chịu khó, yêu nước,..... đó là những truyền thống mà không một gia đình nào là không có

Bài tập 4:

Câu 1. Tiếp nổi, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ là thể hiện

A. thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. lí do phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 2. “Tiếp nổi, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ” là câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi nào dưới đây?

A. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

B. Cho biết ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

C. Cho biết cách rèn luyện để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

D. Cho biết nguyên nhân phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Câu 3. Trong những hành vị dưới đây, hành vị nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Giữ gìn mọi thói quen, cách làm cũ của gia đình, dòng họ

B. Xoá bỏ các hủ tục lạc hậu của gia đình, dòng họ

C. Tự ti vì gia đình không có ai học hành cao

D. Chê bai những thói quen không tốt của gia đình, dòng họ

Câu 4. Trong những hành vi đưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Chỉ làm theo cách mà ông bà, cha me đã làm

B. Bảo vệ và giữ gìn mọi thói quen cũ của gia đình, dòng họ

C. Không muốn theo nghề của gia đình vì cho rằng đó là nghề tầm thường

D. Thay đổi cách làm để những truyền thống của gia đình, dòng họ ngày càng được phát triển

Câu 5. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào không góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Nói và làm những việc theo ý thích của mình, không quan tâm đến danh dự của gia đình, dòng họ

B. Xoá bỏ các thói quen xấu của gia đình, dòng họ

C. Không coi thường thanh danh của gia đình, dòng họ

D. Tự hào về những truyền thống đạo đức của gia đình, dòng họ

Câu 6: Minh luôn cố gắng học tập để xứng đáng với truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Việc làm của Minh cho thấy Minh là người:

A. Biết phát huy truyền thống của dòng học

B. Bảo thủ, lạc hậu

C. Coi thường truyền thống gia đình

D. Làm tổn hại đến truyền thống của dòng họ

Trả lời:

Câu 1: C

Câu 2: A

Câu 3: A

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: A

B. Luyện tập

Bài tập 5: Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi:

1. Trang là con út trong một gia đình ở nông thôn. Nhiều đời nay, trong dòng họ của Trang không có ai đỗ đạt hay làm chức vụ gì quan trọng. Trang thấy không có gì để tự hào về dòng họ của mình.

2. Gia đình Giàng A có truyền thống làm thẩy mo, thấy cúng. Vì vậy, Giàng A thường xuyên nghỉ học để giúp cha mình đi cúng chữa bệnh cho mọi người,

3. Bố mẹ Long đều là tiến sĩ và đảm đương những chức vụ quan trọng ở cơ quan. Long rất hãnh diện với bạn bè. Cậu cho rằng bổ mẹ mình thành đạt như vậy sau này thừa sức lo cho con cái, mình chẳng cần phải học hành làm gì cho vất vả.

Câu hỏi:

Em đồng tình hay phản đối việc làm của Trang, Giàng A, Long trong thông tin trên? Vì sao?

Em hãy nêu một số biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ?

Nếu là bọn của Trang, Giàng A và Long, em sẽ khuyên các bạn điều gì để thể hiện đúng đắn lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

Trả lời:

+ Em phản đối việc làm của Trang, Giàng A, Long trong thông tin trên. Những hành vi trên là những hành vi không tôn trọng, giữ gìn nét đẹp, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Chúng ta cần phải thấy biết ơn, coi trọng và tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.

+ Biểu hiện của việc phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và những tập tục lạc hậu cần xoá bỏ như:

Bỏ tục tảo hôn sớm

Học tập tốt , rèn luyện tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, đồng thời phát huy truyền thống yêu nước như lời Bác Hồ dạy!

Tự hào về những truyền thống của gia đình, dân tộc

Vừa biết cách giữ gìn vừa biết cách phát huy những truyền thống, làng nghề gia đình, dân tộc

+ Nếu là bạn của Trang, Giàng A và Long, em sẽ khuyên các bạn;

Với Trang: Gia đình nào cũng có truyền thống tốt đẹp chính vì thế Trang không nên có suy nghĩ rằng dòng họ Trang không có gì tự hào vì đơn giản những truyển thồng tốt đẹp như chăm chỉ, sống trong sạch thiện lương cũng là một truyền thống tốt đẹp. Trang nên học hành thật tốt để có thể phát huy cũng như để dòng họ mình có thêm những truyền thống tốt đẹp hơn

Với Giàng A. bạn việc cứu giúp người khác khi hoạn nạn là rất đáng quý nhưng Giàng An không nên thường xuyên nghỉ học như vậy. Việc học vẫn là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi đứa trẻ. Bạn có thể tranh thủ những lúc rảnh rỗi để giúp đỡ gia đình và những người xung quanh

Với Long, bạn không nên tự phụ như vậy, bạn cần trân trọng những gì đang có và cần không ngừng học tập phấn đấu hơn nữa để có thể phát huy những truyền thống ý nghĩa của gia đình

C. VẬN DỤNG

Bài tập 6: Em hãy viết khoảng 10 dòng giới thiệu về một tấm gương giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mà em cảm phục. Em học tập được điều gì từ tấm gương đó.

Trả lời:

Anh Nam sinh ra ở tại Hà Nội, bố mẹ anh là chú em và là viên chức nhà nước. Từ nhỏ, anh Nam đã bộc lộ mình là người có khả năng nhanh nhạy, biết cách học và nỗ lực, kiên trì rèn luyện. Cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình nên ngày càng phát huy được ưu điểm của bản thân, đặc biệt là khả năng học tiếng anh. Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo tham gia nhiều cuộc thi cấp thành phố. Năm lớp 9, anh đã đạt thành tích Toeic cao, đến năm lớp 12 đạt điểm IELTS 8.0. Anh học giỏi và rất tốt bụng, thường bổ trợ, dạy em môn tiếng Anh. Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu, cả gia đình em rất tự hào về anh.

Bài tập 7: 4 nhóm HS hãy vẽ và thuyết trình ngắn gọn ứng với 4 câu tục ngữ sau:

Đói cho sạch rách cho thơm

Chị ngã em nâng

Trên kính, dưới nhường

Học ăn, học nói, học gói, học mở

Trả lời:

Ví dụ:

“Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.